TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA.
Qua phân tích thực trạng của thương mại-dịch vụ nước ta trong những năm đoỏi mới ta thấy thương mại-dịch vụ nước ta đã có những đóng góp
không nhỏ vào GDP và nâng cao đời sống và mức hưởng thụ của người dân.
Tuy nhiên trong thời kỳ đầu những sai lầm, thiếu sót là không tránh khỏi. Vậy
nghuyên nhân của thành tựu và các vấn đề tồn tại là do đâu?
1.Những thành tựu đạt được bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu
sau:
Một là, đường lối và những thành tựu đạt được nhờ công cuộc đổi mới đax khơi dậy trí sáng tạo của nhân dân ta, dưới sự phát triển mạnh mẽ của lược lượng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân , gia tăng thu nhập và mức
tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, từ đó thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa , gia tăng xuất nhập khẩu.
Hai là những sự thay đổi mới cơ bản về quan điểm như đặt đúng vị trí
của sản xuất hàng hoá , lưu thông phân phối ,phát triển kinh tế nhiều thành phần , xoá bỏ bao cấp và tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” xoá bỏ chế độ “ độc
quyền , ngoại thương” ,đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội
nhập nền kinh tế khu vực và thế giới ... đã giải phóng tư tưởng và lượng sản
xuất , làm cho hoạt động thương mại cả thị trường trong nước lẫn trong hoạt động xuất, nhập khẩu trở nên sống động, hiệu quả hơn.
Ba là, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá , đa phương hoá đã đẩy lùi chính sách bao vây, cô lập nước ta. Tạo dựng khuôn khổ pháp lý
quốc tế, mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó dó điều kiện thuận lợi để tăng cường xuất nhập khẩu, giao lưu kinh tế.
Những tồn tại yếu kém bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Một là, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn rất thấp, thu nhập của các
tầng lớp dân cư còn rất hạn hẹp, nông dân chiếm tỷ lán trng cơ cấu dân cư nhưng thu nhập lại rất thấp, khoảng cách về thu nhập so với dân đô thị ngay
càng doãng ra (chênh lệch, theo tổng cục thống kê, năm 1994 là 2.6 lần năm
1997 là 2.7 lần; theo đánh giá của ngân hàng thế giới năm 1990 là 5 lần, năm
1997 là 8 lần) do đó sức mua hạn chế. Hơn nữa trong 5 năm sau (1996-2000) tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, nước ta lại chị tác động không nhỏ
của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu... Toàn bộ
tình hình đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng của hoạt động
thương mại , cơ xấu xuất nhập khẩu
Hai là, nước ta phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chuyển
giới chỉ mới trong vọng10 năm nhiều vấn đề rất mới mẻ, do đó không thể
tránh khỏi những lúng túng, bị động. Cũng vì lẽ đó đã nẩy sinh những nhận
thức khác nhau về nhiều vấn đề như: làm thế nào phát huy vai trò chủ đạo của thương nghiệp quốc doanh ? nên nhấn mạnh chủ trương hương theo xuất khẩu
hay thay thế nhập khẩu? Thế nài là nền kinh tế “độc lập tự chủ”? có hội nhập
hay không hoặc có hội nhập như thế nào? Làm thế nào để vừa hội nhập, vừa
bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa? Chấp nhận cạnh
tranh hay bảo hộ? Bảo hộ ngành nào? Bằng cách nào? Bao lâu? ưu tiên cho
ngườitiêu cung (thực chất là toàn xã hội) hay người sản xuất? Cơ chứ chính
sách còn thiếu và có nhiều sự chồng chéo, mâu thuẫn...
Ba cơ cấu xuất khẩu lạc hậu còn chịu ảnh hưởng của cơ cấu đầu tư và
hiệu quả sản xuất. Vừa qua, cơ cấu đầu tư về nhiều mặt chưa hợp lý, kém hiệu
quả, chưa hướng mạnh vào nhu ccầu của thị trường thế giới mà còn nặng về
thay thế nhập khẩu, chưa chuyển mạnh sang hướng “ sản xuất và xuất khẩu cái
thị trường cần”, hiệu quả sản xuất,năng xuất, chất lượng còn thấp, không đủ
sức cạnh tranh, không những trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Tâm lý và yêu cầu bảo hộ cao trên diện rộng ngại cạnh tranh
càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Sự đầu tư trực tiếp cho hoạt động thương mại rất hạn hẹp