Quản trị rủi ro trình độ chuyên môn của nhân viên ngành Hàng không

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG (Trang 30 - 31)

3.2.1. Đo lường rủi ro

Chi phí trực tiếp: các hậu quả trực tiếp xảy ra.

Chi phí gián tiếp: các chi phí không trực tiếp xay ra hay chưa xảy ra.

3.2.2. Kiểm soát rủi ro

Thắt chặt quy trình tuyển đầu vào, đào tạo nhân sự tốt hơn trong việc quản lý các dự án, quy trình tại sân bay.

Có các hình thức kiểm điểm và kỷ luật nặng đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.

Triển khai và duy trì các phương tiện truyền thông về công tác an toàn để đảm bảo tất cả cán bộ, công nhân viên đều nhận thức hoàn toàn đầy đủ ; truyền tải các thông tin quan trọng về an toàn các biện pháp để truyền thông có thể bao gồm: Các chính sách

và quy trình về an toàn; Hệ thống thư tín cơ quan; Các bài báo liên quan đến an toàn; Những tấm pano quảng cáo về an toàn; Những thông cáo.

Tất cả các báo cáo về sự cố và tai nạn phải được nghiên cứu tỉ mỉ để xác định sự kiện và nguyên nhân chính từ đó đưa ra các kế hoạch ngăn ngừa hoặc giảm bớt khả năng tái diễn. Tất cả các mối nguy hiểm phải được đánh giá để xác định các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn đối với sân bay từ đó đưa ra các giải pháp và quyền ưu tiên xử lý các nguy cơ rủi ro.

Huấn luyện đào tạo định kỳ.

Lập kế hoạch để đối phó với những sự bất ngờ. Đối với sự cố đáp nhầm sân bay của Vietjet, cần:

• Tổ chức huấn luyện lại về ý thức tôn trọng và chấp hành các quy định các quy định về phối hợp, vận hành và đào tạo nhân lực, các quy trình khai thác bay, các khâu cấp phép, quản lý bay, điều hành bầu trời.

• Cải tiến việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình khai thác bay, việc tuân thủ các quy định về tiêu chuản an toàn bay.

Đối với sự cố hai máy bay suýt đâm nhau ở sân bay Đà Nẵng:

• Yêu cầu các đơn vị tổ chức tự kiểm điểm về sự cố và phổ biến làm bài học kinh nghiệm cho toàn bộ lực lượng kiểm soát viên không lưu. Tổ chức huấn luyện lại về ý thức tôn trọng và chấp hành các quy định về điều hành bay và về báo cáo sự cố; nhận thức về tầm quan trọng của các huấn lệnh không lưu cấp cho tổ lái...

• Chấn chỉnh ngay tình trạng bố trí, quản lý ca trực đảm bảo theo đúng quy định và tài liệu hướng dẫn khai thác của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, tuyệt đối không để nhân viên thực tập trực tiếp làm nhiệm vụ điều hành bay, hiệp đồng điều hành bay. Rà soát, báo cáo về Cục Hàng không tình hình kiểm soát viên không lưu của các cơ sở điều hành bay, tình hình hướng dẫn thực tập cho kiểm soát viên không lưu, đề xuất, kiến nghị các khó khăn, vướng mắc và các giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG (Trang 30 - 31)