Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu TÁI cơ cấu hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH tái cơ cấu nền KINH tế (Trang 28 - 30)

Từ những thành công và hạn chế của quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD của Việt Nam giai đoạn 2011-2013, nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, việc chẩn đoán bản chất và hiện trạng hệ thống ngân hàng để xác lập mục tiêu, phạm vi và chiến lược tái cơ cấu là yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

82Nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu (1997) qua khảo sát chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của 24 nước trên 6 khu vực lãnh thổ cho thấy, chỉ 20% số quốc gia đạt hiệu quả cao trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có NHTW đứng đầu thực hiện quá trình tái cơ cấu, với những quốc gia đạt hiệu quả thấp con số này lên đến 100%.

Đối với hệ thống các TCTD của Việt Nam, căn bệnh lớn nhất hiện nay là vấn đề nợ xấu và sở hữu chéo. Việc chần chừ và có phần e ngại khi tính toán lại nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế cũng như công bố các thông tin về nợ xấu và sở hữu chéo chỉ làm tăng nguy cơ phát bệnh trầm trọng hơn trong tương lai. Mục tiêu và các thứ tự ưu tiên của các giải pháp cần phải được xác lập lại. Nhóm nghiên cứu cho rằng từ bản chất căn bệnh của các TCTD Việt Nam hiện nay, năm 2015 nên tập trung vào xử lý dứt điểm nợ xấu của các TCTD thông qua tạo dựng hành lang pháp lý đủ thẩm quyền và khả thi cho VAMC và xử lý vấn đề sở hữu chéo. Cần thay đổi chiến lược và biện pháp M&A các TCTD như hiện nay từ hình thức “tự nguyện” sang “bắt buộc” thậm chí cho tuyên bố phá sản một số TCTD yếu kém để làm thanh lọc hệ thống.

Hai là, hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải là ưu tiên số một trong quá trình tái cơ cấu.

Sau khi chẩn đoán bệnh của hệ thống, việc cần làm ngay là hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Một hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ sẽ giúp cho quá trình tái cơ cấu nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí. Đối với thực trạng cơ cấu TCTD như Việt Nam, khuôn khổ pháp lý phải thay đổi theo hướng tạo cho NHNN một quyền lực đủ mạnh để thực hiện tái cơ cấu hệ thống. Cần cho phép NHNN mua lại cổ phần tại một số NHTMCP để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước trong việc thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng, của các cổ đông hiện đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ, cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng sau khi các cổ đông thoái vốn, tăng tính hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các TCTD; áp dụng biện pháp phá sản một số NHTM và TCTD phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và QTDND theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các giải pháp xử lý khác nhưng không thành công hoặc không có hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở không gây các tác động lớn về mặt xã hội cũng như hệ thống.

Ba là, cần sự đồng thuận mạnh mẽ hơn trong thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thực hiện tái cơ cấu đồng bộ hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu các DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành ngân hàng vì hệ thống ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với các ngành và lĩnh vực khác. Đối với Việt Nam, để tái cấu trúc thành công hệ thống ngân hàng cần thực hiện đồng bộ với tái cơ cấu các DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Một phần của tài liệu TÁI cơ cấu hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM TRONG bối CẢNH tái cơ cấu nền KINH tế (Trang 28 - 30)