Phím End đưa con trỏ về cuối dòng.
Phím PgUp đưa con trỏ lên một trang màn hình.
Phím PgDn đưa con trỏ xuống một trang màn hình. Ctrl+ dịch con trỏ sang trái một chữ.
Ctrl+ dịch con trỏ sang phải một chữ.
Ctrl+PgUp đưa con trỏ về đầu văn bản
Ctrl+PgDn đưa con trỏ về cuối văn bản.
Phím Del Xoá ký tự tại vị trí con trỏ
Phím BackSpace Xoá ký tự nằm bên trái con trỏ.
Ctrl+Y Xoá cả dòng ký tự chứa con trỏ. Các dòng ở dưới sẽ dồn
lên.
Ctrl+Q Y Xoá phần cuối dòng kể từ vị trí con trỏ.
Đánh dấu khối: Khối được đánh dấu bằng cách dịch trỏ tới vị trí đầu và gõ
Ctrl_K B, dịch trỏ tới vị trí cuối và gõ Ctrl_K K. Sau đó khối sẽ chuyển mầu.
Ctrl_K C Copy khối tới vị trí mới của con trỏ.
Ctrl_K V Chuyển khối tới vị trí mới của con trỏ.
Ctrl_K Y Xoá cả khối
Ctrl_K W Ghi khối vào một tệp trên đĩa. Nếu bạn ghi tên tệp là PRN thì tương đương với việc ghi khối sang máy in.
Ctrl_K R Đọc một tệp từ đĩa vào, phần đọc vào được đánh dấu như khối. Ctrl_Q B và Ctrl _Q K đưa con trỏ về đầu khối và cuối khối.
Ctrl_Q F Tìm kiếm (F: Find) một cụm từ mà bạn muốn.
Ctrl_Q A Tìm kiếm và sau đó thay thế. Chương trình sẽ hỏi:
Find: tìm gì
Replace: thay bằng gì Option: tuỳ chọn các cách.
U: tìm không phân biệt chữ to, nhỏ (Upcase). B: tìm từ vị trí con trỏ về đầu tệp.
W: tìm trọn các từ, ví dụ: tìm thấy từ 'Ho' nhưng không tìm trong 'Hoang'. G: Tìm và thay thế từ đầu tệp (Global)
N: tìm và thay thế mà không cần hỏi lại có thay hay không. Ctrl_L lặp lại công việc Ctrl _Q F hoặc Ctrl _Q A cuối cùng.
6.3 Dịch và chạy chương trình.
Sau khi soạn xong chương trình ta cho dịch và chạy chương trình bằng lệnh:
Ctrl+F9. Dịch (Compile) chương trình vừa soạn thảo (gọi là chương trình nguồn) thành chương trình đích (executable), sau đó là ch ạy chương trình (Run).
Khi gõ Ctrl+F9, máy sẽ kiểm tra xem chương trình có lỗi không, nếu không có
lỗi thì máy sẽ chạy luôn chương trình. Nếu có lỗi máy sẽ thông báo lỗi cụ thể để
tìm và sửa lỗi. Ví dụ: Program DonGian; Begin y:=12.9; Writeln(' y = ',y); End.
Khi dịch chương trình, con trỏ sẽ được đặt ở vị trí có lỗi và báo trên màn hình
như sau:
Error 3: Unknow identifier.
Program DonGian; Begin
y:=12.9; (vị trí con trỏ báo lỗi)
Writeln ('y=',y);
End.
Nghĩa là chương trình không biết tên (định danh) này (y). Ta thấy sai vì biến y chưa khai báo ở mục Var.
Hãy chữa lại như sau:
Program DonGian; Var y: Real; Begin y:=12.9; Writeln (' y = ',y); End.
Sau khi dịch ta thấy không báo lỗi nữa.
Việc cho dịch và chạy có thể thực hiện bằng cách ấn Alt +C để vào mục Compile trong Menu Bar. Sau đó ch ọn lệnh dịch: Compile hoặc Make ho ặc Build...
Turbo Pascal có thể để chương trình sau khi dịch ở trong bộ nhớ và cũng có thể để trên đĩa. Nếu để trong bộ nhớ, máy sẽ chạy nhanh h ơn song bộ nhớ sẽ bị
chiếm chỗ nhiều và khi tắt máy chương trình để trong bộ nhớ cũng mất đi. Nếu
dịch và lưu trên đĩa, ta sẽ có tệp kết quả với đuôi exe.
Hãy ấn Alt+C để vào mục Compile và chuyển đổi mục Destination bằng cách ấn phím chữ cái D. Máy sẽ chuyển đổi để chọn một trong 2 cách Destination Disk hoặc Destination Memory.
Trong các ví dụ trên chúng ta chỉ dùng một tệp để chứa toàn bộ chương trình. Nếu chương trình lớn nên thiết kế thành nhiều Modunm, mỗi modun đ ược chứa
trong một tệp chương trình nguồn, mỗi Modun có một nhiệm vụ riêng của nó, tùy người lập trình thiết kế. Người ta thiết kế các modul này thành các đơn vị chương trình,được gọi là Unit (ta sẽ tìm hiểu Unit phần sau). Ta có thể dịch từng
Unit một cách riêng biệt. Một Unit được dịch xong, nếu không có sửa đổi thì lần
sau máy sẽ không phải dịch lại Unit đó nữa. Ch ương trình chính được Turbo
Pascal đặt trong tệp có tên là Primary file.
· Primary file là tên file chứa chương trình chính (chứ không phải là Unit). Nếu chương trình chỉ có một file, không có Unit thì không phải quan tâm tới
mụcPrimary file.
Build là dịch toàn bộ chương trình chính (Primary file) cùng các Unit liên quan, cho dù các Unit không có sự thay đổi gì trước đó.
· Compile là chức năng dịch những file n ào đó thấy cần chứ không dịch hết như chức năng Build. Sau khi dịch xong không chạy ch ương trình như Ctrl
+F9.
· Make là chức năng dịch, nhưng chỉ dịch đúng một Unit mà ta đang soạn
thảo.
Sau khi dịch xong Unit sẽ được lưu với file *.PTU (Turbo Pascal Unit).
6.4 Khả năng bao hàm tệp
Khi soạn thảo một chương trình quá dài, hoặc những đoạn chương trìnhđã hoàn chỉnh, ta có thểcắt đoạn chương trìnhđó ra các file khác được gọi là các file bao
hàm. Sau đó tại chỗ cắt đi ta phải báo cho ch ương trình dịch đọc các file bao
hàm với lời hướng dẫn.
{ $I FileName}
Trong đó FileName là tên file bao hàm.
Ví dụ với chương trình lúc ban đầu sau:
Program BaoHam; Var X,y: Real; Procedure A; Begin ... End; Procedure B; Begin ... End; Begin ... End.
Đánh dấu khối Procedure A, sau đó dùng Ctrl +W đ ể ghi sang File mới đoạn đã
đánh dấu, với tên File là ThuTucA.Pas. Sau khi ghi xong xóa khối này đi và thay vào đó là lời hướng dẫn {$I ThuTucA.Pas}. Ta lại tiếp tục với Procedure B.
Cuối cùng ta có tệp chứa chương trình còn lại như sau:
Var X,y:Real; {$I ThuTucA.Pas}; {$I ThuTucB.Pas}; Begin ... End. Bài tập:
Hãy dùng các thao tác soạn thảo để lập trình tìm nghiệm phương trình bậc hai, sau đó cho chạy chương trình và quan sát lỗi nếu có.
Hãy làm quen với bao hàm tệp bằng cách lập 3 thủ tục ứng với DX =0, DX<0 và DX >0 (Câu1) sau đó dưa 3 th ủ tục vào bao hàm và cho chạy thử.
Hãy thử nghiệm trong trường hợp bao hàm tệp là một đoạn nào đó không trọn
một thủ tục.