Xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 28 - 29)

trường

Hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường như là một bộ

phận tạo ra khuôn khổ pháp lý hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ trong hệ

thống chính sách và pháp luật cùng với thiếu kinh nghiệm quản lý trong lĩnh

vực môi trường là kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh

doanh chỉ chú ý tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình mà quên mất lợi ích lâu

dài của quốc gia, của xã hội. Do vậy, trong nền kinh tế vận hành theo cơ

chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay, hệ thống chính sách và luật pháp môi trường ở nước ta cần được hoàn thiện theo hướng sau:

Nhanh chóng xây dựng thêm một số văn bản dưới Luật để hướng dẫn,

kiểm soát và xử lý các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, tiếp tục bổ sung,

sửa đổi một số văn bản cụ thể sau:

 Ban hành qui chế, qui phạm về thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường. Một trong những hoạt động chủ yếu

của công tác môi trường là điều tra cơ bản, thu thập, xử lý, lưu trữ

các số liệu về môi trường như các chất thải công nghiệp (tro bụi,

chất phóng xạ, hoá chất, tiếng ồn...), các chất thải sinh hoạt (nước,

phân rác...), các yếu tố cơ bản có liên quan đến môi trường đất, nước, không khí, sông, biển... nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực

trạng môi trường và xu thế biến động của chúng trong tương lai, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch, các giải pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, cần phải thống nhất, qui chuẩn hóa công tác thu

thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường

 Bổ sung sửa đổi chính sách xây dựng cơ bản, cải tạo sửa chữa lớn

các công trình điều tra cơ bản, môi trường bằng nguồn vốn sự

nghiệp của Nhà nước (như các trạm khí tượng thủy văn, các trạm môi trường...)

 Ban hành văn bản qui định về thu quĩ đánh giá tác động môi trường. Bộ luật môi trường đã qui định về nguyên tắc, nhưng vẫn chưa có văn bản qui định tỷ lệ thu cụ thể, đối tượng thu, phương pháp thu... để sớm động viên các nguồn thu bổ sung cho ngân sách Nhà nước vốn eo hẹp, phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường cần

sớm ban hành văn bản này. Đối tượng thu có thể là tất cả các doanh

nghiệp trong và ngoài nước tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hoặc

theo mức độ gây ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra...  Xây dựng và đưa vào thực tiễn các chính sách ưu đãi về vốn đầu tư

cho các hoạt động về bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường, khắc

phục hậu quả suy thoái môi trường, đối với các dự án, công trình bảo vệ môi trường, cần có những ưu đãi như miễn thuế, miễn phí,

cho vay tín dụng... Khuyến khích đầu tư các dự án sử dụng công

nghệ sạch, ít chất thải; nghiên cứu và từng bước triển khai xây nhà máy, xí nghiệp xử lý chất thải.

 Xác định và đảm bảo tỷ lệ đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dành cho bảo vệ môi trường. Theo kinh nghiệm các nước, tỷ lệ này

dao động từ 0,5% GDP đối với nước đã thực hiện tốt công tác bảo

vệ môi trường đến 5% với nước bắt đầu các vấn đề cấp thiết về môi trường. Đối với nước ta, theo các chuyên gia thì mức đầu tư không dưới 3% GDP hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 28 - 29)