Đảm bảo giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm (Trang 29)

Nền kinh tế nói chung và nền kinh tế với quá trình đô thị hóa tại Đường Lâm nói riêng càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nếu có thêm tác động của du lịch càng

tác động tới ngôi làng cổ kính bình yên đó, muốn phát triển bền vững với du lịch phải đảm bảo bảo tồn các giá trị truyền thống lâu đời.

Người dân Đường Lâm vốn dĩ hài hòa, cuộc sống lo đủ, yên bình, có bề dày truyền thống, một nền văn hóa lâu đời, ..đó là các giá trị truyền thống mà không phải đễ dàng có được. Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đó là yếu tố cốt lõi để Đường Lâm có thể phát triển bền vững với du lịch.

Tóm lại, để phát triển hài hòa các yếu tố nơi đây, biến làng cổ thành một điểm du lịch lí tưởng, cần giải pháp đồng bộ giữa các ban ngành, chính quyền địa phương,dân cư sở tại, và trách nhiệm của người làm du lịch.

Làng cổ Đường Lâm đã có đầy đủ điều kiện cần - đó là giá trị tài nguyên du lịch mà không phải nơi nào cũng có được, vậy càn có thêm điều kiện đủ, đó là tính hiệu quả, tính đồng bộ, tính công bằng, trong công tác qui hoạch. Đồng thời cần chú ý đến cac nguyên tắc cho sự phát triển bền vững khi đã có đủ các điều kiện cần và đủ trên. Các nguyên tắc trên gồm:

-Sử dụng nguồn lực du lịch một cách bền vững.

-Quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ của du lịch tới môi trường. -Giảm thiểu tối đa sự tiêu thụ quá mức, giảm chất thải.

-Duy trì tính đa dạng.

- Phát triển du lịch Đường Lâm trong qui hoạch cụ thể, đúng đắn. - Ý thức trách nhiệm của các đối tượng hữu quan.

( một góc xóm cổ)

Chương III. Thực trạng và giải pháp phát triển bền

vững du lịch làng cổ Đường Lâm. 3.1. Thực trạng bảo tồn làng cổ .

Còn hay mất làng việt cổ đá ong? Đâylà câu hỏi day dứt của những người quan tâm đến giá trị văn hoá cổ. Những năm gần đây làng cổ Đường lâm đã phải hứng chịu sự huỷ hoại khắc nghiệt của thời gian, và của những tác động tiêu cực của thời đại bê tông hoá. Hiện nay ở Đường Lâm, những ngôi nhà cao tầng bề thế dần dần thay thế ngày càng nhiều những ngôi nhà lợp ngói cổ kính của làng. Với tốc độ hiện nay chẳng mấy nữa, Đường Lâm sẽ trở thành một ngôi làng bê tông cốt thép. Rất nhiều nhà cổ trong làng đang trong cảnh hoang tàn, hầu hết các kiến trúc đã sắp hết tuổi thọ. Ngay cả đình Mông Phụ được xem là nơi lưu giữ nguyên vẹn thì cũng đã bắt đầu rơi vào tình trạng xuống cấp..

Nhiều gia đình bán cả hoành phi câu đối để lấy tiền chu tất cuộc mưu sinh. Một số di tích được trùng tu không đúng cách trở nên kệch cỡm (như đình Phùng Hưng). Nhiều tượng phật quý ở chùa Mía bị mất trộm. Và gần đây nhất là vụ mất sắc phong ở Đình Mông Phụ.

Cũng có nhiều nguyên nhân: do gỗ khan hiếm, do thu nhập thấp của người dân, do tâm lý hướng tới hiện đại... nhưng có lẽ vẫn là sự thiếu quan tâm của bộ

văn hoá, sự đầu tư tu bổ lại di sản làng việt cổ. Các dự án tu bổ làng cổ Đường lâm đã được đề ra nhưng chưa thấy dấu hiệu tích cực nào như chủ nhân ngôi nhà cổ nhất đã nói. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn như thế nào để vừa giữ được những di sản quý báu vừa đảm bảo được cho người dân những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong một xã hội phát triển như hiện nay.

(Một trong những căn nhà cổ nhất - với gần 400 tuổi- đã rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng) .

lốc du lịch tràn về vùng quê cổ kính này, cũng là lúc lời đồn đại về thế phong thuỷ "tả thanh long hữu bạch hổ" tuyệt đẹp cho việc đặt mộ phần của Đường Lâm được lan truyền. Người Hà Nội và các nơi ồ ạt mở một cuộc "xâm lăng" mộ địa, khiến cho di tích quốc gia tràn ngập lăng, mộ, sinh phần.

Anh Hoà - một thợ xây lành nghề rao giá: Khoảng độ 6 triệu đồng/ngôi mộ đẹp, ốp đá granit hẳn hoi. Điều này thực hư thế nào thì chưa rõ, nhưng việc mua bán thì tự do vô tổ chức thật sự. Ai mua thì bán, ai mua cũng được, mua bao nhiêu cũng được. Người nông dân cần tiền, người thành phố thì thích "mả táng hàm rồng". Với giá 7 triệu đồng được 100m2 thì quá rẻ. Đất ở nghĩa trang Sơn Tây giờ cũng 2 triệu/phần đất xây 1 ngôi mộ. Ở Công viên Vĩnh Hằng trên Yên Kỳ (Ba Vì, Hà Tây) còn 7 triệu/mộ.

Và sự thực là Đường Lâm đang biến thành cái sinh phần, cái nghĩa địa của quá nhiều người không hề sống ở Đường Lâm. Tính riêng ở khu vực Áng Độ - nơi có gốc đa cổ từng nổi tiếng qua nhiều bức ảnh, nhiều bộ phim nước nhà, là nghĩa địa từ thượng cổ của Đường Lâm - đã có khoảng 15 cái lăng mộ rộng hàng trăm mét đã và đang được xây cất. Hàng nghìn mét vuông của làng cổ đã và đang biến thành nghĩa địa của người nơi khác.

Vậy giải pháp nào cho thực trạng này?

3.2. Đề xuất giải pháp.

Làng cổ Đường Lâm sắp được rót hàng trăm tỉ đồng tiền bảo tồn, nhưng nhiều người vẫn lo lắng rằng nếu chỉ có tiền mà thiếu tầm nhìn thì ngôi làng Việt cổ đá ong này rất dễ rơi vào cảnh "có xác không hồn".

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá (Bộ VHTT): để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tài sản riêng của người dân với tư cách một hiện vật của di tích cần bảo tồn nguyên trạng là một vần đề còn nan giải, bởi đây là loại di tích đặc biệt (vẫn có con người sống bên trong, với giá trị là tổng hoà từ văn hoá, lịch sử, kiến trúc, đến cả phong tục tập quán và lề lối sống của các chủ nhân văn hoá), ở nước ta đã có những tiền lệ như Hội An và phố cổ Hà Nội. Song việc bảo tồn Đường Lâm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.

Sau khi được công nhận di tích quốc gia, Bộ VHTT sẽ có chính sách trùng tu, nâng cấp để bảo tồn các nhà cổ. Ông Hùng cho rằng, hướng tới đưa Đường Lâm trở thành một điểm vừa bảo tồn văn hoá vừa thu hút du lịch, thì dần dần sẽ tạo ra

nguồn thu có sức thuyết phục đối với người dân. Hà Tây sẽ hình thành một tuyến du lịch trong đó Đường Lâm là một điểm dừng chân.

Khi có du lịch, sẽ nảy sinh việc buôn bán cũng như các dịch vụ đi kèm, tạo thêm công ăn việc làm. Thậm chí họ có thể tiến tới cải tạo đôi chút các phòng ở nhà cổ để khách du lịch thuê nghỉ, giống như một hình thức kinh doanh đã bắt đầu manh nha ở Hội An. Tóm lại, khi "cờ đến tay", người dân cũng sẽ có nhiều sáng kiến hơn .

Nhưng đó là chuyện lâu dài, không thể sốt ruột được. Hội An 15 năm mới ra được hình hài như bây giờ, thì Đường Lâm, dù điều kiện kinh phí ngày nay có thể khá hơn, cũng cần phải mươi năm nữa mới có thể nhìn thấy thành quả. 10 năm - liệu có phải bài toán khó?? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng theo ông Hùng để xử lý nhiều nhà cao tầng phá vỡ cảnh quan đã được xây dựng trong khu vực bất khả xâm phạm của di tích cần sử dụng những hình thức xử lý linh động. Sau khi thành lập, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm sẽ đề ra các quy chế cụ thể. Như cách xử lý ở Hội An về một loạt nhà mái bằng xây cửa kéo bằng sắt ở ngay mặt phố trước khi Hội An được công nhận. Cơ quan quản lý đã khuyến khích dân sửa nhà theo kiểu nhà truyền thống, nếu họ tự nguyện thì hướng dẫn theo mẫu để làm, với các gia đình thương binh chính sách thì hỗ trợ hoặc bảo đảm để họ được vay tiền ngân hàng đi tu sửa. Tóm lại sẽ có các hình thức hỗ trợ.

Tóm lại một số giải pháp được đưa ra như sau:

Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm với những giá trị về cảnh quan, môi trường, sinh thái, đặc biệt về lịch sử và văn hoá, cần được bảo tồn và tôn vinh một cách xứng đáng không những trong phạm vi tỉnh Hà Tây mà trên tầm cỡ quốc gia - dân tộc. Đặc biệt lưu ý là, Kẻ Mía - Đường Lâm của xứ Đoài với vị trí cửa ngõ phía Tây của kinh thành, vùng “phên dậu” của đất nước, giữ vai trò quan trọng lịch sử dân tộc, trong đó nổi bật nên hiện tượng độc đáo “một ấp hai vua”, quê hương của vị tổ trung hưng Ngô Quyền, mà cho đến nay các di tích lịch sử - văn hoá vẫn chưa được bảo tồn và tôn vinh xứng đáng.

- Những di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng (và cả những di sản đang được nghiên cứu chuẩn bị xếp hạng) cần được bảo tồn và tu bổ theo đúng Luật di sản văn hoá.

- Cần đặt những di tích lịch sử - văn hoá xã Đường Lâm trong mối quan hệ mật thiết với toàn bộ cảnh quan thiên nhiên và các di sản lịch sử - văn hoá trong một khu vực rộng lớn hơn của Kẻ Mía - Đường Lâm, trong mối liên thông với những di tích lịch sử và di sản văn hoá của cả vùng thị xã Sơn Tây, bao gồm cả thành cổ Sơn Tây, các di tích và thắng cảnh vùng núi Tản Viên, làng văn hoá dân tộc, di tích miếu Mèn thờ Bà Man Thiện, cụm di tích cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh... để xây dựng một quy hoạch bảo tồn và tôn tạo toàn diện, lâu dài với kế hoạch triển khai từng bước theo một lộ trình gồm nhiều giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Việc cải tạo cảnh quan thiên nhiên (như khơi lại sông Tích, cải tạo một số rộc sâu thành hồ ao, trồng cây...), trùng tu hay phục dựng một số di tích đã bị phá huỷ (như Văn miếu Sơn Tây...) cũng như việc xây dựng một số công trình mới (như nhà Thái miếu, Công viên, đài Vinh Quang, khu tưởng niệm, tường bia lịch sử, nhà bảo tàng...), mở mang đường giao thông, tổ chức dịch vụ du lịch là cần thiết, nhưng cần nghiên cứu kỹ trong mối quan hệ hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo vệ di sản và phát huy tác dụng, khai thác lợi ích về kinh tế dịch vụ du lịch, trong một quy hoạch tổng thể của khu di tích lịch sử - văn hoá. Từng đơn vị công trình cũng cần được nghiên cứu kỹ và tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, các chuyên gia trên những lĩnh vực khoa học, văn hoá liên quan trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Nói chung các di tích lịch sử văn hoá Đường Lâm đang được bảo tồn tốt, nhưng cũng có bộ phận xuống cấp và đang đứng trước nhiều mối đe doạ, thách thức của quá trình đô thị hoá, nên cùng với việc xây dựng một quy chế bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích là rất cần thiết. Đây là một khu bảo tồn kết hợp, gắn bó chặt chẽ giữa các di tích với cuộc sống của cộng đồng cư dân nên sự nhận thức và tham gia tự nguyện của nhân dân hết sức quan trọng. Do đó cần nêu cao vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân, cần bàn bạc với dân, cần nâng cao niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của cộng đồng cư dân trên cơ sở gắn liền với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản với lợi ích thiết thân của nhân dân.

Từ năm 2003 cho đến nay, các chuyên gia của Trường Đại học Nữ Chiêu Hoà đã sang làng cổ Đường Lâm để tiến hành điều tra, khảo sát văn hoá phi vật thể, khảo sát nhà ở truyền thống và các công trình công cộng nơi đây.

Trong quá trình này, các chuyên gia đã đo vẽ, lập bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/500 toàn bộ di tích làng cổ Đường Lâm, cụ thể lập bản đồ hiện trạng toàn bộ diện tích làng, địa hình, giao thông và khuôn viên các công trình.

Giá trị của các bản đồ này là giúp ích cho công tác đánh giá khảo sát tình hình

Bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm là một trong những vấn đề bức thiết trong làng du lịch Việt Nam. Đặc biệt là đặt du lịch làng cổ trong bối cảnh phát triển chung, thì nhận thấy phát triển bền vững du lịch bền vững ở đây là tất yếu để cho du khách bốn phương được chiêm ngưỡng giá trị văn hóa quí báu khó thấy ở đâu, mà vẫn giữ gìn được các giá trị truyền thống cho đời sau...

Kết lun.

Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay. Chúng ta có nghĩa vụ không chỉ thừa hưởng các giá trị quí báu đó, mà còn phải bảo tồn và phát huy một cách bền vững cho du lịch hôm nay và còn giữ lại cho du lịch muôn đời sau.

Hòa chung niềm vui hân hoan, tự hào về một miền quê giàu truyền thống, trù phú về tài nguyên thiên nhiên, và đậm đà bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, có lẽ mỗi người dân Hà Tây như tôi đều mong được đóng góp sức mình cho sự phát triển chung của tỉnh nhà, tôi tin vào một ngày mai của Đường Lâm nói riêng và Hà tây nói chung sẽ tươi sáng hơn, và thế hệ con cháu của chúng tôi có quyền tự hào về những gì cha ông chúng đã làm để gìn giữ lại những giá trị thiêng liêng mà mồ hôi xương máu của bao thế hệ, bao con người bình dị mà kiên cường bất khuất đã gây dựng nên.

Do tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế, nên trong qua trình tìm tòi tư liệu và viết bài, bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự sửa chữa, dánh giá góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin gửi tới T.S Vương Quỳnh Thoa lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất! Cám ơn cô rất nhiều vì đỡ giúp đỡ em rất nhiều để co thể hoàn thành bản đề án môn học này.

Hà Nội, ngày 24/4/2008.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Giáo trình kinh tế du lịch (GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh hòa)

2. Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch ( TS Nguyễn Văn Mạnh, TS Hoàng Thị Lan Hương)

3. Báo du lịch.

4. Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tê - xã hội (PTS Phạm Văn Vật - khoa kinh tế phát triển)

5. Báo Hà Tây. 6. Và một số trang web: - www.vietnamnet.com - www.dantri.com - www.baohatay.com - www.hdndhatay.gov.com - http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_L %C3%A2m 7. Một số tài liệu khác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng giải pháp phát triển bền vững du lịch làng cổ Đường Lâm (Trang 29)