Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Th c tr ng ho t ng u t t i ng n h ng th ng m i c ph n Ngo i th ng Vi t Nam Chi nh nh Th nh C ng (Trang 26 - 28)

• Hạn chế do cơ chế hoạt động của Chi nhánh chưa kịp thời thích ứng với mô hình Ngân hàng Thương mại cổ phần.

Đến đầu năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo mô hình tổng công ty 91. Do vậy trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Ngoại thương Thành Công nói riêng phải luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước như chính sách lương thưởng, phúc lợi, định mức lao động, kế hoạch lợi nhuận, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng,… điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh nối chung và hoạt động liên quan đến đầu tư nói riêng còn mang nặng tính hình thức, trì trệ, phần nào chưa phát huy hết yếu tố sáng tạo, linh hoạt trong cơ chế thị trường. Sau khi được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trở thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thì quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự, các chính sách kinh doanh, đãi ngộ người lao động cũng cần một khoảng thời gian nhất định, không thể một sớm một chiều.

• Nguồn nhân lực còn gặp phải nhiều khó khăn

Quá trình dịch chuyển các nguồn nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng tài chính diễn ra phổ biến, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nó xuất phát từ hai nguyên nhân: Thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách, điều này dẫn đến nhu cầu về nhân sự trong các lĩnh vực này tăng cao. Việc tuyển mới sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các ngân hàng khác. Đây thực sự là thách thức lớn đối với Chi nhánh.

Áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ hệ thống ngân hàng Việt Nam: 5 NHTM quốc doanh, 37 NHTM CP, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 4 ngân hàng liên doanh. Ngoài ra, với cam kết hội nhập WTO, từ 1/4/2007 Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa. Như vậy quy mô về số lượng cũng như chất lượng các ngân hàng có chiều hướng tăng so với hiện nay. Do vậy, làm cho sự cạnh tranh càng gay gắt hơn.

Trong một môi trường cạnh tranh như thế, Chi nhánh Thành Công có thể gặp khó khăn về lợi thế cạnh tranh về quy mô, thị phần, khách hàng và hệ thống phân phối. Sự phân chia thị trường bởi nhiều kênh huy động vốn khác, như: tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác rủi ro ngoại sinh từ thị trường tài chính khu vực và quốc tế tác động đến Chi nhánh Thành Công: Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường (giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngoài, xoá đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.

PHÇN III:

Một phần của tài liệu Th c tr ng ho t ng u t t i ng n h ng th ng m i c ph n Ngo i th ng Vi t Nam Chi nh nh Th nh C ng (Trang 26 - 28)