Phân tích các phương án vận chuyển hiện có

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống vận chuyển lúa mì từ cảng lên kho trung chuyển (Trang 27 - 28)

2.2.2.1.1 Yêu cầu thiết kế

 Dạng vận chuyển: kho chứa của tàu (rời).

 Tiêu tốn chi phí năng lượng thấp, dễ sử dụng và điều chỉnh theo yêu cầu, bảo trì dễ dàng.

 Hư hại đường ống ở mức thấp nhất do ma sát vật liệu với thành ống.  Không chiếm diện tích lớn khi hoạt động.

2.2.2.1.2 Phân tích

Dựa vào đặc tính của vật liệu cần vận chuyển, kết hợp với việc khảo sát địa hình và các thiết bị vận chuyển hiện có ở khu vực, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận chuyển, nhu cầu thực tế và phạm vi ứng dụng của thiết bị vận chuyển, phương pháp vận chuyển bằng khí động được lựa chọn như một cách tối ưu.

Phương pháp vận chuyển bằng gàu tải chỉ thích hợp vận chuyển theo phương thẳng đứng và phương nghiêng trên 500, phương pháp này thật sự không phù hợp với điều kiện địa hình hiện có, bởi lẽ các nhà máy, kho chứa thường phân bố cách tương đối xa bờ sông.

Phương pháp vận chuyển bằng vít tải không phù hợp với yêu cầu đặt ra do khoảng cách vận chuyển vít tải không quá 30m.

Còn lại hai phương pháp vận chuyển bằng không khí và vận chuyển bằng băng tải thích hợp cho vận chuyển lúa Mì:

SVTH: Nguyễn Đình Linh 19

Bảng 2.1 So sánh hai phương pháp vận chuyển

Vận chuyển bằng khí động Vận chuyển bằng băng tải

 Khoảng cách vận chuyển đến 1800m.

 Độ cao vận chuyển lên đến 100m.

 Khoảng cách vận chuyển không xa.  Độ cao vận chuyển thấp.

 Góc nghiêng của ống hút và đẩy có thể lên tới 900.

 Góc nghiêng của băng không cao từ 16 - 240.

 Năng suất cao (đạt tới 300 tấn/giờ).  Năng suất cao.

 Không chiếm diện tích lắp đặt lớn.  Chiếm diện tích lắp đặt lớn.  Chế tạo khá phức tạp.  Chế tạo đơn giản.

 Vận chuyển cả trời mưa và nắng.  Không thể vận chuyển khi trời mưa.  Tiêu thụ năng lượng khá nhiều.  Tiêu tốn năng lượng ít.

Từ Bảng 2.1 cho thấy giải pháp vận chuyển bằng không khí có thể đáp ứng yêu cầu đã đặt ra do phù hợp với yêu cầu địa hình, thời tiết ở khu vực,…Mặc dù phương pháp vận chuyển bằng khí động tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và chế tạo khá phức tạp nhưng những ưu điểm mà nó mang lại đáp ứng được nhiều hơn cho khâu vận chuyển, có thể cơ giới hóa honà toàn khâu vận chuyển.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế hệ thống vận chuyển lúa mì từ cảng lên kho trung chuyển (Trang 27 - 28)