Các nhân tố ảnh hởng đến kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại công ty “Thương mại -Dịch vụ Nhựa pdf (Trang 26 - 31)

II. Phân tíchhoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

2. Các nhân tố ảnh hởng đến kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng, do đó nó chịu ảnh hởng của rất nhiều yếu tố, cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Việc xem xét các nhân tố ảnh hởng

đến kết quả kinh doanh là một nội dung cơ bản để từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

a. ảnh hởng của doanh thu bán hàng tới kết quả kinh doanh.

Doanh thu bán hàng ảnh hởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các nhân tố khách quan không đổi thì doanh thu càng cao thì kết quả kinh doanh càng cao và ngợc lại. Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng phải lờng trớc đợc mức độ ảnh hởng của doanh thu tới kết quả kinh doanh cũng như sự biến động của nó trong thời kỳ kinh doanh. Khi đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới doanh thu, kế toán phải xử lý, phản ánh doanh thu đó một cách đầy đủ, chính xác kịp thời trên chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, tránh tình trạng ghi thừa hoặc bỏ sót.

Trong phạm vi doanh nghiệp, tăng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản để tăng lợi nhuận nhằm thực hiện tốt quá trình sản xuất và nâng cao, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy, để kết quả tài chính của doanh nghiệp đợc nâng cao thì cần phải xác định chính xác, chặt chẽ doanh thu.

b. ảnh hởng của giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán là một bộ phận cấu thành nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán có ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả kinh doanh. Giá vốn hàng bán cao trong điều kiện giá bán hàng hoá không bị khống chế bởi sự cạnh tranh trên thị trờng sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống và ngợc lại. Do đó, để tăng kết quả kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách giảm giá vốn hàng bán.

Trong doanh nghiệp thơng mại, giá vốn hàng bán bao gồm giá mua hàng hoá, chi phí trực tiếp thu mua bảo quản, đóng gói, phân loại, vận chuyển… Giá mua hàng hoá là giá thoả thuận giữa doanh nghiệp với ngời bán và nó phụ thuộc vào giá cả thị tr- ờng. Vì thế doanh nghiệp khó có thể đa ra giá mua theo chủ quan của mình, mặc dù trong trờng hợp doanh nghiệp có thể mua với giá rẻ hơn. Nhng chủ yếu việc giảm giá vốn hàng bán đợc thực hiện bằng cách tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá.

c. ảnh hởng của chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Để đẩy mạnh tốc độ bán hàng, tăng doanh thu tiêu thụ đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí gọi là chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình bán hàng và nó phát sinh thờng xuyên trong doanh nghiệp thơng mại. Vì vậy, khi sử dụng khoản chi phs này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm tới hiệu quả của nó mang lại, giảm tối đa các chi phí phát sinh bát hợp lý và các chi phí không cần thiết ảnh hởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* ảnh hởng của chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phát sinh có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp thương mại, chi phí quản lý doanh nghiệp phải được quản lý chặt chẽ vì nếu chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh vợt mức giới hạn cho phép thì sẽ ảnh hởng nghiêm trọng tới lợi nhuận, gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp.

d. ảnh hởng của các chi phí tài chính, doanh thu tài chính và các khoản chi phí khác, thu nhập tới kết quả kinh doanh.

* Chi phí tài chính

Hoạt động tài chính là hoạt động có liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí này ảnh hởng trực tiếp đến kết quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ loại chi phí này tránh tình trạng lãng phí không cần thiết.

* Doanh thu tài chính:

Doanh thu tài chính là các khoản thu tiền lãi, tiền bản quền, cổ tức, lợi nhuận đ- ợc chia và doanh thu hoạt động lãi khác của doanh nghiệp. Loại doanh thu này là một trong những nhân tố ảnh hởng tới kết quả tài chính, doanh thu tài chính chiếm một tỉ trọngh lớn trong tổng hoạt động kinh doanh. Vì vậy, kế toán phải đặc biệt quan tâm tới sự ảnh hưởng của doanh thu tài chính tới kết quả kinh doanh.

Chi phí khác:

Chi phí khác phản ảnh các khoản chi phí của các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác có thể là các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông th- ờng của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản bị bỏ sót từ những năm trớc.

Việc quản lý loại chi phí này rất phức tạp, cho nên bộ phận kế toán phải quan tâm nhiều hơn tới loại chi phí này thì kết quả tài chính mới chính xác đợc.

3. Các biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh đợc biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Để đạt đợc điều này, cac doanh nghiệp cần phải tuân theo một số biện pháp sau:

* Nâng cao doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là biện pháp quan trọng để nâng cao kết quả kinh doanh.

Cụ thể bằng các phơng pháp sau: - Tổ chức công tác mua hàng

- Đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng

- Mở rộng mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, thúc đẩy quá trình tiêu thụ

* Tiết kiệm chi phí kinh doanh

Hạ thấp chi phí kinh doanh gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm nhng không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh cũng bao gồm một loạt các biện pháp để tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nh tăng mức lu chuyển hàng hoá, phân bố tiêu thụ, tổ chức vận hành hàng hoá hợp lý.

Phấn đấu tiết kiệm chi phí bán hàng trong tất cả các khâu mua vào, dự trữ, bán ra, đồng thời phải tiết kiệm chi phí quản lý bằng các hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi lãng phí không cần thiết.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cần phải khéo léo kết hợp giữa việc vận dụng quy luật giá trị, các đòn bẩy kinh tế với việc động viên mọi ng- ời, mọi bộ phận trong doanh nghiệp tham gia công tác quản lý chi phí mà đặc biệt là bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp cần phải lập dự toán chi phí ngắn hạn căn cứ vào kế hoạch tài chính năm, quý để lập chi phí hàng tháng, từng tuần kế hoạch, sau đó thì phân cấp quản lý chi phí kinh doanh, thờng xuyên hoặc định kỳ tiến hành kiểm tra giám đốc đối với chi phí kinh doanh đặc biệt với những khoản chi

phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn. Kế toán khi nắm bắt được những khoản chi phí phát sinh không đúng mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp thì phải xử lý loại bỏ ngay không đợc hạch toán vào chi phí, chỉ định khoản hạch toán những khoản chi phí hợp lý vào sổ sách của doanh nghiệp. Các thông tin về chi phí do kế toán phản ánh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đợc những khoản chi phí gây ảnh hởng đến lợi nhuận. Có nh vậy doanh nghiệp mới có thể hạ thấp chi phí kinh doanh theo hớng tích cực và hợp lý.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế đang cần có vốn. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách: bố trí hợp lý cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, đánh giá TSCĐ theo giá thị trờng, xử lý các tài sản thừa, các tài sản hết thời gian sử dụng để tránh tình trạng vốn cố định bị nhàn rỗi không đợc sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra biện pháp tăng kết quả kinh doanh kể trên còn có một số biện pháp khác nh: nắm chắc cácnghiệp vụ thanh toán để tránh tình trạng phải trả lãi vay quá hạn, không vi phạm luật lệ, chế đọ tài chính để không bị phạt bồi thờng và những nguyên nhân khác làm giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương III

đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tàI tốt nghiệp tại công ty tmdv nhựa hà nội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại công ty “Thương mại -Dịch vụ Nhựa pdf (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)