CHƯƠNG 3 .THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI VẬT LÍ LỚP 11 CƠ BẢN
1. Thiết kế giáo án điện tử Bài 6 TỤ ĐIỆN
2.1. Mục tiêu, yêu cầu của bài giảng
2.1.1. Mục tiêu bài học
- Về kiến thức [4]:
+ Nêu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. + Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
+ Trình bày và phân biệt chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối.
+ Biết biểu thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối với vận tốc truyền ánh sáng. + Biết được công thức định luật khúc xạ ánh sáng dưới dạng đối xứng. + Nêu được nguyên lí thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
- Kỹ năng [4]:
+ Vẽ được đường đi của tia sáng qua 2 môi trường trong suốt.
+ Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để giải các bài toán liên quan. + Quan sát hình ảnh và video.
- Thái độ
+ Luôn có thái độ học hỏi, tính cẩn thận, tính logic.
+ Nâng cao khả năng học hỏi, tìm hiểu để giải thích hiện tượng.
2.1.2. Yêu cầu bài học
- Về kiến thức của HS
+ Kiến thức về CNTT: biết cơ bản.
+ Kiến thức về môn học: ôn lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở trung học cơ sở. - Về trang thiết bị
2.2. Thiết kế bài giảng.
Tên bài giảng: Bài 26. Khúc Xạ Ánh Sáng. Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Vào bài : Trong cuộc sống hàng ngày các em sẽ thường hay bắt gặp những trường hợp sau : chiếc đũa, sợi dây, cánh hoa và cành hoa như bị gãy khúc tại mặt phân cách giữ hai môi trường. Quả chanh nằm ngoài ly nhưng nhìn lại giống như nằm gọn bên trong chiếc ly. Hay như khi đặt bông hoa phía sau giọt sương, sẽ thu được hình ảnh bông hoa nằm trong giọt sương. Ở lớp dưới các em đã được học về khúc xạ ánh sáng để giải thích những hiện tượng trên. Trong bài học ngày hôm nay, ta sẽ tìm hiểu đầy đủ hơn về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Các em vào bài 26 : Khúc xạ ánh sáng.
Thông báo những nội dung trong bài học.
Bài học gồm 3 phần : - Sự khúc xạ ánh sáng. - Chiết suất của môi
trường. - Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. HS chú ý lắng nghe. HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng [3,4].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Sự khúc xạ ánh sáng. 1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2.Định luật khúc xạ ánh sáng.
Khi ta chiếu xiên góc tia sáng từ môi trường (1) sang môi (2), tại mặt phân cách của hai môi trường trong suốt này tia sáng bị gãy khúc.
Quan sát và cho biết phương của tia sáng lúc này như thế nào ?
Hiện tượng trên là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng ?
Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận.
Để biết được trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng có tuân theo định luật nào không ta sang phần 2. Định luật khúc xạ ánh sáng. Thông báo một số khái niệm cơ bản.
Để đưa ra được định luật khúc xạ ánh sáng, người ta thực hiện thí nghiệm kiểm chứng.
Mô tả dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
Sau khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như trên.
HS chú ý lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi : Phương của tia sáng bị lệch. HS nêu khái niệm : Là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc hay lệch phương tại mặt phân cách hai môi trường trong suốt. HS chú ý lắng nghe.
?
Yêu cầu HS lập tỉ số sini và sinr sau đó rút ra nhận xét.
Nhận xét câu trả lời của H S.
Thông báo nội dung định định luật khúc xạ ánh sáng.
HS lập tỉ số.
HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiết suất của môi trường [3,4].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
II. Chiết suất của môi trường. 1.Chiết suất tỉ đối.
2.Chiết suất tuyệt đối.
Tỉ số
là không đổi, đó được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) chứa tia tới.
Kí hiệu là n21.
Nếu n21 > 1 thì r < i.
Tia khúc xạ gần hay xa tia tới ?
Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường tới. Nếu n21 < 1 thì r > i.
Tia khúc xạ gần hay xa tia tới ?
Ta nói môi trường (2) chiết quang kém môi trường tới.
Thông báo khái niệm chiết suất tuyệt đối.
Giới thiệu biểu thức và nêu ý nghĩa từng đại lượng. HS chú ý lắng nghe. HS trả lời. HS trả lời. HS chú ý lắng nghe. ? ? ?
Chiết suất của chân không là 1, không khí là 1,00029.
Chiết suất của mọi chất luôn lớn hơn 1.
Hướng dẫn HS thiết lập hệ thức :
Từ đó suy ra định luật khúc xạ viết dưới dạng đối xứng:
n1sini = n2sinr
HS thiết lập hệ thức theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính thuận nghịch của ánh sáng [3,4].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
III.Tính thuận nghịch của sự
truyền ánh sáng. Khi ánh sáng truyền từ S đến R, ánh sáng sẽ đi theo đường truyền SIJKR.
Nếu truyền ngược lại từ R đến S thì sao ? Nhận xét câu trả lời của HS. Đó chính là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. HS chú ý lắng nghe. HS trả lời. ?
Hoạt động 6: Củng cố.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Tóm tắt
*Trắc nghiệm.
Cần nắm những nội dung sau:
- Sự khúc xạ ánh sáng : biết hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Chiết suất của môi trường : phân biệt được chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng : biết được đường truyền của tia sáng trong quá trình truyền sáng.
Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để HS nhớ lại các kiến thức đã học. Lắng nghe và xem ảnh. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Thiết kế giáo án điện tử Bài 34 KÍNH THIÊN VĂN (Sách giáo khoa Vật lí 11 cơ bản)
2.3. Mục tiêu, yêu cầu của bài giảng. 2.3.1. Mục tiêu bài học
- Về kiến thức [4]:
+ Nêu được công dụng và cấu tạo kính thiên văn, chức năng từng bộ phận của nó.
+ Mô tả được sự tạo ảnh qua kính thiên văn. + Vẽ được ảnh tạo bởi thị kính của kính thiên văn.
+ Thiết lập được hệ thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. - Kỹ năng [4]:
+ Nhận dạng được kính thiên văn quan học. + Vẽ được ảnh qua kính thiên văn.
+ Vận dụng được các biểu thức trong bài để giải một số bài tập có liên quan. + Quan sát hình ảnh và video.
- Thái độ
Luôn có thái độ học hỏi, tính cẩn thận, tính logic.
2.3.2. Yêu cầu bài học
- Về kiến thức của HS
+ Kiến thức về CNTT: biết cơ bản.
+ Kiến thức về môn học: Sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ, phân kỳ. Công thức chung tính số bội giác của dụng cụ quang.
- Về trang thiết bị
2.4. Thiết kế bài giảng.
Tên bài giảng: Bài 34. Kính Thiên Văn. Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới [7].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Vào bài : Năm 1608, nhà chế tạo mắt kính người Hà Lan ông Hans Lippershey đã nghiên cứu và chế tạo ra một dụng cụ quan để quan sát các vật ở xa với độ phóng đại là 3 lần, lúc này kính của ông được gọi là kính viễn vọng.
Năm 1609, nhà bác học Galileo đã nghe mô ta về chiếc kính viễn vọng ấy và làm một chiếc kính tương tự. Tuy nhiên, ông không hài lòng về chiếc kính này. Ông nghiên cứu và chế tạo ra một loạt kính mới, có độ phóng đại khoảng 30 lần. Sau đó ông dùng nó quan sát bầu trời đêm và phát hiện ra Mặt trăng có vô số vết lòi lõm trên bề mặt, sao Kim như một mặt thu nhỏ, sao Thổ như một chiếc tách có hai quay và sao Mộc có bốn vệ tinh bao quanh. Người ta gọi kính của ông là kính thiên văn.
Từ lúc kính thiên văn ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng khoa học, giúp con người giải đáp những hiện tượng vũ trụ. Vậy kính thiên văn là gì ? Công
HS chú ý lắng nghe.
dụng và cấu tạo như thế nào ? Ta vào bài 34. Kính thiên văn.
Giới thiệu những nội dung cần học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công dụng và cấu tạo kính thiên văn [3,4].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Công dụng và cấu tạo kính thiên văn. *Công dụng *Cấu tạo Kính thiên văn có ba loại : khúc xạ, phản xạ và tổ hợp khúc – phản xạ. Trong bài học này chỉ xét kính thiên văn khúc xạ.
Quan sát hình và cho biết cấu tạo chính của kính thiên văn ?
Kết luận câu trả lời : Gồm hai bộ phận chính : -Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn. -Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ. Vật kính và thị kính được lắp đồng trục, khoảng cách có thể thay đổi được.
HS chú ý lắng nghe. HS trả lời : Gồm vật kính và thị kính. HS chú ý lắng nghe. ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tạo ảnh của kính thiên văn [3,4,6].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
II. Sự tạo ảnh của kính thiên
văn. Yêu cầu HS vẽ ảnh của
vật AB qua thấu kính hội tụ thứ nhất. Sau đó, vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ thứ hai được đặt phía sau thấu kính hội tụ thứ nhất.
Nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
Sự tạo ảnh của kính thiên văn khúc xạ tương tự như vậy.
Yêu cầu HS rút ra kết luận sự tạo ảnh qua kính thiên văn.
Nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
Do mắt đặt sau thị kính quan sát ảnh ảo, để nhìn rõ mắt phải điều tiết và nếu quan sát trong thời gian dài sẽ mỏi mắt. Để tránh tình trạng đó, ta đưa ảnh về vô cực. HS vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ thứ nhất, sau đó vẽ ảnh vật AB qua thấu kính hội tụ thứ hai. HS rút ra kết luận : Ảnh tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo, ngược chiều vật. HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về số bội giác của kính thiên văn [3,4].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
III. Số bội giác của kính thiên
văn. Góc α và α0 trong
trường hợp ngắm chừng ở vô cực được tính như thế nào ?
Công thức tính độ bội giác chung ?
Từ đó suy ra công thức tính độ bội giác của kính thiên văn. HS trả lời câu hỏi. ? ? ? ?
Hoạt động 5: Củng cố [10].
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hệ thống lại bài
*Trắc nghiệm
* Cung cấp thêm thông tin.
Bài học hôm nay cần nắm :
-Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn, trong bài này là kính thiên văn khúc xạ.
-Sự tạo ảnh qua kính thiên văn : biết được tính chất của ảnh, vai trò của vật kính và thị kính trong quá trình tạo ảnh. -Biết được công thức tính
số bội giác của kính thiên văn.
-Vận dụng các công thức trong bài giải bài tập. Đưa ra một số bài tập trắc nghiệm. Cung cấp một số hình ảnh do kính văn Hớp-pơn chụp được. HS chú ý lắng nghe. HS làm bài tập trắc nghiệm. HS xem video.
PHẦN KẾT LUẬN