2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn luôn đảm bảo an toàn và hiệu quả, nợ xấu đang có xu hƣớng giảm dần cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối, BIDV đã triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu luôn ở mức thấp trong giới hạn ( <3% ). Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu, góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Một số chỉ tiêu về cơ cấu tín dụng của Ngân hàng đã có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng thích hợp hơn nhƣ: giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc để tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tín dụng bán lẻ, dòng vốn tín dụng hƣớng vào các lĩnh vực ƣu tiên, cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn tăng 32,6%, cho vay DNVVN tăng 24,8%, tài trợ xuất khẩu tăng 21%, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mức tăng trƣởng khá tăng 25,5%, tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo. Điều này sẽ là cơ sở để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
Nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại, xây dựng chính sách và quy trình tín dụng khoa học theo xu hƣớng của các nƣớc tiên tiến, đội ngủ nhân viên của BIDV trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công tác và có phong cách giao dịch lịch sự, văn minh góp phần làm lên chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1Những tồn tại
Thứ nhất là mặc dù tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2013 là 2.37%, (<3%) và có xu hƣớng giảm so với các năm trƣớc nhƣng theo một số chuyên gia cho rằng tỷ lệ này thực tế phải cao hơn bởi tỷ lệ trên đây dƣờng nhƣ chƣa tính đến khoản cho vay 4.000 tỉ đồng cho Vinashin và Vinalines. “Nếu những khoản cho vay này đƣợc phản ánh, tỉ lệ nợ xấu của BIDV sẽ vào khoảng 3,67% và nhƣ vậy, rủi ro tín dụng của BIDV vẫn còn khá cao” - một chuyên gia tài chính nhận định. Hơn nữa BIDV đã lên sàn vào đầu năm 2014, nên BIDV trƣớc đó cũng đã phải “dọn” nợ xấu để lên sàn. Nếu nhanh chóng xử lý đƣợc số nợ xấu này, lợi nhuận của BIDV sẽ cải thiện đáng kể, tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu BID trƣớc thời điểm chào sàn.
Thứ hai là tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) năm 2013 tăng đột biến, tăng 1730 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 2012, là một dấu hiệu phản ánh chất lƣơng tín dụng của BIDV còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và cần đƣợc chú ý hơn nữa.
Thứ ba là các khoản nợ xấu của BIDV tập trung nhiều ở các doanh nghiệp nhà nƣớc, vì vậy mà tốc độ xử lý và thu hồi nợ xấu còn chậm chạp.
Thứ tƣ là chất lƣợng của cán bộ tín dụng không đồng đều giữa các chi nhánh, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của toàn hệ thống ngân hàng. Và mặc dù BIDV đã đƣa ra quy trình tín dụng cụ thể, nhƣng vì lý do nào đó (cả khách quan và chủ quan) các cán bộ tín dụng vẫn thực hiện sai quy trình mà ngân hàng đƣa ra, dẫn đến các khoản nợ xấu và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.
Thứ năm, công tác thẩm định khách hàng, thu thập và nắm bắt thông tin về khách hàng còn chƣa đƣợc chú trọng, dẫn đến nhiều khoản cho vay sai đối tƣợng,..
2.3.2.2 Nguyên nhân
a) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn .
Tình hình tài chính của doanh nghiệp nợ còn yếu kém dẫn tới không có khả năng trả nợ. Hầu hết những doanh nghiệp có nợ xấu với ngân hàng đều nằm trong tình trạng tài chính yếu kém do các nguyên nhân: kinh doanh thua lỗ do trình độ quản lý doanh nghiệp kém, cơ cấu vốn bố trí không hợp lý, tỷ lệ vốn tự có trên vốn vay dài hạn thấp rất ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, không chủ động đƣợc kế hoạch trả nợ ngân hàng. Trong đó, số doanh nghiệp đang trong tình trạng sắp phá sản hoặc giải thể có số lƣợng không nhỏ. Với đối tƣợng này, khả năng thu hồi nợ là rất thấp. Do thiên tai, bão lũ, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh…Đây là những nguyên nhân gây nên nợ qúa hạn vƣợt tầm kiểm soát và mong muốn của khách nợ.
Sự biến động của thị trƣờng, thay đổi lãi suất, tỷ giá ảnh hƣởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của doanh nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, giá cả biến động, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ hoặc không còn đối tƣợng để thu hồi nợ.
b) Nguyên nhân từ phía NHNN
NHNN vẫn chƣa có quyền độc lập hoàn toàn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Thêm vào đó, do mô hình tổ chức bộ máy phân đến cấp tỉnh, thành phố cồng kềnh nên trong quá trình điều hành vẫn bị chậm trễ trong việc ra quyết định. Các văn bản pháp lý của NHNN không chỉ dừng lại ở việc hƣớng dẫn quy trình pháp luật mà còn can thiệp sâu vào các quy trình nghiệp vụ của NHTMNN nhƣ: Tín dụng, bảo lãnh, kho quĩ, kế toán, sử dụng quĩ dự phòng… Điều này đã hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong việc hạn chế nợ quá hạn và xử lý nợ xấu. Hoạt động thanh tra giám sát hệ thống tài chính của NHNN vẫn còn trùng lặp, thiếu tính độc lập nên không phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm. Hệ thống thanh tra ngân hàng còn bất cập, bộ máy cồng kềnh, tốn kém không hiệu quả. Việc ra các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo xử lý nợ xấu của NHTM còn chƣa sát với thực tế gây khó khăn cho các NHTM khi thực hiện. Còn thiếu các cơ chế để xây dựng hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản nợ để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên bán. Bởi hiện tại, trong giao dịch mua bán nợ, sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán làm kéo dài thời gian đàm phán và dẫn đến thất bại trong giao dịch. Hoạt động mua bán nợ đang gặp nhiều bất cập. Mua bán nợ trên thị trƣờng cơ chế xử lý có nhiều điểm không rõ ràng, nhất là chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về định giá các khoản nợ để bán. Có quá ít công ty mua nợ dẫn tới tình trạng độc quyền mua, điều này đã làm hạn chế sự phát triển của thị trƣờng và tác động đến nhu cầu muốn bán nợ. Ngoài ra, chƣa có cơ chế tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng này. Thông tƣ số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của DN quy định: Hoạt động mua bán nợ chỉ đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức: mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhƣ vậy, việc có ít hình thức mua bán cũng sẽ làm hạn chế sự phát triển của thị trƣờng…
c) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng BIDV
Thứ nhất là năng lực tài chính của ngân hàng ĐT&PT VN so với các nƣớc trong khu vực còn hạn chế. Mặc dù là một trong những NHTM NN lớn nhất Việt Nam, kết
quả kinh doanh mấy năm gần đây khá cao nhƣng xét về vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm quản lý của Ngân hàng ĐT& PT còn rất khiêm tốn so với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới. Mạng lƣới chi nhánh tuy nhiều nhƣng chỉ là sự chia nhỏ theo địa giới hành chính. Năng lực tài chính có giới hạn nên việc trích lập các quĩ dự phòng rủi ro cũng bị hạn chế. Song với sự dàn trải của các chi nhánh, ngân hàng bị phân tán vốn, quản lý nên rất khó khăn trong việc hạn chế nợ quá hạn.
Thứ hai là hệ thống quản trị rủi ro cuả các NHTM nói chung và Ngân hàng ĐT&PT nói riêng chƣa hoàn thiện, hiệu quả chƣa cao. Mới đây, ngân hàng ĐT&PT đã ban hành “qui trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp” có thể coi là một cuốn cẩm nang quản trị rủi ro trong tín dụng có tính chuyên nghiệp rất cao. Trƣớc đó, Ngân hàng ĐT&PT cũng chƣa có một hệ thống quản trị rủi ro tổng thể và phù hợp. Các quyết định đầu tƣ, cho vay còn mang nặng tính chất định tính nhiều hơn định lƣợng. Qui trình nghiệp vụ tín dụng vẫn theo lối truyền thống, ít thay đổi. Bên cạnh đó, việc quản lý dự báo vốn khả dụng còn nhiều hạn chế, tính linh hoạt thấp gây ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của cả hệ thống trong đó có vấn đề quản lý nợ và hạn chế nợ quá hạn.
Thứ ba là tính chủ động và trách nhiệm trong việc hạn chế nợ quá hạn chƣa cao. Ngân hàng ĐT&PT là NHTM Nhà nƣớc nên trong quá trình hoạt động kinh doanh vẫn chịu sự chi phối trực tiếp của nhà nƣớc. Với tính chất là ngân hàng của nhà nƣớc, do nhà nƣớc cấp vốn điều lệ để hoạt động nên mọi khó khăn, thất bại đều đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ xử lý, còn khi đạt hiệu quả kinh doanh thì cũng không đƣợc tự chủ trong viêc sử dụng lợi nhuận. Điều này phần nào đã tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ và nhà nƣớc làm kìm hãm động lực sáng tạo, không khuyến khích đƣợc tinh thần chịu trách nhiệm của cán bộ ngân hàng trong việc hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ.
Thứ tƣ là hoạt động thu hồi nợ trực tiếp thƣờng rất đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể nên đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải nhiệt tình, sáng tạo, chấp nhận đối mặt với các khó khăn, đồng thời ngân hàng phải cấp kinh phí phát sinh nếu có. Song, hiện tại Ngân hàng ĐT&PT vẫn chƣa có cơ chế thoả đáng để bù đắp các chi phí phát sinh cũng nhƣ động viên, khuyến khích ngƣời thực hiện. Điều đó góp phần làm cho hiệu quả thu hồi nợ trực tiếp của ngân hàng ĐT&PT thấp.
Thứ năm là rủi ro đạo đức nghề nghiệp.Cán bộ tín dụng là ngƣời xem xét, đánh giá trực tiếp các phƣơng án, dự án của doanh nghiệp. Nếu qui trình nghiệp vụ cho vay lỏng lẻo dễ dàng thì nguy cơ lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi cá nhân là cao. Điều đó làm phát sinh nợ các khoản nợ xấu cho ngân hàng.
Thứ sáu là định hƣớng và chính sách đầu tƣ còn chung chung, chƣa đƣợc cụ thể hoá và bám sát thực tế, sự quán triệt và thực hiện tại cơ sở còn yếu. Lực lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng tuy đã đựơc củng cố và tăng cƣờng đào tạo nhƣng thực tế vẫn còn yếu kém về nhiều mặt. Chính sách khoán tới cán bộ tín dụng còn chƣa bảo đảm hợp lý, chƣa thực sự gắn với việc tăng cƣờng kiểm tra, do đó còn dẫn đến hiện tƣợng chạy theo chỉ tiêu, che dấu chất lƣợng tín dụng (định kỳ hạn nợ quá dài, cho vay đảo nợ, gia hạn không đúng chế độ...). Bên cạnh đó ảnh hƣởng của tình hình nợ quá hạn các năm trƣớc cũng làm xuất hiện tƣ tƣởng co cụm, ngại cho vay, không tích cực mở rộng tìm kiếm thị trƣờng và mở rộng đầu tƣ... Chất lƣợng thẩm định dự án tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đặc biệt là đối với các dự án lớn. Quy trình, thủ tục đầu tƣ vẫn còn bị vi phạm, các hồ sơ tín dụng còn nhiều sai sót, chƣa đầy đủ. Hệ thống thông tin tín dụng vẫn còn yếu kém. Các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ quá hạn chƣa đạt hiệu quả cao. Rất nhiều khoản nợ quá hạn đã đƣợc áp dụng nhiều biện pháp nhƣng tốc độ thu hồi rất chậm. Đặc biệt việc xiết nợ, phát mại tài sản thế chấp, thi hành án gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều món vay không còn nguồn trả nợ nào khác ngoài tài sản thế chấp, khi không phát mại đƣợc tài sản, các khoản nợ thực sự trở thành khê đọng, đóng băng. Việc khai thác tài sản xiết nợ cũng rất hạn chế. Mối liên hệ, sự tranh thủ chính quyền, các cơ quan chức năng tại nhiều chi nhánh cơ sở để xử lý các khoản nợ khó đòi, chây ỳ, lừa đảo còn rất hạn chế, tốc độ xử lý chậm, gây tốn kém nhiều về chi phí. Việc xử lý nợ bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro mới đƣợc thực hiện, các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chủ yếu đƣợc xử lý trong thời gian ngắn, do đó gây khó khăn tài chính rất lớn cho ngân hàng. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ ngân hàng chƣa nhìn nhận, đánh giá đúng mức về thực trạng, nguyên nhân, tác hại của tình trạng nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, do đó việc áp dụng các biện pháp hạn chế, xử lý nợ chƣa đƣợc thực hiện triệt để và có hiệu quả cao. Đối với các khoản nợ đã xử lý rủi ro, nhiều cán bộ ngân hàng đã có tƣ tƣởng coi nhẹ, không thực sự quan tâm tiếp tục đôn đốc, thu hồi. Đối với khách hàng, nếu không giữ đƣợc bí mật quy định về xử lý rủi ro có thể dẫn tới rất khó thu hồi nợ, kể cả các khoản vay chƣa quá hạn hoặc chƣa đƣợc xử lý rủi ro. Việc phân quyền trong xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa đầy đủ, còn thiếu hợp lý, do đó gây chậm trễ và giảm tính linh hoạt, chủ động của các chi nhánh. Việc xử lý nợ quá hạn của NH có liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều cấp, liên quan đến nhiều luật lệ, do đó phát sinh nhiều vƣớng mắc khác nhƣng chƣa đƣợc giải quyết triệt để, do đó hiệu quả xử lý nợ chƣa cao.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở từ lý luận chƣơng 1, chƣơng 2 khóa luận tiếp tục tập trung vào nghiên cứu khái quát hoạt động của ngân hàng BIDV trong những năm qua, đồng thời đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chất lƣợng tín dụng. Qua phân tích thực trạng có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tỷ lê nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng còn cao và có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây. Từ đó khóa luận cũng đƣa ra một số những nguyên nhân của các những vấn đề còn tồn tại. Đây cũng chính là cơ sở để đƣa ra các giải pháp và đề xuất ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Mục tiêu tổng quát trong hoạt động tín dụng 3.1.1. Mục tiêu tổng quát trong hoạt động tín dụng
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng tín dụng phù hợp với tăng trƣởng nền kinh tế, tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng tăng trƣởng, chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.
Đảm bảo các mục tiêu, cơ cấu tín dụng phù hợp, tạo sự phát triển bền vững, từng bƣớc hội nhập theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng hiện đại theo nguyên tắc giữ vững quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với từng địa bàn, khu vực, lĩnh vực, ngành kinh tế và đặc điểm khách hàng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục cho vay theo hƣớng gắn hoạt động tín dụng với đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Kiểm soát chặt chẽ tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn. Mở rộng cho vay các lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn kinh doanh có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp. Nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo, tích cực xử lý