Thảo luận kếtquả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của cơ cấu vốn đến kết QUẢ HOẠT ĐỘNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 70)

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD), tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản (LTD), tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) và quy mô của ngân hàng thương mại (SIZE) đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (các biến phụ thuộc bao gồm: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)), cần xem xét đến hệ số Beta,

Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Xét hệ số Beta trong phương trình hồi quy ta thấy, có 02 yếu tố tác động ngược chiều (hệ số Beta âm) ảnh hưởng đến đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Quy mô tổng tài sản (SIZE), với hệ số Beta bằng -0,01149; và tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) với hệ số Beta bằng -0,00064, Còn lại 03 yếu tố ảnh hưởng cùng chiếu (hệ số Beta dương) : Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD) với hệ số Beta bằng 0,00260; tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản(LTD) với hệ số Beta bằng 0,01404; tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD) với hệ số Beta bằng 0,03413, Các hệ số Beta của các biến được tổng hợp trong bảng sau đây :

Bảng 4.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

Yếu tố tác động Hệ số Beta Ý nghĩa Chiều tác động Mức độ tác động

STD 0,03413 0,00010 Cùng chiều 1

LTD 0,01404 0,01900 Cùng chiều 2

SIZE -0,01149 0,00010 Ngược chiều 3

CTD 0,00260 0,00080 Cùng chiều 4

GROWTH -0,00064 0,36980 Ngược chiều 5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mô hình c a tác giả)

Nhận xét từ bảng trên ta thấy, ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài

64 | T r a n g

sản(STD) và vượt trội so với các yếu tố khác là tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD), tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản(LTD), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) và quy mô của ngân hàng thương mại (SIZE),

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động mạnh nhất và lớn hơn so với các yếu tố khác đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) vì có hệ số Beta với β = 0,03413 tại mức ý nghĩa Prob=0,00010 (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng lên 0,03413 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, bên cạnh nguồn vốn từ huy động của khách hàng, nguồn vốn từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần đó,

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản (LTD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) mạnh thứ 2 và chỉ lớn hơn 03 yếu tố khác vì có hệ số Beta với β = 0,01404 tại mức ý nghĩa Pro =0,01900, (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng lên 0,03413 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, bên cạnh nguồn vốn từ huy động của khách hàng, nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần đó,

Đối với tác động của yếu tố quy mô của ngân hàng thương mại (SIZE) đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động

65 | T r a n g

mạnh thứ hai và lớn hơn so với yếu tố khác đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) vì có hệ số Beta với β = -0,01149 tại mức ý nghĩa Pro =0,00010 (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ giảm xuống 0,00010 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần đó,

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động mạnh nhất và vượt trội hơn so với yếu tố khác đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) vì có hệ số Beta với β = 0,00260 tại mức ý nghĩa Prob=0,00080 (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng lên 0,00260 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, nguồn vốn huy động từ khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013,

Đối với tác động của yếu tố tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động yếu nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) vì có hệ số Beta với β = - 0,00064 tại mức ý nghĩa Pro =0,36980 (Không có ý nghĩa thống kê),

Đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE), Xét hệ số Beta trong phương trình hồi quy ở phần trên ta thấy cũng giống như kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), kết quả hồi quy cũng cho thấy có 02 yếu tố tác động ngược chiều (hệ số Beta âm) ảnh hưởng đến đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Quy mô tổng tài sản (SIZE), với hệ số Beta bằng -0,06510; và Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD) với hệ số Beta bằng -0,01734, Còn lại 03 yếu tố ảnh hưởng

66 | T r a n g

cùng chiếu (hệ số Beta dương): Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) với hệ số Beta bằng 0,01354; tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản (LTD) với hệ số Beta bằng 0,16686; tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD) với hệ số Beta bằng 0,24712, Các hệ số Beta của các biến được tổng hợp trong bảng sau đây :

Từ kết quả của bảng tổng hợp ên dưới ta thấy, ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) vẫn là tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD) và vượt trội so với các yếu tố khác là tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD), tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản(LTD), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) và quy mô của ngân hàng thương mại (SIZE),

Bảng 4.11: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Yếu tố tác động Hệ số Beta Ý nghĩa Chiều tác động Mức độ tác động

STD 0,24712 0,01740 Cùng chiều 1

LTD 0,16686 0,014800 Cùng chiều 2

SIZE -0,06510 0,04650 Ngược chiều 3

CTD -0,01734 0,05510 Ngược chiều 4

GROWTH 0,01354 0,11260 Cùng chiều 5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy mô hình c a tác giả)

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hứu (ROE): Cũng tương tự như kết quả hồi quy của biến độc lập này đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động mạnh nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) vì có hệ số Beta với β = 0,24712 tại mức ý nghĩa Pro =0,01740 (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu sẽ tăng lên 0,24712 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, nguồn vốn huy động từ phát hành các loại giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn là nguồn vốn có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013,

67 | T r a n g

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản (LTD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) mạnh thứ hai và lớn hơn khá nhiều so với 03 yếu tố khác vì có hệ số Beta với β = 0,16686tại mức ý nghĩa Pro =0,01860 (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng lên 0,16686 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 ảnh hưởng cùng chiều tới tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đó,

Đối với tác động của yếu tố quy mô của ngân hàng thương mại (SIZE) đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động mạnh thứ tư và lớn hơn so với 02 yếu tố khác đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) vì có hệ số Beta với β = -0,06510 tại mức ý nghĩa Pro =0,04650 (Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%),

Ý nghĩa của hệ số Beta : Có nghĩa là khi các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ giảm xuống 0,06510 lần với điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố khác là không đổi, Như vậy, cũng giống như tác động của quy mô tổng tài sản đến tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 cũng ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đó,

Đối với tác động của yếu tố tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (CTD) đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động yếu nhất đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) vì có hệ số Beta với β = -0,01734 tại mức ý nghĩa Pro =0,05510 (Không có ý nghĩa thống kê),

68 | T r a n g

Đối với tác động của yếu tố tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH) đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE): Xét hệ số Beta ta thấy rằng nhân tố này có tác động mạnh thứ năm đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) vì có hệ số Beta với β = 0,01354 tại mức ý nghĩa Pro =0,11260 (Không có ý nghĩa thống kê),

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn và quy mô của ngân hàng có tác động đáng kể đến kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 như sau:

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Biến độc lập Hƣớng tác động Có ý nghĩa thống kê

ROA ROE ROA ROE

SIZE Ngược chiều Ngược chiều Có** Có* STD Cùng chiều Cùng chiều Có** Có* CTD Cùng chiều Ngược chiều Có** Không GROWTH Ngược chiều Cùng chiều Không Không LTD Cùng chiều Cùng chiều Có* Có*

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả hồi quy mô hình c a tác giả) Ghi chú: (**) Có ý ĩ t ống kê với mứ ý ĩ 1%

(*) Có ý ĩ t ống kê với mứ ý ĩ 5%

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Muhammad Saeed Muzaffa, Ammar Ali Gull, Muhammad Yasran Rasheed về đề tài: Tác động về cơ cấu vốn lên hoạt động Ngân hàng - Một nghiên cứu của Pakistan, Kết quả các tác giả nghiên cứu đã phát hiện sự phụ thuộc cùng chiều mạnh mẽ của nợ ngắn hạn (STDTC) lên tất cả các chỉ số đo lường lợi nhuận (ROA, ROE và EPS), Bên cạnh đó, tổng số nợ và quy mô ngân hang (SIZE) có tác động cùng chiều với tất cả các biến phụ thuộc (ROA, ROE và EPS), Bằng cách phân tích kết quả hồi quy của mỗi biến, nhóm tác giả nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng có tồn tại một mối quan hệ giữa vốn cấu trúc và lợi nhuận của các ngân hàng Pakistan, Tương tự kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Muhammad Saeed Muzaffa, Ammar Ali Gull, Muhammad Yasran Rasheed; tác giả A,M, Goyal, trong bài nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết ở Ấn Độ năm 2013 cũng có kết quả tương tự,

Ngoài ra, một kết quả tương tự về tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của tác giả Khalaf

69 | T r a n g

Taani, trong bài nghiên cứu: Tác động cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng - một trường hợp nghiên cứu của Jordan, tron năm 2013 và nhóm tác giả Dadson Awunyo-Vitor, Jamil Badu trong bài nghiên cứu: Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết ở Ghana năm 2012,

Như vậy, dựa trên kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, tác giả đi đến kết luận có thể chấp nhận giả thiết H2 : Cơ cấu vốn có tác động đáng kể đến kết quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam,

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dựa trên quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 3, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả, lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu và thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm phân tích định lượng Eview, Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu vốn với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) với các biến độc lập là: Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ khách hàng trên tổng tài sản (CTD), tỷ lệ nguồn vốn từ phát hành các loại giấy tờ có giá trên tổng tài sản (STD), tỷ lệ nguồn vốn từ vay nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trên tổng tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG của cơ cấu vốn đến kết QUẢ HOẠT ĐỘNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)