5.1. Họp mặt
• Trước khi bắt đầu hoạt động nào, các buổi họp với các thành viên có liên quan sẽ được tổ chức với mục đích giải thích nội dung công việc cũng như biện pháp để triển khai công việc hiệu quả đúng như trong biện pháp này.
5.2. Hướng dẫn
• Tất cả các công nhân đều phải mang “thiết bị bảo vệ” (PPE) ở mọi thời điểm như mũ cứng (mũ bảo hiểm), giày bảo hộ và đồng phục làm việc.
5.3. Ngăn chặn tai nạn trong quá trình căng kéo
• Công nhân không được đứng phía sau kích trong quá trình căng kéo và đo đạc.
5.4. Ngăn chặn tai nạn trong quá trình phụt vữa
• Công nhân phải đeo kính bảo hộ trong quá trình phụt vữa để bảo vệ mặt khỏi nước trong vữa. Có sự phối kết hợp đặc biệt là khi kết thúc quá trình phụt vữa để tránh bị bục dưới áp lực cao.
5.5. Ngăn chặn tai nạn do máy móc nặng
• Chỉ có thợ lái lành nghề mới được phép điều khiển máy móc trên công trường. Trong trường hợp nếu có thợ lái mới thì phải kiểm tra kỹ năng trước khi giao việc.
• Kiểm tra bảo dưỡng đều đặn thiết bị hoạt động ngoài công trường trước khi đưa vào hoạt động toàn bộ.
• Ổn định khu vực làm việc, kiểm tra nền đặt máy tại ví trí có công xon hoặc dầm đỡ cần cẩu.
5.6. Ngăn chặn tai nạn do điện giật
• Máy phát điện phải được bảo vệ đúng cách và nối đất đúng cách.
• Mối nối dây điện phải được bọc bằng băng dính để tránh rò rỉ điện. Chỉ có nhân viên lành nghề mới được phép vận hành thiết bị tại công trường.
5.7. Ngăn chặn tai nạn do làm việc ban đêm
• Điện phải được cung cấp đủ cho công việc ban đêm, đặc biệt là phải đủ sáng cho sàn đạo. Nếu cần toàn bộ khu vực làm việc phải được chiếu sáng.
5.8. Các công trình công cộng hiện có
• Các công trình công cộng hiện có đặc biệt là đường điện, đường nước, đường dây thông tin liên lạc, và các công trình qua trọng khác tại khu vực làm việc phải được giữ gìn cẩn thận không bị hư hỏng.