Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến tổ chức cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (Trang 29 - 31)

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề 1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến tổ chức cá nhân

đề theo ý kiến tổ chức cá nhân

Phần phân tích đa thức thành nhân tử ở lớp 8 là một nội dung quan trọng bởi kiến thức này có liên quan chặt chẽ, nó là tiền đề cho học sinh học tốt các kiến thức về sau và đặc biệt nó có ứng dụng rất nhiều. Do vậy, trước hết chúng ta cần cho học sinh nắm thật vững định nghĩa phân tích đa thức thành nhân tử , các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đặc biệt là các phương pháp thông thường .

Để học sinh nắm vững và hứng thú học tập, chúng ta cần liên hệ những kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới, chọn lọc hệ thống bài tập theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó. Khi học phải cho học sinh nhận dạng sau đó mới bắt tay vào giải theo nhiều cách (nếu có thể) chứ không nhất thiết phải giải nhiều bài tập. Cần rèn luyện nhiều cách suy luận để tìm hướng giải và cách lập luận trình bày của học sinh vì đây là học sinh đầu cấp. Với mỗi dạng tuy không có quy tắc tổng quát, song sau khi giải giáo viên nên chỉ ra một đặc điểm, một hướng giải quyết nào đó để khi gặp bài tương tự học sinh có thể liên hệ được.

10.3. Kết luận

1)Bài học kinh nghiệm:

- Đối với học sinh yếu, kém: Là một quá trình liên tục củng cố và rèn luyện các kỹ năng để vận dụng tốt các phương pháp phân tích cơ bản vào giải toán. Giáo viên cần cho học sinh thực hành theo bài tập mẫu với các bài tương tự từ đơn giản nâng dần đến phức tạp, không nên cho học sinh làm các bài tập khác với nội dung của SGK.

- Đối với học sinh trung bình: Cần chú ý cho học sinh nắm chắc các phương pháp cơ bản, kỹ năng biến đổi và vận dụng các phương pháp đa dạng hơn vào từng bài tập cụ thể từ đó rèn luyện khả năng tự học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Đối với học sinh khá, giỏi: Ngoài việc nắm chắc các phương pháp cơ bản, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu thêm các phương pháp phân tích nâng cao khác thông qua các bài tập dạng nâng cao giúp học sinh vận dụng thành thạo kỹ năng biến đổi, linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp. Qua đó kích thích óc tìm tòi, sáng tạo, khai thác cách giải, khai thác bài toán nhằm phát triển tư duy một cách toàn diện cho học sinh.

- Đối với giáo viên: Phải định hướng và vạch ra những dạng toán giúp học sinh tìm ra các phương pháp giải hợp lý từ đó nắm vững các dạng toán, rèn kỹ năng phân tích từng dạng bài tập. Thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng của học sinh trong quá trình cung cấp các thông tin mới có liên quan trong chương trình đại số 8 đã đề cập ở trên. Đồng thời giáo viên phải tạo ra không khí tích cực trong khi giải bài tập đối với mọi đối tượng học sinh. Muốn vậy giáo viên cần tác động đến từng đối tượng sao cho phù hợp. Chẳng hạn đối với học sinh yếu, kém, trung bình nên gợi ý tỉ mỉ, học sinh khá, giỏi cần nêu nét cơ bản hướng học sinh theo con đường cần đi đến. Nên để cho học sinh tích cực tìm tòi sáng tạo như vậy mới phát triển tư duy trí tuệ cho học sinh.

2)Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu tiếp của đề tài:

- Sau thời gian nghiên cứu, vận dụng các phương pháp rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử trong chương trình đại số 8. Tôi nhận thấy kết quả bước đầu học sinh tiến bộ đáng kể, giúp học sinh tự tin hơn khi giải các bài toán khó hơn các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa.

- Đề tài này có thể áp dụng thực hiện trong tổ chuyên môn, khối 8 đồng thời làm tài liệu tham khảo ở các khối khác trong năm học tới.

- Đề tài có nội dung kiến thức tương đối rộng gần như xuyên suốt chương trình đại số 8, được áp dụng để nâng cao chất lượng học sinh đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình, có kỹ năng giải toán thành thạo là hết sức quan trọng. Việc áp dụng đề tài này cần phải có thời gian, phải được tiến hành một cách hệ thống. Do vậy hình thức tổ chức là các buổi luyện tập, ôn tập giáo viên phân dạng bài tập và trình bày theo hệ thống kiến thức.

- Để áp dụng đề tài đạt hiệu quả cao giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tích cực, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho học sinh và trong quá trình dạy phải khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học và tự học. Giáo viên phải tích cực nghiên cứu tìm tòi các bài tập liên quan, cách giải hay độc đáo và phân loại các dạng bài tập tiếp theo trong chương trình sách giáo khoa THCS.

- Đề tài nghiên cứu, rút kinh nghiệm của bản thân tôi, thông qua thực trạng học sinh của lớp 8A7 trong năm học 2012 – 2013 mà tôi xây dựng để cho tiết học đạt hiệu quả. Song vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế của nó rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

- Với đề tài này, tôi có thể áp dụng nghiên cứu tiếp trong các năm học sau và tự tìm tòi rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w