à Các thành viên Ban điều tra của Trường đại học Seoul đã khẳng định ông đã gian lận các kết quả nghiên cứu. Ít nhất 9 trong số 11 dòng tế bào mà ông đã tạo ra trong năm 2005 là đồ chôm chỉa
- Hiện nay, các tổ chức đang ngấm ngầm nghiên cứu về nhân bản vô tính người một cách bí mật. Tuy nhiên chưa có tổ chức nào công khai đưa ra dẫn liệu xác đáng về sự thành công trong nhân bản vô tính ở người. Có thể là do nguyên nhân về mặt đạo đức, lo sợ sự lên án của xã hội.
2.2. Đạo lý sinh học trong nhân bản vô tính người
(i) Đối với 1 số quốc gia và tổ chức của thế giới.[ web 5]
+ UNESCO: khẳng định rằng việc tạo dòng đã xâm phạm quyền cơ
bản của con người đối với 1 “tính đồng nhất” cũng như đối với 1 “tương lai mở”.
+ 2/2005: Với 71 phiếu thuận, 35 phiếu chống và 43 phiếu trắng, Ủy
ban lập pháp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố kêu gọi "Cần phải ra lệnh cấm nhân bản vô tính con người trên toàn cầu ngay lập tức, hoặc phải thông qua những qui định cấm bạc đãi những người được nhân bản".
+ Nhật Bản: nếu nhân bản vô tính sẽ bị phạt tối đa 10 năm tù và 90.000
USD.
+ Pháp: chính phủ đang vận động thiết lập lệnh cấm toàn cầu về những
nghiên cứu như vậy. Pháp là một trong các quốc gia phản đối mạnh nhất các công nghệ nhân bản.
+ Mỹ: cấm hoàn toàn việc nhân bản vô tính.
+ Nghị viện Úc vừa mới dỡ bỏ lệnh cấm nhân bản vô tính phôi người
với mục đích nghiên cứu tế bào gốc. Việc dỡ bỏ lệnh cấm này đã gặp phải sự phản đối từ Thủ tướng Úc và lãnh đạo những đảng đối lập. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ sau khi giành được 82 phiếu thuận ở Hạ viện, so với 62 phiếu chống. Trước đó, Thượng viện cũng đã thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm với tỷ lệ phiếu sít sao: 34 phiếu thuận so với 32 phiếu chống. Hồi năm 2002, nghị viện Úc đã thông qua bộ luật đầu tiên về nghiên cứu tế bào gốc. Khi đó các nhà khoa học được sử dụng những phôi người thừa (trong quá trình thụ tinh nhân tạo) để sử dụng vào việc nghiên cứu tế bào gốc nhưng tuyệt đối không được nhân bản vô tính tế bào
Dù nhiều tờ báo và nhiều nhà xã hội học cho rằng nhân bản vô tính là một "tội ác chống nhân loại" nhưng nhiều phòng thí nghiệm vẫn âm thầm tiến hành nhiều kiểu thí nghiệm khác nhau. Người ta đã lợi dụng sự nhập nhằng giữa hai việc nhân bản vô tính người và nhân bản trị liệu để lách luật và hợp pháp hoá hoạt động của mình vì nhiều quốc gia tuy cấm tuyệt đối việc nhân bản vô tính xong lại rất khuyến khích, thậm chí còn đầu tư để phát triển nhân bản vô tính trị liệu.
Thêm vào đó, mặc dù nhân bản vô tính người đã gieo nhiều dông bão tại Bỉ, Pháp, Anh, Italia, Canada, Hà Lan, nhiều bang của Mỹ... nhưng chỉ riêng tại châu Âu vẫn có đến hơn chục quốc gia phủ nhận Hiệp ước chống NBVTN của Liên minh châu Âu trong đó đa phần là các nước Đông Âu. Năm 2008, một công ty của Mỹ đã liên kết với một giáo phái tương lai học để chấp
khi đứa con gái 10 tháng tuổi của họ chết trong cuộc phẫu thuật tim với giá 500.000 USD mà không vướng phải bất kỳ một trở ngại nào về mặt pháp luật. Ở một số quốc gia khác, mặc dù các nhà nghiên cứu NBVTN không dám công khai trong việc tạo ta một bản sao của con người hoàn thiện, vì sợ phải đối đầu với dư luận. Song không vì thế mà họ từ bỏ tham vọng và ước muốn của mình. "Mánh khoé" của họ là tạo ra những cơ thể khác với những nội tạng hoàn hảo hơn, chẳng hạn có tim, phổi gan lành lặn, khoẻ mạnh hơn "bản gốc". Đại học Stanford của Mỹ hay một số bệnh viện của Thổ Nhĩ Kỳ đang đi theo hướng này. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì bất cứ bệnh viện hay phòng thí nghiệm nào trên thế giới - nếu có đủ dụng cụ và nắm bắt được kỹ thuật - cũng có thể nhân tế bào để cho ra những đứa trẻ nhân bản.
Mới đây, tại một cuộc họp ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, bác sĩ Antinori đã tuyên bố hiện có hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh đang tham gia chương trình nhân bản thử nghiệm do ông khởi xướng. Với ông, đây là một cách hữu ích để giúp đỡ các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con có thể gìn giữ giống nòi. Bất chấp sự lên án mạnh mẽ của dư luận, vị bác sĩ này vẫn công khai tuyên bố sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu của mình đến cùng. Dư luận trong cộng đồng khoa học lo sợ rằng một làn sóng tuyên chiến với lệnh cấm NBVTN của những người cùng chí hướng với Antinori sẽ hình thành. Và như thế việc hàng loạt những em bé nhân bản vô tính sẽ ra đời trong tương lai là điều cực kỳ khó ngăn cản
+Việt Nam: Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 "Về sinh
con theo phương pháp khoa học", Điều 6 quy định: "Nghiêm cấm hành vi sinh sản vô tính. Cuối năm 2003, Việt Nam đã có dự án xây dựng một phòng thí nghiệm về nhân bản vô tính (cloning) tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc với kinh phí vài triệu USD.Theo Bộ Khoa học - Công nghệ, liên quan đến cuộc họp của Liên hợp quốc về việc thảo luận và thông qua luật cấm chế tạo phôi người bằng phương pháp nhân bản vô tính
Tóm lại, việc thành công trong nhân bản vô tính đã dấy lên tranh cãi các vấn đề về đạo đức. Pháp luật nhiều nước cấm nhân bản vô tính người. Người ta cho rằng, việc nhân bản vô tính ở người có thể đặt xã hội trước những thảm hoạ khôn lường, nhiều người coi nhân bản vô tính người là tội ác chống lại loài người.
(ii) Đối với ý kiến người dân trên thế giới.[web 17,18]
+ Không ít người cho rằng nhân bản người là một việc làm trái đạo đức. Theo quan điểm của họ, một phôi vô tính là một mầm sống tiềm tàng của con người, nên việc phá hủy một mầm sống như thế là sai trái. Họ cho rằng việc tạo ra phôi vô tính là một vấn đề rất khó chấp nhận về mặt đạo đức.
+ Một cuộc thăm dò ý kiến trong công chúng cho thấy phần lớn (90%) dân Mĩ phản đối việc tạo sinh vô tính.
+ Rudolf Jaenisch: nhà sinh vật học tại Massachusetts Institute of Technology, tuyên bố việc nghĩ tới cloning con người là một hành động vô trách nhiệm. Lý do: có thể sau khi tạo ra, hài nhi đó có vẻ lành mạnh nhưng khi lớn lên chưa biết sức khỏe nó sẽ ra sao. Ông ta kết luận là không nên thử nghiệm con người như thử trên loài vật.
+ Alta Charo: Khoa Trưởng trường Luật tại Wisconsin không tin tưởng là việc sinh sản vô tính người đã thực hiện được. Và nếu có thì đây là một thử nghiệm vô trách nhiệm vì cho tới nay ngay cả thử trên súc vật cũng chưa ai biết có an toàn hay không
(iii) Một số ý kiến phản đối ở nhiều gốc độ khác nhau.[web 17,18,21]
- Kích thích tố từ người được nhờ mang hộ phôi bào sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau trên sự tăng sinh của phôi bào. Hậu quả là đứa bé có thể sinh non, mang nhiều khuyết tật, bệnh hoạn.
- Chống lại quy luật của tạo hóa, chống lại thuyết “định mệnh”: Tạo hóa quy định quá trình sinh- lão- bệnh- tử của mỗi cơ thể sinh vật. Nhân bản
phải chăng cố gắng cưỡng lại định mệnh, chống lại quy luật sinh học để kéo dài sự sống
- Nguy cơ nhân bản vô tính người, tạo ra các rối loạn về trật tự gia đình, xã hội: Nhân bản vô tính có thể chỉ cần một trứng, không cần đến phái nam. Nếu phương pháp này có thể ứng dụng trong con người thì người ta sẽ không cần đến đàn ông trong tương lai, và khi đứa bé ra đời mối quan hệ tình cảm của nó với người cho DNA và gia đình sẽ không bình thường. Chẳng hạn như một đứa bé sinh ra từ một tế bào của người cha thì em bé này sẽ là em của người cha. Đạo lí xã hội và gia đình sẽ bị hỗn loạn.
C. KẾT LUẬN
Có thể nói lĩnh vực nghiên cứu về nhân bản là một ví dụ điển hình về các mâu thuẫn giá trị đạo đức y sinh học và tôn giáo. Một mặt, chúng ta còn phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật mà dường như y học đang bó tay, chưa có
các biện pháp điều trị hiệu quả như các bệnh do khiếm khuyết di truyền, đái đường, bệnh tự miễn, Parkinson, ghép tạng…. Vấn đề này đòi hỏi y sinh học nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị mới, yêu cầu này cũng mang tính “thiện” dưới góc độ tôn giáo .
Thành tựu của nghiên cứu nhân bản mở ra hy vọng có được các phương pháp điều trị mới dựa trên ghép tế bào gốc, thay thế gen, tạo nên các mô/tạng ghép phù hợp với người bệnh.... Mặt khác, các nghiên cứu về nhân bản liên quan đến việc sử dụng phôi người và nhân bản người do đó gây ra mối lo ngại về các vấn đề đạo đức và tôn giáo, vấn đề phạm vi và điều kiện cho các nghiên cứu loại này.
Nhân bản vô tính là một thành tựu lớn của nhân loại, mở ra các tiềm năng ứng dụng to lớn trong tương lai của công nghệ sinh học vào nhiều lĩnh vực y sinh học khác nhau. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng các nghiên cứu về nhân bản sẽ vẫn phát triển. Nhân bản vô tính người tạo ra các “bản sao” sống là một công việc nguy hiểm, gây rối loạn xã hội nên cần phải ngăn chặn.