Giải pháp đối với nhà trường

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận trong học tập của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà nội (Trang 57 - 70)

Đối với chính sách của nhà trường tổ chức thi phải nghiêm túc, đúng quy chế và phù hợp. Cần nghiêm túc xử lý người coi thi và người vi phạm quy chết học tập. Thường thì người coi thi không bị xử phạt hoặc bị kỷ luật nhẹ. Điều này không đủ tính răn de và dần dần “nơi lỏng” kỷ cương. Theo ý kiến của Đại tá Trần Xuân Tịnh- Giám đốc Học viện Biên phòng: Trách nhiệm là của giám thị và Hội đồng tuyển sinh. Ông phát biểu: “ Giải pháp để giải quyết có hiệu quả hiện tượng trên là vấn đề con người. Làm sao phải gắn kết được trách nhiệm của giám thị với công việc này đạt hiệu quả cao nhất; gắn kết được trách nhiệm của Hội đồng tuyển sinh và các Hội đồng tuyển sinh có liên quan với nhau trong việc xét tuyển nguyện vọng 2,3 đảm bảo được tính khách quan và công bằng nhất…”Nhà trường phải tìm hiểu các cách gian lận trong học tập của sinh viên do càng ngày cách sinh viên học sinh sử dụng để gian lận ngày càng tinh vi và nhiều cách. Sinh viên không chỉ đơn giản là mở tài liệu, chép bài bạn hay nhờ

thi hộ nữa mà họ còn sử dụng nhiều công nghệ tinh vi, hiện đại để qua được bài thi. Ngoài ra, nhà trường phải kết hợp với phụ huynh, phản ánh kịp thời kết quả cũng như thái độ học tập của sinh viên.

Thực tế cho thấy, sinh viên không thể hoặc không cần gian lận trong học tập nếu tổ chức học tập và học tập nghiêm túc, hợp lý. Để làm tốt vấn đề này cần phải: Lấy người học làm trung tâm, tăng cường tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Điều này giúp người học chủ đông được kiến thức và vì thế họ không cần phải gian lận trong học tập. Để làm được điều này nhà trường phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Thầy cô giáo phải có nhiều cách tiếp cận bài giảng khác và nhà trường cần trang bị thêm trang thiết bị và đồ dung để tạo điều kiện tốt hơn cho giảng viên và sinh viên. Không chỉ nên đổi mới trong việc học tập và giảng dạy, nhà trường nên đổi mới cả hình thức kiểm tra bài. Có thể kiểm tra thành những bài thi nhỏ bất ngờ để người học có ý thức hơn và học bài kỹ hơn mỗi khi về nhà. Một cách khác thi truyền thống đó là thi qua các tình huống thực tế. Mặc dù hình thức thi như vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả học tập và kỹ năng của sinh viên sẽ được nâng cao hơn.

Áp dụng công nghệ trong việc chống gian lận cũng đã được đề xuất. Điểm hình là nhà trường có thể lắp đặt camera để giám sát thí sinh trong phòng thi. Trong một bài báo của VN Express: “Lắp camera chống gian lận học tập” (7/6/2012) đã đưa ra một số ý kiến như sau:

- Các phòng thi được trang bị camera theo dõi, các camera này được truyền hình trực tiếp tại một website chung, mọi người có thể truy cập vào website này để theo dõi trực tiếp mọi hành động của cán bộ coi thi, của thí sinh. Mọi sai sót, gian lận sẽ bị phát hiện và xử lý không sót một trường hợp nào.

- Camera được trang bị theo các cấp độ phòng thi, trường thi, khu vực thi và toàn quốc.

- Các phòng thi, hội đồng thi tiêu chuẩn được chọn kỹ lưỡng chứ không phải tất cả các phòng học trên cả nước đều trang bị camera.

-Các phòng thi tiêu chuẩn được sử dụng cho tất cả các kỳ thi khi mức độ yêu cầu giám sát được quan tâm và đạt chuẩn theo quy định.

CHƯƠNG 6: HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế như sau:

- Do không có đủ nhân lực nên chúng tôi chỉ có thể pháp bảng hỏi cho một số lượng ít sinh viên ( khoảng 250 sinh viên) chính vì vậy chỉ nghiên cứu được trong một mẫu nhỏ.

- Mới chỉ nghiên cứu được sinh viên của hai trường đại học là Kinh Tế Quốc Dân và Thương Mại vì vậy không thu được các biến ngẫu nhiên. Vì lý do thời gian nên chưa thể phát bảng hỏi tới sinh viên năm thứ 4.

- Gian lận trong học tập rộng hơn gian lận trong học tập do gian lận trong học tập không chỉ là gian lận trong giờ kiểm tra mà hình thức gian lận khi làm các bài tập được giao cũng được coi là gian lận trong học tập. Điển hình của việc này chính là hành vi sao chép bài trên mạng hay bài của người khác làm bài của mình. Mặc dù vậy, số liệu của nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào gian lân trong học tập mà thôi.

Các hạn chế này sẽ được chúng tôi khắc phục trong thời gian nghiên cứu và các nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận:

1. Nhìn chung thì sinh viên ở Hà Nội hầu như ai cũng có hành vi gian lận trong học tập chỉ khác là có người làm nhiều mà có người thì làm ít hơn.

2. Theo như những gì nhóm nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát được thì sinh viên giữa các ngành học khác nhau dều có mức độ gian lận như nhau

Còn 1 điều thú vị là những học sinh giỏi toán thì có xu hướng gian lận ít hơn trong khi những học sinh giỏi về các môn xã hội lại có xu hướng gian lận nhiều hơn.

3. Các yếu tố có ảnh hưởng đến gian lận là:

Các yếu tố như áp lực học tập, Ý thức học của sinh viên và khả năng làm chủ những kiến thức mình học khiến cho sinh viên gian lận nhiều hơn

Còn các yếu tố khác như cảm thấy việc gian lận làm mất giá trị học tập, tự tin về kiến thức của bản thân, muốn có sự công bằng trong học tập, không biết gian lận và sợ bị phát hiện thì lai giúp làm giảm

Chương 7: Phụ lục

Các trường đại học và học viện có khối ngành kinh tế trên đia bàn Hà Nôi

Tên chính thức Chuyên ngành Ngày thành

lập Địa bàn Loại hình

1. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Kinh tế, kinh doanh,

quản trị 1974

Quận Cầu

Giấy Công lập

2. Trường Đại học

Thăng Long Đa ngành 1988

Quận Thanh Xuân

Tư thục

3. Trường Đại học

Đại Nam Đa ngành 14/11/2007

Quận Hà

Đông Tư thục

4. Trường Đại học

Dân lập Đông Đô Đa ngành 1994

Quận Hoàn Kiếm Tư thục 5. Trường Đại học Hòa Bình Đa ngành 28/02/2008 Quận Thanh Xuân Tư Thục 6. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đa ngành 6/1996 Quận Hai

Bà Trưng Tư thục

7. Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Kinh tế 1974 Quận Cầu

Giấy

Tên chính thức Chuyên ngành Ngày thành

lập Địa bàn Loại hình

Quốc gia Hà Nội

8. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Kinh tế - Kỹ thuật 11/9/2007 Quận Hai

Bà Trưng Công lập

9. Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân Kinh tế 25/11/1956

Quận Hai

Bà Trưng Công lập

10. Trường Đại học

Lao động - Xã hội Kinh tế lao động 31/1/2005

Quận Cầu

Giấy Công lập

11. Trường Đại học

Ngoại thương Kinh tế đối ngoại 15/10/1960

Quận

Đống Đa Công lập

12. Trường Đại học

Nguyễn Trãi Đa ngành 05/02/2008

Quận Ba

Đình Tư thục

13. Đại học Quốc

gia Hà Nội Đa ngành tổng hợp 1945

Quận Cầu

Giấy Công lập

14. Trường Đại học

Phương Đông Đa ngành 1994

Quận Cầu

Giấy Tư thục

15. Trường Đại học

Thương mại Kinh tế 1960

Quận Cầu

Tên chính thức Chuyên ngành Ngày thành

lập Địa bàn Loại hình

16. Học viện Kỹ

thuật Quân sự Kỹ thuật Quân sự 28/10/1966

Quận Cầu Giấy Đại học Quân sự 16. Học viện Ngân hàng Kinh tế ngân hàng 1961 Quận Đống Đa Công lập 17. Học viện Ngoại giao

Quan hệ Quốc tế, Luật QT, Kinh tế QT, Ngoại ngữ QHQT

17/6/1959 Quận

Đống Đa Công lập

18. Học viện Nông

nghiệp Việt Nam Đa ngành 1956

Huyện Gia Lâm Công lập 19. Học viện Tài chính Tài chính 1963 Huyện Từ Liêm Công lập 18. Viện Đại học Mở Hà Nội Đa ngành 1993 Quận Hai Bà trưng Công lập 19. Trường Đại học FPT Kĩ sư CNTT, QTKD

& Tài chính ngân hàng2006

Quận Cầu

Thực trạng:

Nhưng không phải ai cũng đều có kết quả học tập tốt, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên. Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là sự tự tin trong học tập của mỗi sinh viên. Tự tin không chỉ giúp sinh viên học tập tốt hơn mà còn giúp họ thành công hơn trong tương lai. Người có sự tự tin đích thực chính là người thực sự tin vào chính mình trong các họat động, trong việc đưa ra các quyết định và cả những họach định trong tương lai.Hơn nữa, sự tự tin còn thể hiện ở chỗ cá nhân ấy sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách, bình tĩnh chấp nhận thách đố và biết cách thích nghi với những thay đổi mà cuộc sống mang lại. Tự tin còn có nghĩa bạn phải hiểu mình là ai, ý thức điểm mạnh và điểm yếu của mình. Vững tin và xác lập giá trị của mình. Nói vui như ngôn ngữ quảng cáo "Có thể bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn". Suy cho cùng, tự tin chính là cách bạn nhìn nhận, đối diện và ứng xử với tất cả những vấn đề trong cuộc sống bằng thái độ của chính bạn. Chẳng hạn khi được giao một công việc mới đầy khó khăn, người tự ti sẽ nghĩ: chắc mình không làm nổi, từ chối vậy. Người tự tin nghĩ khác: mình sẽ phải làm được, tại sao không? Có thể thất bại nhưng nếu không làm thì mình chẳng bao giờ có cơ hội thành công. Tự tin trong học tập chính là việc bạn dám nói lên những điều mình chưa biết. Nó không chỉ giúp bạn sẽ hiểu bài nhanh hơn mà còn giúp bạn có khả năng nắm bắt nhanh hơn mọi kiến thức về mọi mặt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Franklyn-Stroke, A. & S.E.Newstead (1995). Undergraduate cheating: Who does that and why? Studied in Hgher Education

Lawson, R.A. (2004). Is classroom cheating related to business Student’s propensity to cheat in the “real world”? Journal of business Ethic

Mikaela Bjorklund & Claes-Goran Wenestam (1999). Academic cheating: frequency, methods, and causes. Paper presented at the European Conference on Educational Research, Lahti, Finland 22-25 September 1999.

DonaldL. McCabe, Linda Klebe Trevino & Kenneth D. Butterfield (2001). Cheating in Academic Institution: A Decade of Research. Ethics & Behavior, Roig, Miguel; Caso, Marissa (2005) Lying and Cheating: Fraudulent Excuse Making, Cheating, and Plagiarism

Lawson, R. A.: 2004, ‘Is Classroom Cheating Related to Business Students’ Propensity to Cheat in the Real World’, Journal of The American Academy of Business

Davis, S. F. and H. W. Ludvigson: 1995, ‘Additional Data on Academic Dishonesty and a Proposal for Remediation’, Teaching of Psychology (Columbia, Mo)

Bandura, A.: 1977, ‘Self-Efficacy: Toward a Unifying Theory of Behavioral Change’, Psychological Review

Bandura, A.: 1986, Social Foundation of Thought and Action: A Social Cognitive Theory (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ).

Bandura, A.: 1997, Self-Efficacy: The Exercise of Control (Freeman, New York).

Barnes, W. F.: 1975, ‘Test Information: An Application of the Economics of search’, The Journal of Economic Education 7, 28–33.

McCabe, D. L.: 1997, ‘Classroom Cheating Among Natural Science and Engineering Majors’, Science and Engineering Ethics 3, 433–445

Chapman, K. J., R. D. Davis, D. Toy and L. Wright: 2004, ‘Academic Integrity in the Business School Environment: I’ll Get by with a Little Help from My Friends’, Journal of Marketing Education 26, 236–249.

Crown, D. F. and M. S. Spiller: 1998, ‘Learning from Literature on Collegiate Cheating: A Review of Empirical Research’, Journal of Business Ethics 17, 683–

700.

Davis, S. F., C. A.Grover, A. Becker and L. N. McGregor: 1992, ‘Academic Dishonesty: Prevalence, Determinants, Techniques and Punishments’, Teaching of Psychology (Columbia, Mo.) 19, 16–20.

Davis, S. F. and H. W. Ludvigson: 1995, ‘Additional Data on Academic Dishonesty and a Proposal for Remediation’, Teaching of Psychology (Columbia, Mo.) 22, 119–121.

Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

KHẢO SÁT SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chào các bạn,

Trước hết, xin được chân thành cảm ơn các bạn đã nhận lời tham gia vào khảo sát này. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích và tổng hợp những thông tin, những gợi ý quý báu của các bạn để qua đó có thể đánh giá được chính xác hơn vvề tính trung thực trong học tập của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Với mục tiêu trên, chúng tôi rất mong và xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các bạn bằng việc dành thời gian điền vào bảng câu hỏi được đặt ngay sau đây. Chúng tôi xin cam kết những thông tin mà các bạn cung cấp sẽ được tổng hợp và phân tích nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Danh tính của của các bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối. Nếu các bạn quan tâm tới kết quả nghiên cứu, chúng tôi rất vui được gửi các bạn bản tổng hợp kết quả khảo sát sau khi nghiên cứu đã được hoàn thành.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: Thông tin cá nhân

Trường đại học

Sinh viên năm thứ Năm 1  Năm 2  Năm 3  Năm 4  Ngành

Giới tính Nam  Nữ  Điểm TB năm học trước

Phần II: Đánh giá của các bạn về việc học tập và việc gian lận

(Chọn đáp án mà bạn cho là đúng nhất với bản thân)

A. Trong việc học tập

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Bạn học giỏi các môn liên quan đến tính toán ( toán

cc, kế toán)

Bạn học giỏi các môn liên quan đến khoa học và xã hội ( OB, Business communication, marketing)

Bạn học giỏi các môn liên quan đến vận động, thể thao ( bóng rổ, bóng chuyền, cầu long,..)

Bạn học giỏi các môn ngoại ngữ ( Anh , Trung, Nhật, Đức)

B. Trước và trong giờ kiểm tra

1 2 3 4 5

Không bao giờ

Hiếm khi Thi thoảng Thường xuyên Luôn luôn

Trước giờ kiểm tra

1 2 3 4 5

Bạn hay ôn kĩ bài Bạn hay đọc qua bài Bạn chuẩn bị phao

Bạn hỏi trước về nội dung đề thi

Trong giờ kiểm tra

Bạn chép bài bạn khác Bạn cho bạn khác chép bài Bạn sử dụng tài liệu/ phao

Bạn tra đáp án với bạn khác

Bạn đưa đáp án hoặc đổi đề voi bạn khác

Bạn sử dụng thiết bị công nghệ để tra đáp án

Bạn trao đổi với các bạn ngồi xung quanh

C. Lý do bạn đã làm hoặc không đã làm những hành động nêu ở mục B

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Mục đích bạn thực hiện những hành động trên

Tôi muốn có kết quả học tập tốt Tôi có thời gian nhưng không muốn học

Tôi thấy việc mình làm chẳng ảnh hưởng đến ai

Tôi không hiểu bài

Tôi không có thời gian để học Giáo viên chả quan tâm đến việc đó Tôi thấy mọi người đều gian lận

Tôi phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, thầy cô…

Bài kiểm tra quá khó

Tôi cảm thấy môn học không quan trọng

Tôi rất ít khi bị phát hiện

Tôi tin rằng mình sẽ không bị phát hiện

Bạn đã không thực hiện những hành động đó vì lí do

việc học tập

Tôi tự tin với kiến thức của mình Tôi muốn có sự công bằng trong khi thi

Tôi không biết cách gian lận Tôi sợ bị phạt

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận trong học tập của sinh viên khối kinh tế trên địa bàn Hà nội (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w