Bài học kinh nghiệm từ các biện pháp phòng chống dịch tả đã được triển khai tại Hà Nội từ năm 2007-2010.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tả và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội từ năm 2007 2010 (Trang 39 - 41)

triển khai tại Hà Nội từ năm 2007-2010.

Việc tìm ra nguồn gốc của các vụ dịch tả từ năm 2007-2010 và đã dập tắt được dịch đã cho chúng ta những bài học lớn trong công tác phòng chống dịch tả. Phân tích theo các giai đoạn mà chúng tôi đã chia ra như phân tích phía trên, ở mỗi giai đoạn chúng ta rút ra những bài học khác nhau.

Ở giai đoạn 1 khi bắt đầu có các ca bệnh tả xảy ra thì việc xác định nguồn gốc vụ dịch đã chưa thành công. Việc chỉ tập trung khai thác một yếu tố căn nguyên “mắm tôm” là không phù hợp và cho thấy việc khai thác thông tin và hình thành giả thuyết dựa trên một chùm ca bệnh chỉ góp phần hình thành giả thuyết. Khó khăn lớn nhất của công tác này khi có các ca bệnh đầu tiên xảy ra là không xác định được nguyên nhân, nguồn gốc dịch. Các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu khác tuy đóng vai trò rất quan trọng nhưng nếu không tìm ra nguồn gốc dịch thì dù khống chế được dịch năm này thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra trong những năm sau. Mặt khác, việc vội vàng quy chụp nguyên nhân bùng phát dịch tả cho mắm tôm và đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, buôn bán mắm tôm trên địa bàn Hà Nội và các khu vực liên quan không những không dập tắt được dịch tả mà còn gây ra những thiệt hại về kinh tế cho những người dân làm nghề này. Đây cũng là bài học rằng trong công tác phòng chống dịch, khi chưa có những

bằng chứng khoa học chính xác thì không nên đưa ra những kết luận và những quyết định vội vàng.

Ở giai đoạn 2, việc xác định nguồn gốc vụ dịch tả đã được thực hiện bài bản theo các bước điều tra xử lý vụ dịch. Đặc biệt khi có rất nhiều yếu tố nguy cơ được xác định trong nghiên cứu mô tả hồi cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương gồm thịt chó, mắm tôm, rau sống lá mơ thì việc triển khai tiếp nghiên cứu bệnh chứng là hết sức cần thiết để hình thành giả thuyết khu trú yếu tố nguy cơ. Một lần nữa định hướng về yếu tố nguy cơ từ nghiên cứu bệnh chứng đã giúp ích trong việc định hướng cho các cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh phẩm của chó tại các địa điểm cung cấp thịt chó lớn nhất cho địa bàn Hà Nội và từ đó xác định được có phẩy khuẩn tả dương tính trong các mẫu xét nghiệm.

Ở giai đoạn 3, dựa vào những kết quả nghiên cứu mô tả, bệnh chứng, thực nghiệm ở giai đoạn 2, các cơ quan chức năng có thông tin bằng chứng từ một nghiên cứu dịch tễ học bài bản, định hướng tốt cho việc lựa chọn mẫu bệnh phẩm và địa bàn lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Do đó, tìm ra được nguồn gốc của dịch tả và có những biện pháp mạnh là tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh buôn bán, vận chuyển thịt chó bị nhiễm tả kết hợp với nhiều biện pháp phòng chống tả khác và đã dập tắt được dịch tả, số lượng mắc tả của năm 2009 đã giảm đi nhiều (724 người mắc) so với năm 2008 (2193 người mắc). Năm 2010, khi dịch tả bắt đầu xuất hiện trở lại thì từ bài học của những năm trước, Hà Nội đã nhanh chóng và kịp thời triển khai những hoạt động kiểm tra, xét nghiệm các mẫu thịt chó tại các địa điểm cung cấp thịt chó lớn nhất cho địa bàn Hà Nội cũng như tại cửa khẩu với Lào và Thái Lan, đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh thịt chó nhiễm phẩy khuẩn tả nên số mắc trong năm 2010 giảm xuống thấp nhất trong 4 năm (365 người mắc) và dịch không xuất hiện trở lại từ năm 2011 tới nay. Như vậy, có thể thấy việc đưa ra

những quyết định và biện pháp phòng chống dịch dựa trên những bằng chứng khoa học chính xác là điều kiện tiên quyết cho thành công của công tác phòng chống dịch tả nói riêng cũng như các dịch bệnh khác nói chung.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tả và các biện pháp phòng chống đã triển khai tại hà nội từ năm 2007 2010 (Trang 39 - 41)