HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2 Công nghệ môi trường không khí (Trang 27 - 32)

BẢN CHẤT CỦA HƯNK:

- Các khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2 , CH4, H2O, O3, N2O, CFCs. Các khí này tồn tại trong tầng đối lưu của khí quyển.

- Tính chất: + Cho ánh sáng nhìn thấy (visible) đi qua

+ Hấp thụ tia hồng ngoại (IR – infra-red – tia nhiệt)

- Ban ngày, bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất là ánh sáng nhìn thấy. Ánh sáng này đi qua lớp khí nhà kính trong khí quyển và tới mặt đất. Trái đất hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ tăng.

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

BẢN CHẤT CỦA HƯNK:

- Ban đêm, nhiệt độ lớp không khí bao quanh trái đất giảm nhanh → nhiệt độ trái đất cao hơn nhiệt độ không khí → trái đất bức xạ nhiệt (phát ra các tia hồng ngoại). Các tia hồng ngoại này một phần phát tán ra ngoài khí quyển, một phần gặp các phân tử khí nhà kính bị giữ lại. Nhờ đó, một phần nhiệt lượng hấp thu từ mặt trời được giữ lại trái đất.

- Nhờ HƯNK mà nhiệt độ trung bình của trái đất được duy trì ở mức +15OC. Nếu không có HƯNK thì nhiệt độ trung bình của trái đất ở vào khoảng – 18OC, không thích hợp cho con người và các sinh vật phát triển.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

— SỰ GIA TĂNG HƯNK:

Con người phát thải ngày càng nhiều các khí nhà kính vào trong môi trường, đặc biệt là CO2 → nồng độ các khí nhà kính trong tầng đối lưu tăng → lượng tia nhiệt phát ra từ trái đất bị lớp khí nhà

kính hấp thụ tăng → tăng lượng nhiệt bị giữ lại trái đất → tăng nhiệt độ của trái đất.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

— HẬU QUẢ CỦA SỰ GIA TĂNG HƯNK

HƯNK gia tăng làm trái đất nóng lên, dẫn đến các hậu quả sau:

+ Băng tan ở 2 cực tan → gây lụt lội → nhiều người dân sẽ mất nhà ở, diện tích cach tác thu hẹp

+ Tốc độ bốc thoát hơi nước tăng → Gia tăng hạn hán, lũ lụt, thiên tai.

+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng → Các vi sinh vật gây bệnh phát triển → gia tăng bệnh tật cho con người.

+ Tuyệt chủng một số loài nhạy cảm với sự biến đổi nhiệt độ v.v.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2 Công nghệ môi trường không khí (Trang 27 - 32)