hiện CNH-HĐH.
Thực tiễn phát triển thành công của nhiều nước trên thế giới đã xác nhận và khẳng định vai trò quyết định của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện quá trình CNH-HĐH nền kinh tế. Thực tiễn của Việt Nam trong những năm qua đã cho chúng ta thấy rõ rằng Nhà nước định hướng không đúng đắn, không hợp lý quá trình CNH-HĐH đã không chỉ làm cho hiệu quả đạt thấp, mà còn để lại những hậu quả không nhỏ phải giải quyết trong nhiều năm mới khắc phục được. Để thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH nền kinh tế ở Việt Nam trong thời gian sắp tới cần xây dựng Nhà nước đủ mạnh để quản lý tập trung, có hiệu lực, Nhà nước đó phải là:
a) Nhà nước biết nắm bắt sự tác động khách quan của các qui luật trong nền kinh tế thị trường để định hướng đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đúng đắn và thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng đúng đắn kế hoạch thực hiện toàn bộ quá trình CNH-HĐH đất nước. Để làm được điều đó Nhà nước phải nắm vững nhu cầu và khả năng tiến hành CNH-HĐH, nắm bắt thị trường của CNH-HĐH. Tập trung đúng mức vào những ngành, những khâu, vùng, lĩnh vực quan trọng nhất có thể tạo ra sự tăng trưởng nhanh với hiệu quả kinh tế cao.
b) Nhà nước biết quyết định việc tổ chức và phối hợp các lực lượng kinh tế để thực hiện chiến lược, kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Huy động và phân bổ tập trung các nguồn lực cần thiết của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Cân đối và điều chỉnh thường xuyên quá trình thực hiện CNH-HĐH. Trong vấn đề này phải tập trung sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực hiện có của đất nước.
c) Nhà nước biết quyết định đúng các chính sách cần thiết để khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện nhanh, mạnh, vững chắc quá trình CNH-HĐH. Chỉ có như vậy mới có thể giảm bớt khoảng cách tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực.
d) Nhà nước biết tổ chức lại, xây dựng lại bộ máy quản lý đủ mạnh về số lượng và chất lượng để quản lý có hiệu lực, kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức Nhà nước, lựa chọn những cán bộ có khả năng, trình độ, kinh nghiệm để đưa đất nước ta
nhanh chóng tiến lên hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước theo yêu cầu của CNH- HĐH.
e) Nhà nước biết kiên quyết thực hiện việc quản lý quá trình CNH-HĐH bằng pháp luật và các văn bản dưới luật. Hoàn thiện và xây dựng mới các công cụ cần thiết như chế độ thống kê, kế toán và kiểm toán, chế độ tài chính và báo cáo tài chính công khai chính xác để quản lý thống nhất.
g) Nhà nước biết xây dựng hệ thống dự trữ quốc gia đủ mạnh về số lượng và chất lượng để có thể quản lý có hiệu lực và có hiệu quả quá trình CNH-HĐH nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Phải có những quyết định đúng đắn, kịp thời việc sử dụng nguồn dự trữ quốc gia cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh CNH-HĐH.
Muốn làm được như vậy phải kiên quyết tổ chức lại Nhà nước theo mô hình Nhà nước pháp quyền, quản lý tập trung có hiệu lực bằng hệ thống pháp luật. Bộ máy quản lý và cán bộ phải đồng bộ theo ngành nghề, trình độ. Trong đó phải xây dựng được đội ngũ chỉ huy đầu ngành cho chuyên gia giỏi về quản lý Nhà nước, am hiểu đầy đủ về kinh tế thị trường và kinh doanh.