III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAO SU: 1) Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su
5) Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện giao hàng DAF Móng Cái Quảng Ninh:
Móng Cái - Quảng Ninh:
- Quy trình này cũng có 7 bước như trên nhưng trong bước 5 được thực hiện như sau: Khi việc chuyển tiền đựoc thực hiện xong, nhà cung cấp cao su đã chuẩn bị hàng giao cho cong ty, nhân viên phòng cao su có nhiệm vụ liên lạc với hàng tàu để đặt chuẩn bi cont xếp hàng ở cảng tại TPHCM. Công ty UPEXIM ký kết hợp đồng vận chuyển hàng nội địa với 2-3 công ty vận tải hàng nội địa. Đại lý hãng tàu sẽ nhận hàng tại cảng trong khu vực 2 hoặc khu vực 4. khi hàng được giao đến cảng thì nhân viên giao nhận có trách nhiệm phối hợp với nhân viên làm hàng tại cảng của đại lý hãng tàu để xếp hàng vào cont.
Đại lý hãng tàu sẽ ký phát cho công ty giấy thông báo gởi hàng lên tàu, ngày tàu đi, ngày tàu đến cảng Hải Phòng.
Tại địa điểm cảng Hải Phòng, thường thì cách vận chuyển tiếp theo để có thể đưa hàng đến Móng Cái Quảng Ninh là đưa cont lên xà lan kéo hoặc vận chuyển bằng xe tải.
Đối với hàng đưa lên xà lan hay xe tải đều có 2 cách thực hiện đó là lấy hàng ra khỏi cont hoặc để nguyên cont kéo đi. Tuy theo từng trường hợp mà công ty yêu cầu đại lý hãng tàu thực hiện.
Khi hàng đến Móng Cái Quảng Ninh thì đại diện công ty sẽ liên lạc để nhận hàng và có thể là cho khách hàng Trung Quốc xem hàng luôn.
Sau khi thỏa thuận xong về các chi tiết của lô hàng thì việc mở tờ khai xuất khẩu được tiến hành để giao hàng cho phía khach hàng Trung Quốc.
Về chứng từ thanh toán thì cũng giống như thanh toán bằng T/T. đa số là các chứng từ do công ty phát hành.
K ẾT LU ẬN
Hiện nay, nhu cầu về cao su vẫn tiếp tục gia tăng và sẽ là mặt hang đem lại giá trị xuất khẩu cao cho nền kinh tế nước ta, đóng góp tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Những cơ hội cùng những thách thức đặt ra cũng không nhỏ đối với việc xuất khẩu cao su Việt Nam. Trong xu thế hội nhập, là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta phải có những điều chỉnh thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam với quốc gia khác. Với ưu thế là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản lượng ngày càng tăng, kỹ thuật khai thác cũng như công nghệ chế biến ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển…, chúng ta cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để khắc phục những hạn chế về cơ cấu chủng loại, chất lượng mủ cao su, thị trường, giá cả, …
Để giải quyết các vấn đề trên không chỉ đòi hỏi Nhà nước mà ngay cả các Doanh nghiệp cũng phải có những giải pháp thiết thực. Nhà nước cần phát huy hết vai trò của mình trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cao su - là ngành có ý nghĩa kinh tế cao. Đồng thời, doanh nghiệp nên nhanh chóng đầu tư hợp lý cho khâu khai thác và chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá, mở rộng thị trường, cải thiện hệ thống thông tin, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài ... Vấn đề sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp từ mủ cao su cũng là vấn đề đáng được Nhà nước và doanh nghiệp quan tâm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh cho thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam trong những năm sắp tới đây trên thương trường quốc tế.