nói riêng và các nước đang và kém phát triển nói chung
Xác định chiến lược sử dụng ODA là yêu cầu đầu tiên của công tác quản lý ODA. Việc xác định chiến lược sử dụng ODA đúng mục đích và không dẫn đến gánh nặng nợ nần cho các nước nhận tài trợ.
Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương theo sự phân công trách nhiệm nhằm phát huy được tính hiệu lực của tổ chức.Việc sử dụng ODAphải tuân thủ những nguyên tắc và những tiến trình cụ thể được qui định trong các bản pháp luật. Ngoài ra cần phải kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu và đánh giá tổng hợp của các nguồn vốn ODA. Từ những nhận thức trên chúng ta có các giải pháp về việc quản lý ODA như sau:
1. Cần năng động trong nhận thức về ODA
Qua theo dõi thường xuyên tình hình hội đàm quốc tế thì các điều kiện đặt ra để giải ngân được vốn ODA đã gia tăng đáng kể. Trong tình hình đó việc nắm được các điều ước quốc tế mới ký kết và các thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển và tăng cường khả năng vận dụng nhuần nhuyễn các hiểu biết này để ký kết các hiệp địng vay vốn là cần thiết. Mục tiêu của công tác này là tạo điều kiện cho Việt Nam có quyền làm chủ và để được chủ động đề xuất và sử dụng vốn ODA. Cần phải thấy rằng ODA không phải là khoản cho không mà phải kèm theo nó là các điều kiện về kinh tế - chính trị.Mặt khác, chúng ta phải hoàn trả nợ cả gốc lẫn lời. Vì vậy nếu sử dụng không hiệu quả có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng, nợ nần.
2. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chiến lược thu hút vốn và quản lý sử dụng ODA ODA
Hiện nay xu hướng chung của các dự án có sự trợ giúp quốc tế đang đối diện với các thách thức không nhỏ và phải chuyển các trọng tâm nội dung sang một số xu thế mới là: có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường tham gia quản lý của cộng đồng dân cư tại chỗ. Nếu chúng ta chưa chuẩn bị cho sự chuyển đổi này thì các nguồn vốn nước ngoài sẽ mau chóng tìm cách rút lui khi tình hình được đánh giá là không thuận lợi.
3. Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho các khu vực nghèo đói
Trong quan hệ với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ VN với các tổ chức phi chính phủ, hướng các nguồn viện trợ của họ tới
các vùng nghèo nhất của VN như vùng Tây nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng nùi phìa bắc.Hiện nay một số nhà tài trợ vẫn có xu hướng cung cấp viện trợ cho Hà Nội hơn là các số vùng xa xôi, hẻo lánh và vùng nghèo đói của VN. Chính phủ cần có biện pháp cải thiện tình trạng này, chẳng hạn đưa ra các qui định đối với các hoạt động của họ theo khu vực địa lý, đưa ra các danh mục cho các chương trình, quốc gia về lĩnh vực xã hội như chương trình quốc gia về việc làm, về dân số và KHHGĐ, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, danh mục các xã vùng nghèo đói của VN để kêu gọi sự chú ý của các nhà tài trợ.
4. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với quản lý ODA và quà trình phân công, phân cấp ra quyết định trong qui trình dự án phân cấp ra quyết định trong qui trình dự án
Viện trợ nước ngoài có liên quan đến nhiều cơ quan, chức năng ở trong nước, trong suốt quá trình từ lúc vận động tài trợ cho đến khi hoàn tất cam kết hoàn trả cho nên thiết lập một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng thông suốt của cả hệ thống tổ chức liên quan đến viện trợ là một điều quan trọng .
Về công tác quản lý, đầu tư xây dựng: Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện nghị định 42/CP, 92/CP về qui chế đấu thầu. Nhưng cần qui định trách nhiệm rõ ràng hơn của từng cơ quan và các đon vị trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án , tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan theo hướng giảm các thủ tục trình duyệt qua nhiều cấp . Tiếp tục hoàn thiện các nghị định trên tiến tới hài hòa độ "vênh" giữa các thủ tục về phía nhà tài trợ và phía VN , tránh làm phức tạp hoá chu trình thực hiện dự án ở VN.
5. Hoàn thiện hơn nữa công tác kế hoạch hoá
Trước đây, trên cơ sở kim ngạch viện trợ mới tiếp cận dự án, nay từ dự án mới tiếp cận viện trợ. Chính vì thế đã làm thay đổi vai trò của chính phủ và chủ dự án so với viện trợ. Chính phủ từ chỉ huy hoàn toàn chuyển sang hỗ trợ,thúc đẩy. Chủ dự án từ chỗ bị động, hành động hoàn toàn theo mệnh lệnh cấp trên thì nay đã có những quyền chủ động nhất định trong việc hoàn thành, thực hiện dự án.Như vậy cần phải có một qui hoạch tổng thể ODA nhằm tăng cường chất lượng đầu vào của công tác kế hoạch hoá đầu tư bằng vốn ODA qui hoạch nếu đượcChính phủ thông qua sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để cơ quan điều phối viện trợ, hình thành kế hoạch viện trợ.
Cùng với công tác trên,việc tinh giảm bộ máy cồng kềnh trong quản lý để giải ngân đỡ phức tạp, có những chính sách ưu đãi thiết thực cho cơ sở là nội dung chính của các thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định (17/2001/NĐ- CP, ngày 04/5/2001) của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức .
6. Nâng cao công tác thông tin và theo dõi dự án ODA
Thông tin là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụngODA.Thông tin đầy đủ và chính xác sẽ là những căn cứ để cơ quan quản lý ra quyết định. Thời gian qua ở VN thông tin về ODA thường thiếu, không đầy đủ gây khó khăn rất nhiều cho các cơ quan chính phủ trong quản lý ODA. Cần khẩn trương thiét lập một hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA, những thông tin đó phải thể hiện rõ vấn đề sau:
• Chiến lược hành động, cơ sở hợp tác, quy trình thủ tục ODA của từng nhà tài trợ. Nêu những đặc điểm, nguyên tắc luật lệ của từng nhà đối tác viện trợ.
• Các điều ước quốc tế về hợp tác phát triển, qui chế mà chính phủ ta đã kí kết với các nhà tài trợ để đảm bảo thi hành nhất quán các văn bản này.
• Thông tin về cam kết ODA của các nhà tài trợ, định hướng ưu tiên chiến lược sử dụng ODA của chính phủ, tình hình giải ngân ODA theo ngành, vùng, lĩnh vực cụ thể.
• Thông tin về hệ thống văn bản luật, các qui định, qui chế trong quản lý sử dụng ODA, các hướng dẫn về qui trình thủ tục đối với một dự án ODA cụ thể.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các dự án ODA
Kiểm tra, kiểm soát là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý và sử dụng ODA. Kiểm soát được thực hiện đầy đủ làm giảm tham nhũng, thực hiện tiết kiệm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầy đủ góp phần làm tăng tính bền vững của dự án, tạo khả năng giải ngân nhanh và củng cố niềm tin của các nhà tài trợ đối với Việt Nam
8. Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA ODA
Đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng cán bộ quản lý, điều phối và sử dụng ODA là một biện pháp quan trọng nhằm hoàn thiện công tác điều phối, quản lý và sử dụng ODA hiện nay. Cần phải có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng ở tất cả các cấp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ODA. Các cán bộ quản lý ODA phải có kiến thức đầy đủ về các mặt:
• Các loại hình viện trợ có thể vận động và các chi phí có liên quan để hấp thụ viện trợ.
• Chính sách và lợi ích của các nhà tài trợ.
• Chu kỳ dự án, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng như trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở từng giai đoạn của chu kỳ dự án.
• Các kiến thức về kinh tế thị trường, phương pháp phân tích chính sách kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
KẾT LUẬN
Trong thời kì kinh tế mở của như hiện nay, chênh lệch về giàu nghèo, khoa học công nghệ, năng lực sản xuất giữa các nước trên thế giới ngày càng nới rộng, đặc biệt là giữa các nước đang và kém phát triển với các nước phát triển. Để thu hẹp khoảng cách này các nước trên thế giới phải ra sức giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau và một loại hình hỗ trợ khá phổ biến hiện nay là ODA. Vốn ODA có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như viện trợ có hoàn lại hay viện trợ không hoàn lại và phải chịu các điều kiện ràng buộc chặt chẽ nhưng có tác động khá lớn đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đáng kể các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các nước tiếp nhận viện trợ.
Nguồn vốn này còn đặc biệt khi nó là nguồn vốn bổ sung quý báu và quan trọng cho phát triển vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở những nước này. Với tầm quan trọng như thế, tiếp tục cải thiện tính minh bạch và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn ODA cho các nước đang và kém phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, song song với việc tăng cường thu hút FDI và tự do hóa thương mại với họ, nhằm góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong các năm tới ở các nước .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA năm 2010.
2. Diễn đàn hiệu quả viện trợ - AEF (2010), Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ - Nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững.
3. TS Bùi Thị Lý (2010), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. TS Nguyễn Văn Ngôn (1997), Các định chế tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
5. GS, TS Đỗ Đức Bình, PGS, TS Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6. http://vietbao.vn/Kinh-te/VN-can-cai-cach-manh-me-de-thu-hut-them-von-OD