THAY ĐỔI DÒNG CHẢY VÀ KHÍ HẬU VÙNG THƯỢNG LƯU, LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI Trương Nguyễn Cung Quế, KONDOH Akihiko, Nguyễn Hồng Quân

Một phần của tài liệu THỀM BIỂN NAM bộ BẰNG CHỨNG về BIẾN đổi môi TRƯỜNG (Trang 26)

Trương Nguyễn Cung Quế, KONDOH Akihiko, Nguyễn Hồng Quân

Phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường & Tài nguyên, ĐHQG-HCM

Tóm tắt

Lưu vực sông Đồng Nai nằm ở phía Nam Việt Nam là nguồn cung cấp nước chính yếu cho khu vực phía Đông – Nam Việt Nam. Nằm trong khu vực đang chịu sự biến đổi liên tục nguồn nước do biến đổi khí hậu, chịu tranh cãi về các tác động tiềm tàng lên sự vận chuyển trầm tích và dòng chảy hạ lưu do tác động hệ thống nhà máy thủy điện hoặc từ các công trình xây dựng đập thủy điện ở khu vực thượng lưu. Do đó, việc phân tích sự thay đổi trong chế độ thủy văn bắt nguồn từ sự biến động về thời tiết và các yếu tố con người là hết sức cần thiết. Mục đích của nghiên cứu này là để phát hiện sự thay đổi dài hạn từ những dữ liệu về khí hậu và dòng chảy trong lưu vực sông Đồng Nai. Dữ liệu khí tượng và thủy văn trong khu vực nghiên cứu kéo dài 20 năm (từ năm 1993 đến 2012) được phân tích dựa trên phương pháp phân rã thực nghiệm (Empirical Mode Decomposition – EMD). Phương pháp EMD được bởi Huang và cộng sự xây dựng (1998) để thể hiện cho dữ liệu theo thời gian không ổn định theo tổng của các thành phần biên độ điều biến có trung bình bằng 0 và tần suất điều biến. Các yếu tố, được xem là các Hàm dao động nội tại (IMFs), cho phép tính toán tần suất tức thời của nhiều thành phần có nghĩa. EMD được sử dụng để nhận biết sự thay đổi lâu dài của lượng mưa, nhiệt độ, lượng bốc hơi thùng đo và lưu lượng dòng chảy cho một số trạm quan trắc trong lưu vực. Kết quả cho thấy rằng nhiệt độ có sự thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, dữ liệu lượng mưa cho thấy có hai xu hướng, một là xu hướng gia tăng ở khu vực thượng lưu, hai là giảm ở khu vực hạ lưu vào những thập kỉ cuối. Ngược lại, kết quả cho thấy sự gia tăng nhỏ trong lưu lượng dòng chảy (khoảng 7%) tại trạm Ta Lai. Những kết quả này cho thấy sự tác động lớn từ các yếu tố con người lên lưu lượng sông như nạn chặt phá rừng, sự thay đổi lớp phủ thực vật, việc vận hành hồ chứa bởi vì vấn đề biến đổi khí hậu không gây ảnh hưởng nhiều. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về tác động từ hoạt động con người lên chế độ thủy văn lưu vực sông Đồng Nai trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỀM BIỂN NAM bộ BẰNG CHỨNG về BIẾN đổi môi TRƯỜNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)