II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XNK THỜI KỲ
2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những thành tựu, xuất nhập khẩu trong 10 năm qua
có những hạn chế, yếu kém. Nhiều mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 và của Đề án phát triển
xuất khẩu 2006 – 2010 không phù hợp với thực tiễn, chưa được thực
hiện. Trong đó, phần lớn các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng và phát triển xuất nhập khẩu chưa hoàn thành. Những hạn chế, yếu kém
chủ yếu, gồm:
(1) Qui mô xuất khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ
yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, chi phí xuất khẩu
cao, hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm với các biến động của thị trường thế giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, hiện đại.
Giai đoạn 2006 – 2010, tăng trưởng xuất khẩu bình quân 17,0%/năm, thấp hơn mục tiêu là 17,5%/năm. Qui mô xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 71 tỉ USD, chưa đạt mục tiêu đề ra là 72,5 tỉ USD. Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bằng khoảng
66% GDP, nhưng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người mới đạt
khoảng 750 USD chỉ bằng 41% mức bình quân của thế giới là (khoảng 1.840 USD), chưa đạt mục tiêu Chiến lược đề ra cho năm
2010 là 770 – 780 USD.
Khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hóa còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu
còn thấp, tăng chậm. Tỉ trọng của nhóm hàng có hàm lượng công
trong năm 2005 và ước khoảng 14 – 15% trong năm 2010, còn lại là hàng công nghệ thấp và trung - thấp. Đến năm 2010, riêng nhóm
hàng có hàm lượng công nghệ cao mới chiếm khoảng 8 – 9% tổng
kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (năm
2008, chỉ số này của Indonexia là 14%, Trung Quốc: 34%, Thái Lan: 30%, Hàn Quốc: 37%, Singapore: 57%, Malayxia: 58%). Khoảng
27% kim ngạch xuất khẩu là hàng công nghiệp chế tạo công nghệ
thấp. Chi phí xuất khẩu cao gấp 1,7 lần mức trung bình của khu vực (năm 2007, chi phí xuất khẩu của Việt Nam là 701 USD/container 20 ft, mức trung bình của khu vực là 500 USD).
Cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỉ
trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo tăng rất chậm từ 46,7% trong năm 2001 lên 50,7% trong năm 2005, 53,4% trong năm 2009, ước đạt 55% trong năm 2010 (bình quân mỗi năm chỉ tăng được gần 1 điểm phần trăm), thấp xa so với mục tiêu Chiến lược là 69% và mục
tiêu của Đề án là 76,7%. Tỉ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế giảm
rất chậm, từ 45,3% trong năm 2001 xuống 46,6% trongnăm 2009 và ước còn 45% trong năm 2010, chưa đạt mục tiêu Chiến lược đề ra là 31% và mục tiêu Đề án là 23,3%. Riêng tỉ trọng của nhóm nguyên nhiên liệu không giảm mà lại tăng từ 23,9% trong năm 2001 lên
24,5% trong năm 2009, chưa đạt mục tiêu đề ra là giảm còn 9,6%
vào năm 2010. Khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản là sản phẩm chưa qua chế biến.
Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu rất thấp. Giá trị tăng của
hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 25 – 30%, hàng nông sản và khoáng sản xuất khẩu khoảng 50% (nếu tính giá trị gia tăng quốc gia, tức là phần giá trị tăng thêm người Việt Nam thực tế được hưởng thì tỉ lệ này còn thấp hơn, do các doanh nghiệp FDI
chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu, và một phần không nhỏ giá
trị gia tăng này được nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước).
Ta chưa thực hiện thành công một số khâu đột phá tăng trưởng
xuất khẩu. Hàng điện tử và tin học chưa thực hiện được vai trò hạt nhân tăng trưởng của nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, năm 2009 chỉ đạt kim ngạch 2,76 tỉ USD, năm 2010 ước đạt khoảng
3,2 tỉ USD, bằng khoảng 50% mục tiêu Chiến lược đề ra (6 – 7 tỉ
trong năm 2010, bằng khoảng 42% mục tiêu Chiến lược (700 triệu
USD).
Trong nhóm hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu, tỉ trọng của
hàng gia công còn chiếm phần lớn, tỉ lệ nội địa hóa rất thấp. Một số
ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu, phụ liệu của nước ngoài: sản phẩm điện tử khoảng
90%, sản phẩm gỗ khoảng 75%, sản phẩm dệt may và da giày khoảng 70%, sản phẩm nhựa khoảng 55%, sản phẩm hóa chất
khoảng 80%, sản phẩm thép khoảng 50%. Giá trị ngoại tệ thực thu
của phần lớn các ngành sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu
chỉ khoảng 20 - 30% doanh thu xuất khẩu; một số ngành rất thấp như điện tử, tin học chỉ khoảng 5%.
Qui mô xuất khẩu dịch vụ còn nhỏ, tăng trưởng chậm. Thời kỳ
2001 – 2010, tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ chỉ bình quân 10%/năm, đạt 66% mục tiêu Chiến lược (15%/năm). Trong năm 2009 và 2010
xuất khẩu dịch vụ đã giảm mạnh so với năm 2008 (năm 2009 đạt
5,76 tỉ USD và năm 2010 ước đạt 7 tỉ USD). Trong đó, các sản phẩm
dịch vụ có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 5 – 6%.
(2) nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu tăng cao tác động bất lợi đến các cân đối kinh tế vĩ mô, chưa hướng mạnh vào phần cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa cải thiện được nhiều tình trạng lạc hậu về công nghệ ở một số ngành, ít tiếp cận được với
công nghệ nguồn.
Trong 10 năm qua, tăng trưởng nhập khẩu bình quân 18,2%/năm, không đạt mục tiêu Chiến lược về giảm nhập khẩu
xuống 14%/năm. Riêng giai đoạn 2001 – 2005, tăng trưởng nhập
khẩu bình quân 18,65%/năm (mục tiêu là 15%/năm) và giai đoạn
2006 – 2010 tăng 17,7%/năm (mục tiêu là 13%/năm). Kim ngạch
nhập khẩu đã tăng nhanh từ 15,6 tỉ USD trong năm 2000 lên 36,7 tỉ USD trong năm 2005 (cao gấp 1,25 lần mục tiêu là 29,2 tỉ USD) và
ước đạt 83 tỉ USD trong năm 2010, cao gấp 1,54 lần mục tiêu Chiến lược (53,7 tỉ USD).
Nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa cao gấp 1,05 lần nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, nhập siêu tăng cao trong thời kỳ
2006 – 2010, không đạt được mục tiêu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2008 để xuất siêu khoảng 1 tỉ USD vào năm 2010. Nhập
siêu tăng đột biến ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, năm 2008
giá trị nhập siêu tới 18 tỉ USD, tỉ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất
khẩu lên tới 29,1%. Năm 2010 giá trị nhập siêu 12 tỉ USD, tỉ lệ nhập
siêu so với kim ngạch xuất khẩu còn khoảng 16,9%.
Nhập khẩu dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010 tăng trưởng bình quân
20,1%/năm, cao gấp 1,9 lần mục tiêu Chiến lược (11%/năm) và gấp
2,1 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ. Giá trị nhập khẩu dịch
vụ tăng từ 1,2 tỉ USD trong năm 2000 lên 6,83 tỉ USD trong năm 2009 và ước khoảng 7,5 tỉ USD trong năm 2010.
Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đều thấp hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu, dẫn đến “thâm hụt kép” cả cán cân thương mại hàng hóa và cán cân thu – chi dịch vụ, là thành tố
chính làm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai, tác động tiêu cực đến các cân đối kinh tế vĩ mô. Thời kỳ 2001 – 2010, tổng giá trị
nhập siêu là 79,63 tỉ USD, bằng 21,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
thời kỳ, tổng giá trị thâm hụt cán cân dịch vụ là 7,06 tỉ USD, bằng
14,0% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ cả thời kỳ, tổng giá trị thâm hụt
cán cân vãng lai khoảng 36 tỉ USD, bằng khoảng 6% GDP, riêng
năm 2008, cán cân vãng lai thâm hụt 12,1 tỉ USD, bằng 11,8% GDP. Cơ cấu nhập khẩu còn một số hạn chế, bất hợp lý, chưa chú
trọng đáp ứng yêu cầu tăng cường phần cốt lõi của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tỉ trọng của nhóm máy móc, thiết bị, phương tiện và công nghệ - yếu tố hàng đầu để tăng năng lực sản xuất và hình thành sức cạnh tranh của sản phẩm – lại có xu hướng giảm liên tục
từ 25,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2003 xuống
14,7% trong năm 2006 và dao động ở mức 17 – 18% trong giai đoạn
2007 – 2010. Trong khi Bắc Mỹ và EU là những thị trường “nguồn”
của công nghệ cao, thiết bị hiện đại, có tác động lớn đến sự đổi mới
kỹ thuật trong nước thì ta lại xuất siêu, ngược lại chúng ta lại nhập
siêu rất lớn từ khu vực thị trường Châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc là thị trường gần, mở cửa, giao lưu sớm, ít rào cản thương mại nhưng
phần lớn là công nghệ thấp.
(3) Sự phát triển thị trường ngoài nước chủ yếu theo chiều
rộng, chưa hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu, chất lượng
thực hiện thành công một số bước điều chỉnh Chiến lược thị trường
xuất, nhập khẩu.
Hàng Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 220 thị trường
khắp các châu lục trên toàn cầu, nhưng trên 80% lượng hàng hóa vẫn
xuất FOB và nhập CIF. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ logicstics chưa
phát triển nên phần lớn hàng xuất khẩu chưa thể xuất trực tiếp sang
thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu mà vẫn phải quá cảng qua Hồng Kông, Singapore. Đối với một số thị trường, hàng xuất khẩu vẫn còn phải
qua trung gian. Chỉ mới có một tỉ lệ nhỏ hàng xuất khẩu được tiêu thụ qua mạng lưới phân phối trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ở
thị trường nhập khẩu. Mức độ tham gia hệ thống phân phối toàn cầu
của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế . Một số
ngành hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến xuất khẩu tuy đã có sự tham gia vào các mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng mô hình tổng quát vẫn là qui mô lớn, nấc thang giá trị
thấp và hiệu quả thấp.
Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam mới tham gia được vào các phân khúc sản xuất gia công lắp ráp là các khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Có rất ít doanh
nghiệp tham gia được vào khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển,
phân phối ở thị trường ngoài là những khâu mang lại giá trị gia tăng
cao.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để phát triển kinh
doanh ngoài biên giới quốc gia mới ở giai đoạn khởi đầu, khả năng
tận dung những cơ hội phát triển mới và phát triển thị trường xuất
khẩu theo chiều sâu do toàn cầu hóa, hội nhập và tham gia các FTA mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Công tác dự báo Chiến lược thị trường quốc tế chưa được chú
trọng đầu tư đúng mức, chất lượng thông tin và kết quả dự báo
Chiến lược thị trường phục vụ chỉ đạo điều hành xuất nhập khẩu của
Chính phủ còn thấp. Sự hiểu biết về thị trường ngoài nước còn hạn
chế. Tư duy Chiến lược kinh tế, kinh doanh toàn cầu và trình độ
ngoại ngữ của các doanh nhân Việt Nam , của các nhà quản lý và đội
ngũ cán bộ tham gia đoàn đàm phán mở cửa thị trường ngoài nước
còn hạn chế. Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ, kịp
nước, thụ động chờ đợi khách hàng, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.
Việc điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu chưa đạt được mục tiêu mong đợi. Chưa sử dụng các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) làm công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu điều chỉnh
Chiến lược thị trường quốc tế. Việc ký kết tham gia 6 FTA với 15 nước trong khu vực đã tạo xu hướng tăng mức độ tập trung thương
mại của Việt Nam với các đối tác ở Châu Á và Châu Đại Dương, trái ngược với định hướng Chiến lược điều chỉnh cơ cấu thị trường quốc
tế nhằm tăng tỉ trọng của khu vực thị trường Châu Âu, giảm tỉ trọng
của thị trường Châu Á và Châu Đại Dương. Trong cơ cấu thị trường
xuất khẩu. Tỉ trọng của khu vực thị trường Châu Âu đã giảm liên tục
từ 25,3% trong năm 2001 xuống 18% trong năm 2005 và ở mức 20 –
22% trong giai đoạn 2008 – 2010 (chưa đạt mục tiêu Chiến lược là 23%); tỉ trọng của thị trường Châu Á có xu hướng tăng từ 45,4% trong năm 2006 lên 48% trong năm 2010 (mục tiêu là giả còn 45%
vào năm 2010); tỉ trọng của thị trường Châu Đại Dương tăng từ 7,1% trong năm 2008 lên 7,5% trong năm 2010 (mục tiêu là giảm
còn 5%). Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu, tỉ trọng của khu vực thị trường Châu Á không giảm như mong muốn mà ngược lại tăng
nhanh từ 60% trong năm 2000 lên 80 – 82% trong giai đoạn 2008 – 2010. Tỉ trọng của thị trường EU đã giảm mạnh từ 26 – 27% trong
năm 2000 xuống 7,2 – 7,5% trong giai đoạn 2007 – 2010. Tỉ trọng
nhập khẩu từ thị trường ASEAN đã có xu hướng giảm từ 27,9% trong năm 2006 xuống 20,1% vào năm 2009; nhưng tỉ trọng nhập
khẩu từ 3 quốc gia Đông Bắc Á đã tăng mạnh từ 25,4% lên 39,4% trong thời gian tương ứng, riêng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đã tăng từ 16,4% lên 23,5%.
(4) Hội nhập các FTA chưa có một Chiến lược tổng thể và lộ
trình thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển XNK, chưa tận
dụng hiệu quả cơ hội và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu
Hội nhập các FTA còn mang tính bị động, bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị
của nền kinh tế nước ta chưa cao. Quan điểm và nhận thức về tham
gia các FTA ở nước ta còn có sự khác nhau, chưa thống nhất; chưa
các nỗ lực cao trong toàn xã hội để tận dụng tối đa các ưu đãi, các cơ
hội từ tham gia các FTA để duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu cao
sang các thị trường đã ký FTA, hạn chế các tác động bất lợi của tự
do hóa theo các cam kết FTA đối với thương mại, nhất là khi xảy ra
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ta chưa chuẩn
bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước khi tham gia các FTA và chưa
sử dụng được hiệu quả các FTA đã ký kết làm công cụ điều chính
Chiến lược thị trường quốc tế, cải thiện cán cân thương mại, cán cân
thanh toán vãng lai và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Các lợi ích quốc gia thu được từ tham gia các FTA chưa tương xứng với tiềm năng,
nhất là các tiềm năng về liên kết và hợp tác song phương. Đặc biệt là trong quan hệ FTA với Trung Quốc, ta đã bị thua thiệt ở cả chiều
xuất và nhập khẩu, thị phần của hàng Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm từ 0,54% trong năm 2004 xuống 0,38% trong năm 2008 và chỉ nhích lên 0,49% trong năm 2009; trong khi đó, thị phần của hàng Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 14,37% trong năm 2004
lên 23,5% trong năm 2009, gấp 1,63 lần sau 6 năm thực hiện
EFH/ACFTA.
Ta cũng chưa tận dụng tốt các cơ hội và điều kiện thương mại
thuận lợi của việc gia nhập WTO, các ưu đãi từ các thỏa thuận khu
vực (PTA) và các GSP mà các nước phát triển dành cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Châu Âu,
Bắc Mỹ. Năng lực và kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp thương
mại, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam từ các nước nhập khẩu, còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng và sử dụng