Quaphân tích đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án thì việc xây trạm bơm tiêu Cầu Khải có ảnh hưởng tốt đến môi trường sinh thái. Nước úng được tiêu kịp thời sẽ mang lại các tác dụng sau đây:
- Bảo vệ và tăng năng xuất cây trồng.
- Góp phần tích cực trong việc cải tạo đất, làm cho đất dần được trung tính hóa và giảm dần hiện tượng glây, độ thoáng khí của đất được nâng cao.
- Do đất tốt dần lên nên lượng phân vô cơ có thể được sử dụng ít đi. Khi tưới, tiêu chủ động thì sâu bệnh sẽ giảm, sức kháng sâu bệnh của cây trồng được nâng cao, do đó giảm được lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho cây.
- Hạn chế dịch bệnh do úng ngập gây ra như các bệnh: tả, sốt, thương hàn, các bệnh do nấm và nhiễm khuẩn. Loại bỏ điều kiện cho các loại công trùng và ký sinh trùng có hại phát triển.
- Giao thông trong khu vực được cải thiện, việc đi lại, sản xuất của nhân dân trong mùa mưa lũ đỡ khó khăn hơn trước.
Bên cạnh những tích cực thì cũng còn một số tiêu cực không thể tránh khỏi trong quá trình thi công như hiện tượng ô nhiễm do bụi đất, bụi xi măng, sự chai lì các bãi vậy liệu và các bãi đúc các tấm bê tông, sự cản trở giao thông trong thời gian thi công.... Tuy nhiên các tác động tiêu cực này là nhỏ so với những lợi ích to lớn mà dự án mang lại.
CHƯƠNG VI
CHUYÊN ĐỀ
Sử dụng mô hình STORM WATER MANAGEMENT MODEL (SWMM) ĐỂ LẬP QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CHO HỆ
THỐNG TIÊU TRẠM BƠM CẦU KHẢI
VI.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng được phát triển và ứng dụng nhiều trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nói chung và thủy lợi nói riêng thì công tác quản lý, vận hành các công trình trên, trong hệ thống cũng ngày được tự động hóa giúp cho bộ máy quản lý bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả cao.
Chính vì thế để giúp cho công tác quản lý vận hành trạm bơm được tốt hơn, thì phần mềm SWMM ra đời để phục vụ cho công tác này và một số chức năng khác.
Thông qua phần mềm và các quy trình vận hành mà con người đặt ra chúng ta sẽ biết được chế độ thủy lực của hệ thống tại các mặt cắt kênh, nút (nơi lưu lượng thay đổi)... hoạt động như thế nào, từ đó đề ra các biện pháp công trình và phi công trình nhằm giảm thiểu đến mức tối đa hậu quả của thiên tai gây ra để phục vụ sản xuất cho nhân dân.
VI.2. Lập sơ đồ biểu diễn hệ thống tiêu
Từ sơ đồ bố trí hệ thống kênh thực tế được scan vào máy tính, các tuyến kênh trong chương trình mô phỏng có mặt cắt hình thang được lập theo đúng các tuyến kênh thực tế. Điểm nút được đặt vào những vị trí có sự thay đổi lưu lượng, chỉ mô phỏng các tuyến chính.
Điểm nút trong sơ đồ được bố trí tương đương giếng thăm của các tuyến ống, các điểm tập trung nước của tiểu lưu vực, nhiều điểm nút thì mô phỏng càng chính xác nhưng sẽ phức tạp trong nhập số liệu đầu vào và hiệu chỉnh mô hình trong tính toán. Các đoạn kênh hay đường ống được nối giữa hai nút, quy ước vẽ theo chiều dong chảy. Nút (Junction) và kênh hay đường ống (Conduit) cho phép đặt tên theo ý muốn.
VI.3. Tạo thuộc tính cho các phần tử
1. Các thuộc tính của nút
- Name : Tên nút và trong phần mềm này các nút có tên N1, 2, 3... - X-Coordinate : Toạ độ X theo phương ngang của nút trên bản đồ. - Y-Coordinate : Toạ độ Y theo phương đứng của nút trên bản đồ. - Description : Miêu tả.
- Tag : Gán nhãn.
- Inflows : Đăng ký trực tiếp dòng chảy khô, dòng chảy ướt. - Treatment : Lập hàm cho chất ô nhiễm đi vào nút.
- Invert El : Cao độ đáy nút (m).
- Max. Depth : Độ sâu lớn nhất của nút tính từ mặt đất đến đáy nút (m). - Initial Depth : Độ sâu lớp nước ban đầu trong nút trước khi chạy (m). -Surcharge Depth : Độ sâu ngập úng lớn nhất cho phép (m).
- Ponded Area : Diện tích ao (m2).
2. Các thuộc tính của kênh
- Name : Tên kênh và tên kênh trong phần mềm này được đặt tên L1, 2, 3... - Inlet Node: Tên nút vào.
-Outlet Node : Tên nút ra -Description : Miêu tả -Tag : Gán nhãn
- Shape : Lựa chọn hình dạng mặt cắt ngang kênh hay đường ống. - Max. Depth : Độ sâu lớn nhất trong kênh (m)
- Length : Chiều dài đoạn kênh hay đường ống (m) - Roughness : Hệ số nhám.
- Inlet Offset : Chênh cao đáy kênh so với đáy nút vào (m). - Outlet Offset : Chênh cao đáy kênh so với đáy nút ra (m). - Initial Flow : Lưu lượng ban đầu.
- Maximum Flow: Lưu lượng lớn nhất.
- Entry Loss Coeff: Hệ số tổn thất cột nước tại vị trí đầu vào của kênh. - Exit Loss Coeff : Hệ số tổn thất cột nước tại vị trí đầu ra của kênh. - Avg. Loss Coeff: Hệ số tổn thất cột nước theo chiều dài kênh. - Flap Gate : Có cửa cống không. (Yes, No)
+ Nhập các thông số cho mặt cắt ngang kênh
- Max. Depth : Chiều sâu lớn nhất trong kênh (m). - Bottom width : Chiều rộng đáy kênh (m).
- Left slose : Hệ số mái trái. - Right slose : Hệ số mái phải.
3. Các thuộc tính cho tiểu lưu vực (subcatchment)
- Name Tên tiểu lưu vực - X-Coordinate Toạ độ X
- Y-Coordinate Toạ độ Y - Description Miêu tả - Tag Gán nhãn
- Rain Gage Mô hình mưa tính toán trên tiểu lưu vực - Outlet Nút ra (điểm tập trung nước)
- Area Diện tích (ha) - Width Chiều rộng (m)
- % Slope Độ dốc bề mặt tiểu lưu vực (%)
- % Imperv Phần trăm diện tích không thấm nước (%). - N-Imperv Hệ số nhám cho phần diện tích thấm nước
- N-Perv Hệ số nhám cho phần diện tích không thấm nước - Dstore-Imperv Độ sâu trữ nước trên bề mặt của phần không thấm
nước
- Dstore-Perv Độ sâu trữ nước trên bề mặt của phần thấm nước - % Zero-Imperv Phần trăm không trữ nước của phần không thấm. - Subarea Routing Chọn các hình thức chảy giữa các vùng thấm và không
thấm
- Percent Routed Phầm trăm dòng chảy giữa các vùng. - Infiltration Lựa chọn phương pháp tính thấm - Groundwater Nhập các thông số nước ngầm. - Snow Pack Tuyết
- Initial Buildup Chất ô nhiễm ban đầu.
nhiễm
- Curb Length Chiều dài lề đường tích tụ chất ô nhiễm
+ Nhập thông số tính toán thấm
- Max. Infil. Rate Tỷ lệ thấm lớn nhât trên đường cong Horton (mm/h) - Min. Infil. Rate Tỷ lệ thấm nhỏ nhât trên đường cong Horton (mm/h) - Decay constant Tỷ lệ phân rã của đường cong Horton (chọn từ 2-7)
(1/h)
- Drying time Thời gian thấm bão hoà từ đất khô (từ 2-14 ngày) - Max Volume Dung tích nước cỏ thể chứa trong tầng đất (mm)
Hình VI.4. Nhập số liệu cho tiểu lưu vực
4. Các thuộc tính cho mô hình mưa
- Name : Tên mô hình mưa. Mnn - X-Coordinate : Toạ độ theo trục X. - Y-Coordinate : Toạ độ theo trục Y. - Description : Miêu tả
- Tag : Gán nhãn
- Rain Format : Định dạng số liệu mưa
INTENSITY : Cường độ mưa trung bình thời đoạn (mm/h)
VOLUME : Tổng lượng mưa trong thời đoạn (mm)
CUMULATIVE :Tổng lượng mưa rơi từ khi bắt đầu đết hết mưa (mm) - Rain Interval : Thời đoạn đo.
- Snow Catch Factor : Hệ số cho tuyến rơi. - Data Source : Dữ liệu nguồn. TIME SERIES
- Series Name : Tên kiểu dữ liệu (TIMESERIES) DATA FILE
- File Name : Tên file - Station No : Tên trạm đo
- Rain Units : Chọn đơn vị cho mưa (inh hoặc mm)
Hình VI.5. Nhập số liệu cho mô hình mưa
5. Các thuộc tính cho cống
- Name : Tên cống (lỗ). - Inlet Node : Tên nút vào. - Outlet Node : Tên nút ra. - Description : Miêu tả. - Tag : Gán nhãn.
- Type : Kiểu nối tiếp (nối tiếp bên SIDE và nối tiếp đáy BOTTOM) - Shape : Hình dạng cắt ngang cống (tròn: CIRCULAR,
hình hộp: RECT_CLOSED). - Height : Chiều cao của cống (m).
- Width : Chiều rộng cống khi cống là hình hộp (m). - Crest Height : Chênh cao của đáy cống so với đáy nút vào (m) - Discharge Coeff: Hệ số dòng chảy.
- Flap Gate : Cửa cống.
6. Các thuộc tính cho máy bơm
- Name : Tên trạm bơm (máy bơm). - Inlet Node : Tên nút vào.
- Outlet Node : Tên nút ra. - Description : Miêu tả. - Tag : Gán nhãn.
- Pump Curve : Chọn đường cong máy bơm.
- Initial Status : Tình trạng trạm bơm khi bắt đầu tính toán.
Hình VI.7. Tạo thuộc tính cho máy bơm
Hình VI.8. Nhập số liệu khí tượng