nghiên cứu chủ yếu sau:
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Thu thập các tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính, … có chứa đựng các dữ liệu vềđất đai của xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Thu thập các căn cứ pháp lý về diện tích đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang mục đích khác trong giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn xã.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu đất đai trên thực địa về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Phong Quang dựa trên tài liệu điều tra chủ yếu là bản đồ điều tra đã được xây dựng có sựđối soát trên thực địa:
+ Điều tra, đối soát đường địa giới hành chính và mốc giới do xã quản lý trên thực địa; Điều tra khoanh vẽ, đối soát thông tin đất đai của các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp,….);
+ Điều tra, đối soát thông tin vềđất đai của những thửa đất được sử dụng vào mục đích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã (kiểm tra đối soát về ký hiệu mã đất, diện tích, loại đối tượng, sử dụng kết hợp đa mục đích…giữa bàn đồ điều tra với thực địa);
+ Điều tra tình hình sử dụng đất của các của các tổ chức trên địa bàn xã theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ranh giới, diện tích đã đưa vào sử dụng, diện tích chưa đưa vào sử dụng,…)
+ Điều tra, đối soát thông tin về diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (loại đối tượng quản lý, sử dụng; sử dụng kết hợp đa mục đích,…);
+ Điều tra, đối soát và phát hiện những trường hợp sử dụng sai mục đích,…
3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ điều tra
3.4.3.1. Thu thập các loại tài liệu, bản đồ chuyên dụng vềđất đai
+ Thu thập các loại bản đồ, tài liệu, dữ liệu để xây dựng bản đồ điều tra khoanh vẽ.
+ Thông tin hiện trạng sử dụng đất để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơđịa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính vềđất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng đểđiều tra kiểm kê.
3.4.3.2. Xây dựng bản đồ khoanh vẽ từ các loại bản đồ đã thu thập
- Được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ghép và sửa lỗi bản đồ tổng
Bước 2: Tạo topology và đưa thông tin thửa đất lên bản đồđiều tra
Bước 3: Chỉnh lý biến động theo các quyết định thu hồi đất, giao đất.
Bước 4: Tạo khoanh đất từ thửa đất và đưa thông tin lên bản đồđiều tra
Bước 5: Vẽ khung bản đồđiều tra.
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và hệ thống bảng biểu theo quy định. thống bảng biểu theo quy định.
3.4.4.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
- Được thực hiện như sau:
Bước 1: Từ bản đồ điều tra khoanh vẽđã chỉnh sửa biến động ta tiến hành tô màu theo mã loại đất.
Bước 2: Vẽ nhãn loại đất theo nhãn của bản đồđiều tra.
Bước 3: Vẽ nhãn thông tin ghi chú, địa danh, các tổ chức, cở sở sản xuất.
Bước 4: Tạo khung bản đồ và bảng chú thích.
3.4.4.2. Xây dựng hệ thống bảng biểu theo quy định và yêu cầu của công tác kiểm kê năm 2015
Từ số liệu xuất ra từ bản đồ điều tra khoanh vẽ và số liệu thu thập được, tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu theo quy định và yêu cầu của công tác kiểm kê đất đai năm 2014 tại Thông tư 28/TT-BTNMT.
3.4.5. Phương pháp so sánh, phân tích viết báo cáo
Từ số liệu điều tra thu thập về hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tiến hành so sánh, đối chiếu với dữ liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của xã Phong Quang, từ đó làm cơ sở phân tích tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2014.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHONG QUANG - XÃ HỘI CỦA XÃ PHONG QUANG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phong Quang nằm phía Bắc huyện Vị Xuyên. Vị trí địa lý của xã được xác định bởi:
- Phía Bắc giáp xã Minh Tân;
- Phía Tây giáp xã Phương Tiến và xã Thanh Thủy;
- Phía Nam giáp xã Phương Độ và Phường Quang Trung ( TP Hà Giang); - Phía Đông giáp xã Thuận Hòa và giáp phường Quang Trung (TP Hà Giang ); Xã Phong Quang có tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.472,17 ha với 6 thôn, 2365 khẩu và 532 hộ. Vị trí địa lý thuận lợi như trên là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của xã.
4.1.1.2. Khí hậu
Khí hậu trong vùng được chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 thời gian này thường hay mưa nhiều và tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 22 – 240C có những ngày nóng nhất nhiệt độ lên tới 390C, độẩm trung bình từ 75 đến 90%.
- Mùa khô: Từ tháng 10 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau thời gian này ít mưa khô hanh kéo dài, trời rét thường có sương muối và có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình từ: 6 - 160C. Độẩm mùa này thấp.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C
Lượng mưa trung bình năm từ 2.400 đến 2.600mm.
Nắng: Nắng ở Phong Quang có cường độ tương đối cao, trung bình các tháng mùa Đông có từ 70 - 80 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có trung bình trên 200 giờ nắng/tháng.
Do đặc điểm khí hậu của xã mùa đông lạnh, mùa hè nóng mưa nhiều gây lũ quét, xói mòn, lở trôi đất đá. Mùa khô thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sản xuất của nhân dân.
4.1.1.3. Địa hình
Xã Phong Quang là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất cây nông nghiệp, địa hình đồi núi có độ dốc trung bình, do đó thích hợp trông cây lâm nghiệp, độ cao trên địa bàn xã biến thiên từ 200 m (ven sông Lô) – 950 m (núi răng cưa).
4.1.1.4. Chếđộ thủy văn
+ Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã Phong Quang phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã, với hệ thống thủy văn tương đối phong phú, sông Lô chảy qua ranh giới xã với lưu lượng nước khá phong phú, ngoài ra có suối Mổ Khang chảy qua trung tâm xã, cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, nhưng các tháng còn lại, các suối hầu hết là suối cạn, không có nước.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn xã: 3.799.4 ha.
- Đất nông nghiệp: 2738.27 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1705.76 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 1357.47 ha; đất trồng cây lâu năm: 348.29 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 27.33 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 997.28 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất: 724.98 ha; đất rừng phòng hộ: 101.43 ha; đất rừng đặc dụng:170.87 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 959.68 ha.
+ Đất ở: 901.93 ha;
+ Đất chuyên dùng: 27.51 ha;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0.56 ha;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 2.29 ha;
- Đất chưa sử dụng: 101.44 ha.
* Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Hệ thống nước mặt trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối, mương nhỏ phân bố rải rác trong xã, đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp và cho các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản của xã; nguồn nước mặt chủ yếu từ 2 nguồn là sông Lô và suối Mổ Khang, ngoài ra còn các khe suối nhỏ khác.
+ Nước ngầm: Do là một huyện núi đất nên nhân dân trong xã thường sử dụng nước ngầm tại các giếng đào và giếng khoan. Đối với giếng đào của nhân dân có chất lượng tốt, không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan tại trung tâm huyện Vị Xuyên cho thấy chất lượng nước đảm bảo không có các chất độc hại, hàm lượng các kim loại nặng rất thấp, một số mẫu có chỉ số coliform hơi cao nhưng vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ nước ngầm đã bị ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt bề mặt và do khai thác quá nhiều trong thời gian dài.
* Tài nguyên rừng
Là xã có tiềm năng rừng rất lớn, tổng diện tích đất rừng là 1.945,00 ha chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên trong đó rừng sản xuất: 1075,20 ha, rừng phòng hộ: 69,60 ha; đất rừng đặc dụng: 800,20 ha. Đặc biệt đáng lưu ý là tại xã Phong Quang có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại cây quý như, Kim Giao… còn phải kể đến loại cây công nghiệp, cây dược liệu và loại động thực vật quý đã được ghi vào sách đỏ như: gấu ngựa, báo gấm… Hiện nay hầu hết diện tích rừng được giao cho hộ gia đình quản lý và UBND xã quản lý, việc pháp triển rừng, công tác quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên rừng được thực hiện tốt, do đó độ che phủ rừng trên địa bàn xã 50%.
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm: 8-10%/năm. - Cơ cấu kinh tế:
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 80%. Công nghiệp và xây dựng: 15% Thương mại và dịch vụ: 5%,
- Thu nhập bình quân đầu người: 6 triệu đồng/năm (đạt 0,85 lần so với thu nhập bình quân đầu người của tỉnh).
a. Sản xuất nông nghiệp: *Trồng trọt
+ Tổng diện tích toàn xã gieo cấy được 84,5 ha. Trong đó:
+ Vụ xuân 2 ha, năng suất đạt 49tạ/ha sản lượng7,6 tấn. Vụ hè thu 82,5ha. Trong đó: Lúa lai 65 ha năng suất đạt 51 tạ/ha. Lúa thuần17,5ha năng suất đạt 33 tạ/ha. Năng suất bình quân đạt 47 tạ/ha. Sản lượng đạt 397 tấn. Năng suất giảm do trong giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông bị sâu đục thân hại cục bộ, tổng diện tích bị hại là 13,8 ha.
*Chăn Nuôi
- Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã hiện có là 12.782 con, trong đó: Đàn trâu 747 con. Đàn bò 309 con, đàn dê 57 con, đàn lợn 2.273 con, đàn gia cầm 9.396 con.
- Tổng đàn Trâu 1.463, tổng đàn Bò 74, tổng đàn Ngựa 11 con, tổng đàn Lợn 2.512 con, tổng đàn dê 283 con, tổng đàn gia cầm 6.590 con.
b. Công nghiệp và xây dựng
Trên địa bàn xã chưa phát triển công nghiệp, ngành xây dựng chủ yếu là xây dựng các công trình cơ bản phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Cụ thế như sau:
- Giao thông - Xây dựng: Trong năm trên địa bàn xã thi công công trình nâng cấp đường giao thông nông thôn do Phòng dân tộc huyện đại diện chủđầu tư, được thực hiện từ nguồn vốn của Liên minh Châu Âu (EU). Đến nay còn tuyến UBND xã đi Lùng Giàng B đoạn Từ khu hạ sơn đi Lùng Giàng B đi qua thôn Lùng Châu đang tiếp tục thi công. Tuyến đường từ UBND xã đi Lùng Pục và Lùng Giàng A đó nghiệm thu xong.
c. Dịch vụ thương mại
- Dịch vụ thương mại trên địa bàn chưa phát triển. Các hình thức dịch vụ thương mại chủ yếu là dịch vụ tạp hóa hoặc sửa chữa nhỏ lẻ, trên địa bàn xã có 23 hộ cá thể kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, trong đó có 2 hộ sửa chữa, 2 hộ kinh doanh vận chuyển, sản xuất gạch bi, còn lại là các dịch vụ khác.
4.1.2.2. Dân số
- Theo thống kê toàn xã Phong Quang có 532 hộ với 2.365 nhân khẩu; bình quân 4,5 người/hộ, bao gồm 11 dân tộc cùng sinh sống; trong đó tày chiếm đa số với 42 %,
Mông chiếm 20 %, Nùng chiếm 12 %, còn lại là các dân tộc khác (Cờ Lao, Bố Y, Pu Péo, Dao, Mường, Kinh, Hán, Giấy). Do điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh, mật độ dân cư sống rải rác không quy hoạch thành cụm tập trung vì vậy việc quy hoạch đểđầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm là 1,14% tăng 0,24%
4.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐIỀU TRA ĐẤT ĐAI CHO XÃ PHONG QUANG, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
4.2.1. Thu thập tài liệu
Bảng 4.1 Danh sách các tài liệu thu thập được phục vụ công tác kiểm kê
STT Tên tài liệu Năm
thành lập Số lượng Chất
lượng Ghi chú
1 Bản đồđịa chính cơ sở 1/1000 2008 94 file .dgn Khá 2 Bản đồđịa hình 2014 1 file .dgn Tốt 3 Bản đồ lâm nghiệp 2012 3 file .dgn Trung bình 4 Bản đồ hiện trạng năm 2010 2010 1 file .dgn Trung bình 5 Bản đồĐGHC thị trấn Vị Xuyên 2014 1 file .dgn Tốt 6 Bản đồ ba loại rừng 2013 1 file .dgn Trung bình 7 Ảnh vệ tinh 2014 4 file .tif Khá
8
Các bản trích đo, trích lục của các công trình hạ tầng
2014 1 file .dgn Tốt
9 Các quyết định thu hồi,giao đất.. 2014 Tốt
10 Sổ mục kê thống kê kỳ trước
Trước kỳ
kiểm kê 2015
4.2.2. Xây dựng bản đồ khoanh vẽ từ các loại tài liệu thu thập được
Bước 1: Ghép và sửa lỗi bản đồ tổng:
- Chuyển các bản đồ sử dụng để gộp bản đồ tổng về đúng seedfile chuẩn theo yêu cầu của Thông tư số 28/TT-BTNMT về kiểm kê đất đai 2014;
Hình 4.1. Chuyển seed theo thông tư 25/2014
- Từ 94 mảnh bản đồđịa chính tỉ lệ 1:10000 sử dụng công cụ trong gCadas copy từ nhiều tệp DGN gộp thành một bản đồ tổng.
- Những khu vực không có bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10000 ta sử dụng bản đồ địa chính cơ sở 1/10000 để lấy các thửa đất còn thiếu và chồng địa giới hành chính xã Phong Quang; Hình 4.3. Bản đồ tổng ghép từ 94 mảnh bản đồđịa chính 1:10000 - Sử dụng công cụ “Sửa lỗi tựđộng” và “Tìm lỗi dữ liệu” sửa lỗi để đảm bảo tất cả các thửa đất đã khép vùng và tạo được topology. Hình 4.4. Sửa lỗi tựđộng
Hình 4.5. Tìm lỗi dữ liệu
Bước 2: Tạo topology và đưa thông tin thửa đất lên bản đồđiều tra.
-Sau khi đã sửa hết lỗi bản đồ tổng dùng công cụ “Tạo topology” để tạo tâm thửa đất;
-Phần mềm gCadas hay Famis đều chỉ tạo topology cho các đối tượng dạng vùng như là thửa đất, sông suối và các đối tượng tham gia vào tạo topology có thể nằm trên nhiều level khác nhau trên toàn file hoặc chỉ một vùng do người dùng định nghĩa.
- Dựa vào các tệp số liệu thuộc tính của bản đồ (các tệp POL định dạng của Famis hoặc các tệp TP50 định dạng của TMV.Map hay đơn giản chỉ là các mã loại đất trên bản đồđịa chính) thành thông tin thửa đất trên bản đồ