C. Lợi ích của cổ
5, Phân tích chỉ số tài chính:
a) Khả năng thanh toán:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn 145% 174% 183% 198% 129% 176% Tỷ số thanh toán nhanh 86% 134% 120% 130% 74% 140% Tỷ số thanh toán tức thời 9% 55% 39% 45% 2% 25%
Các chỉ số về khả năng thanh toán cho biết được mức độ an toàn của DN trước những khoản nợ ngắn hạn được tài trợ bằng cách sử dụng tài sản ngắn hạn của DN. Đây cũng là các chỉ số cơ bản nhất mà nhà đầu tư quan tâm trước khi ra quyết định đầu tư vào một DN.
- Ta có thể thấy CTD có khả năng thanh toán tốt hơn so với MCG trong cả 3 năm. Đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, năm 2011, MCG chỉ là 2%, trong khi CTD là 25%.
- Trong 3 năm, CTD luôn có tỷ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1,5 nên luôn đảm bảo tốt các khoản nợ ngắn hạn, so với MCG, ta thấy chỉ số này của CTD trong 3 năm đều cao hơn MCG.
- MCG và CTD đều có các tỷ số thanh toán ngắn hạn giảm so trong năm 2011, cho thấy sự khó khăn trong thanh khoản của 2 công ty xây dựng trong giai đoạn này, khi mà Nhà nước đang có chủ chương thắt chặt tiền tệ, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
- Về tỷ số thanh toán nhanh, trong năm 2011 chỉ số này của CTD đã có sự tăng lên, mặc dù tỷ số thanh toán ngắn hạn giảm, đó là do trong năm 2011, CTD đã giảm được rõ rệt hàng tồn kho. Còn đối với MCG, chỉ số này vẫn lâm vào tình trạng lao dốc.
b) Khả năng cân đối vốn:
Chỉ số MCG 2009CTD MCG 2010CTD MCG 2011CTD Hệ số Nợ %80 38% %63 37% 69% 42% Hệ số tự chủ tài chính %20 62% %37 63% %31 58% Hệ số cơ cấu vốn 400% 61% 171% 59% 219% 71%
Từ bảng chỉ số cân đối vốn, ta thấy được:
- Trong 3 năm, MCG luôn có hệ số nợ lớn hơn 50%, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của MCG kém, hoạt động của công ty rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn vốn bên
ngoài, rủi ro lớn. Ngược lại, công ty CTD luôn đảm bảo tỷ lệ nợ dưới 50%, kiểm soát tốt cơ cấu vốn để tránh những rủi ro từ phía nợ vay. Nguyên nhân của sự khác biệt này một phần là do từ những năm trước, cơ cấu nợ của MCG đã chiếm khá lớn (năm 2007 là 85%), trong khi tỷ lệ nợ phải trả của CTD chỉ ở mức rất thấp (19% năm 2007). Do vậy nên trong thời gian ngắn các công ty chưa thể chuyển dịch hoàn toàn được cơ cấu vốn.
- Đối với MCG ta thấy trong 3 năm, hệ số Nợ có xu hướng giảm, tăng dần khả năng tự chủ tài chính, giảm bớt rủi ro cho nguồn vốn, còn đối với CTD, hệ số Nợ lại giảm dần, do tỷ lệ vốn chủ sở hữu đang quá lớn làm giảm lợi nhuận của công ty.
c) Khả năng hoạt động:
Chỉ số MCG 2009CTD MCG 2010CTD MCG 2011CTD Vòng quay hàng tồn
kho 41,8 8,11 1,5 8,53 22,4 10,33
Kỳ thu tiền bình quân 153,13 57,28 287,23 56,73 133,39 92,79 Hiệu suất sử dụng tổng TS 30,6 1,12 70,3 1,64 00,7 1,83 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 23,8 12,50 84,2 12,82 16,4 17,48 Vòng quay Tổng tài sản 90,6 1,34 80,4 1,74 20,7 2,01 Vòng quay tài sản ngắn hạn 0,9 2,05 20,6 2,70 60,9 2,94 Vòng quay vốn chủ sở hữu 53,4 1,98 61,5 2,79 22,1 3,33
- Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số vòng quay của hàng tồn kho trong 1 kỳ kinh doanh. Đối với công ty MCG, chỉ số này thấp hơn nhiều so với CTD trong cả 3 năm, chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng tồn kho của MCG kém hơn CTD, các sản phẩm, nguyên vật liệu xây dựng khó tiêu thụ hơn, thời gian xuất bán hoặc xuất dùng dài hơn. Trong 3 năm, chỉ số này của cả 2 công ty đều có xu hướng tăng, do đã cải thiện được đầu ra cho sản phẩm và nguyên vật liệu, quản lý tốt hàng tồn kho hơn, không để xảy ra ứ đọng quá nhiều
- Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số tính thời gian bình quân sau khi bán hàng thu được tiền, tỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và lợi nhuận của công ty. Chỉ số này của công ty MCG cao hơn rất nhiều so với CTD, cho thấy khả năng thu tiền từ các khoản bán hàng của MCG kém hơn. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do lợi nhuận của CTD lớn hơn nhiều so với MCG, từ đó làm giảm chỉ số này xuống.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết từ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tương tự, hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết từ 1 đồng đầu tư vào TSCĐ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm, cả 2 chỉ số này của CTD luôn cao hơn của MCG, cho thấy rằng khả năng tạo doanh thu từ tài sản của CTD tốt hơn MCG.
- Vòng quay các loại tài sản, vốn chủ sở hữu của CTD đều cao hơn của MCG trong 3 năm cho biết khả năng hoạt động của CTD tốt hơn MCG, các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh doanh đều được huy động tối đa, ít bị ứ đọng như MCG.
Khả năng hoạt động của CTD tốt hơn của MCG, CTD đã quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực trong hoạt động, tránh tồn đọng gây ảnh hưởng xấu tới kết quả của công ty.
d) Khả năng sinh lời:
Chỉ số MCG 2009CTD MCG 2010CTD MCG 2011CTD Tỷ số sinh lợi doanh
thu 7% 12% 6% 7% 0% 5%
Tỷ số sinh lợi tổng TS
(ROA) 5% 16% 3% 13% 0% 9%
Tỷ số sinh lợi VCSH (ROE) 25% 23% 9% 20% 1% 16% Thu nhập trên 1 cổ phiếu
(EPS)
(đơn vị: đồng) 955
756
4 2041 6822 27 6822
Các chỉ số khả năng sinh lời cho biết lợi nhuận thực sự của công ty và các cổ đông từ vốn đầu tư ban đầu bằng bao nhiêu, các chỉ số này của MCG hầu như đều thấp hơn so với CTD. Cụ thể:
- ROE của năm 2009 của MCG cao hơn CTD là do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này còn khá thấp, đến năm 2010, vốn chủ sỏ hữu của MCG tăng gấp 3 lần làm cho ROE của công ty giảm mạnh
- EPS trong 3 năm của CTD luôn cao hơn MCG là 1 lý do chính đáng để các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu CTD, điều này làm cho giá của CTD cao hơn so với MCG.
e) Tỷ lệ tăng trưởng tài chính:
Chỉ số MCG 2009CTD MCG 2010CTD MCG 2011CTD Lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROIC) 8% 13% 7% 8% 0% 5%
Tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu 14%- 8% 12% 68% 102% 36%
EPS 154% 58% 114% 5% 96%- -10%
Vốn chủ sở hữu 23% 25% 251% 15% -9% 13% Tiền mặt 163% 2% 640% -21% 92%- -13%
- Thời điểm 2009-2011 là thời điểm mà Nhà nước đang có chủ trương thắt chặt tín dụng, đặc biệt là các khoản vay phi sản xuất, điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xây lắp và cung cấp sản phẩm xây dựng của các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. bằng chứng là tỷ lệ tăng trưởng ROIC của 2 công ty liên tục giảm. Tuy nhiên, có thể thấy được CTD luôn kiềm chế mức độ tăng trưởng ROIC cao hơn so với MCG. Năm 2011, MCG hầu như không có sự tăng trưởng ROIC, còn CTD vẫn giữ tỷ lệ này là 5%.
- EPS của MCG trong giai đoạn này có sự biến động rất mạnh, đặc biệt trong năm 2011 đã sụt giảm lớn, trong khi CTD lại có sự ổn định tương đối.
- Sự biến động của vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng huy động vốn chủ sở hữu. Cùng với sự biến động mạnh của EPS, vốn chủ sở hữu của MCG có sự lên xuống khá mạnh, năm 2010, khi mà EPS tăng cao, tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ cũng tăng cao, đến năm 2011, EPS giảm làm vốn chủ sụt giảm cùng chiều. Còn đối với CTD, tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ khá ổn định, cho thấy khả năng huy động vốn tốt của công ty, niềm tin của các cổ đông vào công ty khá cao, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu là các cổ đông lâu năm.
IV. KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về tình hình 2 công ty MCG và CTD, nhóm em có những nhận xét sau:
Về hiệu quả hoạt động, do đây là thời điểm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cùng với xu hướng thắt chặt tiền tệ nên cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của 2 công ty. Tuy nhiên, CTD đã có kết quả hoạt động ổn định hơn, do biết tận dụng triệt để các yếu tố đầu vào, do đầu tư có trọng điểm, không đầu tư ngoài ngành quá nhiều.
Cả hai công ty, đặc biệt là MCG nên đầu tư có trọng điểm vào linhc vực chính của công ty, hạn chế đầu tư ngoài ngành để giảm bớt tình trạng kém hiệu quả.
Do đều là những công ty xây dựng trong nước nên các biến động của nền kinh tế thế giới ít ảnh hưởng đến MCG và CTD.
Cả CTD và MCG đều có khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong Nợ phải trả, cộng thêm tính thanh khoản rất dễ xảy ra vỡ nợ khi các khoản nợ đến hạn.
Khả năng thu hồi các khoản phải thu còn thấp gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty. Vì vậy, cần phải có phương pháp quản lý các khoản phải thu, tránh gây lãng phí các nguồn lực hoạt động.