Chính sách thương mại và đầu tư quốc tế trong tình hình hiện nay:

Một phần của tài liệu Nh ng xu h ng v n ng c a n n kinh t th gi i trong nh ng n m g n y (Trang 25 - 29)

LỜI NÓI ĐẦU

chính sách thương mại và đầu tư quốc tế trong tình hình hiện nay:

quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Thực tế của thế giươí cho thấy xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư là một xu hướng tất yếu mà mọi quốc gia phải tính tới trong quá trình hoạch định chính sách của mình. Việt Nam cũng đã nhận thức được xu hướng phát triển khách quan đó. Vấn đề là làm thế nào có thể áp dụng có kết

quả và thích hợp xu hướng tự do hoá thương mại và đâù tư ở Việt Nam. Đây không phải là một vấn đề đơn giản chính vì vậy đòi hỏi phải có thời gian, tìm hiểu sâu, phân tích kỹ mọi điều kiện khách quan, nguồn lực cụ thể của Việt Nam.

Ở đây, tác giả của đề án này chỉ mong muốn sau khi phân tích những điều kiện khách quan và tác động của chúng tới chính sách thương mại quốc tế và chinh sách đầu tư quốc tế xin đưa ra một số gợi ý và giải pháp để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam.

a/ Đối với chính sách thương mại quốc tế:

*Hiện nay khu vực Châu Á đang chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ mua bán với Việt Nam nhưng hiện tại khu vực này đang rơi vào cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ. Trong điều kiện đó, Việt Nam nên tăng cường đẩy mạnh quan hệ với EU với các lý do sau:

- Khi EU sử dụng đồng tiền Euro (1/1/1999) sẽ tạo cơ hội mang tính chiến lược trong các chính sách về tài chính, dự trữ ngoại tệ, tính toán và thanh toán nợ nước ngoài, về giá cả kinh doanh, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường quan hệ buôn bán với EU, mở rộng thêm thị trường buôn bán bù vào sự giảm sút của thị trường Châu á do khủng hoảng gây ra. Mặt khác, tăng cường buôn bán với EU sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam trực tiếp nhập khẩu được thiết bị nguồn từ các nền kinh tế tiên tiến ở Châu Âu (không cần thông qua các nước thứ ba) để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

- Khi EU lưu hành đồng tiền chung Euro sẽ không có sự chênh lệch giá cả giữa các nước EU và nhờ nguyên tắc quốc gia gốc của EU mà hàng nhập khẩu sẽ được tính thuế VAT cố định theo mức của nước bán hàng. Vì thế, các khoản chi phí giao dịch sẽ giảm đi. Cũng chính sự thống nhất về giá cả được tạo lập tại thị trường EU nên việc tính toán các phương án ký kết hợp đồng và công tác khuyến mại được giảm tiện hơn từ đó quá trình thâm nhập thị trường và bán hàng của ta sang EU sẽ thuận lợi hơn.

*Nên mở cửa sớm và nhanh đối với những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, chậm hơn đối với những mặt hàng có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai và chậm nhất đối với mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh kém.

*Phải phối hợp nhịp nhàng giữa biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Về nguyên tắc vừa giảm thuế quan vừa cắt giảm các biện pháp phi thuế quan song trong một số trường hợp nếu thấy vẫn cần bảo hộ có mức độ trong thời gian nhất định trong khi buộc phải giảm thuế sớm thì có thể duy trì các biện pháp phi thuế quan thích hợp trong thời gian nhất định.

*Đồng thời với các biện pháp trên phải ưu tiên đầu tư tiền vốn, kỹ thuật để tạo và củng cố thế mạnh của các ngành hàng. Có kế hoạch đâù tư ngay từ đầu, không chờ đến khi bỏ bảo hộ mới đầu tư.

*Việc phân chia nhóm ngành hàng, mặt hàng đòi hỏi phải tập trung sức lực và trí tuệ cao của các nhà làm chính sách để phân tích thông tin, đánh giá chính xác lợi thế cạnh tranh tiềm năng, tầm quan trọng trong từng ngành hàng trong thế tĩnh và động. Ngoài ra cần phải thường xuyên tham vấn các doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội ngành hàng về các chương trình dự kiến để nhận những kiến nghị cần thiết.

*Cần nhanh chóng hình thành cục xúc tiến thương mại và các trung tâm xúc tiến thương mại ở các trung tâm kinh tế lớn và có thể cả ở nước ngoài khi điều kiện cho phép nhằm công tác tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại có như vậy mới đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng vươn ra được thị trường nước ngoài.

b/ Đối với chính sách thu hút đầu tư quốc tế:

Về phía mình, với tư cách là bên nhận đầu tư, Việt Nam phải đủ các điều kiện cần thiết để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục làm tốt các công việc sau đây:

*Giữa vững sự ổn định Chính trị - Xã hội, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch, vững vàng, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và đảm bảo lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và sử lý thật nghiêm minh mọi hành vi gây rối, bảo vệ tốt tính mạng và tài sản của các thành viên trong xã hội.

*Giữa vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, giá cả.

*Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng những điều khoản có tính chất ưu đãi về mặt lợi ích kinh tế của họ và đảm bảo an toàn về vốn cho họ. Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm minh.

*Xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư với nước ngoài trên cơ cở của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Khẩu trương hoàn thiện qui hoạch tổng thể đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cần có qui hoạch cụ thể về cơ cấu kinh tế (theo ngành và lãnh thổ), qui hoạch các khu công nghiệp, các sản phẩm quan trọng.

*Phát triển kinh tế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường đồng bộ tạo điều kiện cho chính thị trường đầu tư hoạt động có hiệu quả. Nhanh chóng hình thành thị trường tài

chính, hoàn thiện thị trường lao động,...và phát triển các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, đáp ứng những đòi hỏi bức bách của hoạt động sản xuất kinh doanh.

*Tích cực chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư, tạo lập và lựa chọn các đối tác đầu tư nước ngoài, lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp và có hiệu quả, đa dạng và đa phương hoá trong hợp tác đầu tư.Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước theo chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “. *Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và tay nghề cho công nhân theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản vừa đào tạo chuyên sâu.

*Củng cố quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị hợp tác đầu tư với nước ngoài. Phân cấp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, đảm bảo sự tạp trung thống nhất, khắc phục hiện tượng chia cắt, phân tán. Cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài.

*Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng. Đây là công việc không dễ thực hiện ngay được trong điều kiện tiềm lực kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, nhất là nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Vì vậy, một mặt chúng ta cần huy động tối đa khả năng của mình, mặt khác cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và chính phủ các nước. khi chưa đủ điều kiện phát triển đồng bộ hệ thóng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thì nên tập trung xây dựng rứt điểm những công trình then chốt của nền kinh tế.

*Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó một mặt phải củng cố kinh tế quốc doanh theo hướng hiệu quả, đồng thời phát triển mạnh kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức.

*Dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung ohát triển mạnh những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.

*Mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức. Thiết lập một thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, đảm bảo quyền được thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nh ng xu h ng v n ng c a n n kinh t th gi i trong nh ng n m g n y (Trang 25 - 29)