Sự biến đổi hệ số thành thục (GSR) của cá Nanh Heo theo thờ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học cá nanh heo (botia modesta bleeker, 1865) (Trang 40 - 44)

Hệ số thành thục là một trong các chỉ sốđể xác định mùa vụ sinh sản và là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi sản phẩm sinh dục (I. F. Pravdin, 1973). 0,07 0,15 0,21 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng G S R ( % ) tr u n g b ìn h

Fulton và Clark được trình bày ở trên, độ béo tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và cao nhất vào tháng 5 (Fulton = 3,85%, Clark = 3,52%) chứng tỏ mùa vụ sinh sản cá Nanh Heo

đang đến gần.

4.3.5 Sức sinh sản

Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống (nhất là điều kiện dinh dưỡng và điều kiện nhiệt độ), vào tập tính sinh sản của cá, những loài cá có trứng nhỏ, lượng noãn hoàng ít và những loài không có tập tính bảo vệ trứng, không bảo vệ con có sức sinh sản cao, những loài cá kích thước trứng lớn và có tập tính bảo vệ trứng và con sẽ có sức sinh sản thấp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối khi quan sát và đếm trên 5 mẫu cá Nanh Heo được thể hiện qua Bảng 4.7

Bảng 4.7: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá Nanh Heo STT Khối lượng thân (g) Khối Lượng buồng trứng (g) Sức sinh sản tuyệt đối F (trứng/cá thể) Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá) 1 35,34 2,13 1136 32 2 59,32 4,05 2083 35 3 37,26 1,99 809 22 4 28,29 1,03 666 24 5 20,42 0,35 277 14 TB 36,13 ± 14,56 1,91 ± 1,40 994±682 25±9

Qua Bảng 4.7 cho thấy sức sinh sản của cá Nanh Heo tăng dần theo khối lượng cơ thể, sức sinh sản cao nhất ở cá thể có khối lượng 59,32g (sức sinh sản tuyệt đối 2083 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối 35 trứng/g cá) và thấp nhất ở cá thể có khối lượng 20,42g (sức sinh sản tuyệt đối 277 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối 14 trứng/g cá). Bảng 4.8: Sức sinh sản tương đối của một số loài cá trong bộ cá chép

STT Loài cá Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá)

Tác giả

1 Cá Mè Vinh 200 – 300 Lê Như Xuân và csv, 2000

2 Cá Mè Trắng 75 – 100 Lê Như Xuân và csv, 2000

3 Cá Trắm Cỏ 50 – 244 Lê Như Xuân và csv, 2000

4 Cá Rohu 150 – 300 Lê Như Xuân và csv, 2000

5 Cá Chép 100 – 150 Lê Như Xuân và csv, 2000

Kết quả qua Bảng 4.8 cho thấy sức sinh sản của cá Nanh Heo tương đối thấp so với các loài cá Mè Vinh, cá Mè Trắng, cá Trắm Cỏ, cá Rohu và cá Chép.

Như vậy, sức sinh sản của cá Nanh Heo thấp, sức sinh sản tuyệt đối nằm trong khoảng từ 300 – 2000 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối khoảng 14 – 35 trứng/g cá.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Nanh Heo từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011 tại An Giang có thể rút ra một số kết luận sau

Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Nanh Heo có dạng phương trình W = 0,0156L3,0358, với hệ số tương quan R2 = 0,93.

Cá Nanh Heo tích lũy vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản, độ

béo cao nhất ở tháng 5 (Fulton = 3,85%, Clark = 3,52%). Ball mỡ cao nhất (bậc 5) ở tháng 5 (45,83%).

Cá Nanh Heo là loài ăn động vật, trong đó hai mãnh vỏ là thức ăn ưa thích của chúng. Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG = 0,90. Trong thời gian nghiên cứu đã thu được cá Nanh Heo thành thục sinh dục, buồng trứng ở giai đoạn IV (Wt = 20,42g, LT = 10,42cm), buồng tinh ở giai

đoạn III (Wt = 19,44g, LT = 10,13cm).

Trong cùng một mẫu thu của cá Nanh Heo thì con cái có chiều dài và trọng lượng lớn hơn con đực.

Hệ số thành thục sinh dục (GSR) thấp, cao nhất ở tháng 5 (GSR = 0,21%). Sức sinh sản tương đối thấp, trung bình 25 trứng/g cá tương ứng với khối lượng trung bình 36,13g.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu những tháng còn lại trong năm để có đủ dẫn liệu vềđặc điểm sinh học cá Nanh Heo (Botia modesta Bleeker, 1865). Đặc biệt là tiếp tục theo dõi quá trình thành thục của cá Nanh Heo trong thời gian tiếp theo (từ tháng 5 trở đi) nhằm xác định mùa vụ sinh sản.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

Đặng Văn Giáp, 1997. Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS - Excel. Nhà xuất bản Giáo Dục.

Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.

Lê Như Xuân, Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Văn Bé, Dương Trí Dũng, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Quang Thủy, Từ Thanh Dung, 1994. Kỹ

thuật nuôi cá nước ngọt. Sở khoa học và công nghệ môi trường An Giang. Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.

Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ

Thuật.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.

Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ

sách Đại Học Cần Thơ.

Phạm Phương Loan, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Leo (Wallago attu) tại An Giang. Luận văn cao học. Trường Đại Học Cần Thơ.

Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng

Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.

VASEP, 19/03/2010. Thương mại thủy sản. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Tài liệu dịch

Nikolsky. G.V, 1963. Sinh thái học cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tài liệu do Phạm Minh Trang dịch.

Pravdin. I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Tài liệu do Phạm Minh Giang dịch.

Xakun và N.A.Buskaia, 1982. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ

sinh dục của cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tài liệu do Lê Thanh Lựu dịch.

Tiếng Anh

Biswas. S.P, 1993. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian Publishers, Pvt Ltd, New Delhi.

Eric Baran, So Sophort, Yumiko Kura and Blake Patner, 2007. Kingdom of Cambodia: Study of the Influence of Built Structures on the Fisheries of the Tonle Sap (Fincenced by the Government of Finland). Submitted by WorldFish Center. Phnom Penh, Cambodia.

Poulsen. A. F, K.G. Hortle, J. Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K.Chhuon, S.Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana, N. Yoorong, T.T. Nguyen, and B.Q. Tran, 2004. Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species

Schreck. C.B, and Moyle. P.B, 1990. Hethods for fish Biology. American Fisheries Society, USA.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học cá nanh heo (botia modesta bleeker, 1865) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)