Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về các hình thức

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã minh hòa – huyện yên lập tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 61)

chuyn QSDĐ

Bảng 4.17.Bảng tổng hợp ý kiến đúng của người dân về các hình thức chuyển quyền.

Các hình thức chuyển quyền Tỷ lệ ý kiến đúng(%)

Hiểu biết cơ bản về các hình thức chuyển quyền 74,72

Chuyển đổi QSDĐ 50,66

Chuyển nhượng QSDĐ 76,58

Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ 72,5

Tặng cho QSDĐ 79,9

Thừa kế QSDĐ 86,0

Thế chấp QSDĐ 71,68

Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ 67,5 Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 54,98

(Tổng hợp số liệu điều tra)

4.4.2.1. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về chuyển QSDĐ

74.72 50.66 76.68 72.5 79.9 86 71.68 67.5 54.98 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ (%)

Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về các hình thức chuyển QSDĐ

Trong đó:

1. Sự hiểu biết người dân xã Minh Hòa về những vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ.

2. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về chuyển đổi QSDĐ. 3. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về chuyển nhượng QSDĐ. 4. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSDĐ. 5. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về tặng cho QSDĐ.

6. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về thừa kế QSDĐ. 7. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về thế chấp QSDĐ.

8.Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ. 9. Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về góp vốn bằng giá trị QSDĐ. Qua hình 4.3 ta thấy: Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về các vấn đề cơ bản nhất của chuyển QSDĐ là tương đối cao (74,72%). Những vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ được người dân hiểu biết nhiều hơn do nó không quá khó không đòi hỏi sự chi tiết và những vấn đề này bà con thường xuyên tiếp xúc. Trong các hình thức chuyển QSDĐ thì hiểu biết của người dân về hình thức thừa kế QSDĐ là cao nhất (86,0%), và hình thức có tỉ lệ hiểu biết đúng thấp nhất là hình thức góp vốn bằng giá trị QSDĐ (54,98%). Các hình thức: chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp, cho thuê và cho thuê lại, bảo lãnh thì sự hiểu biết đúng của người dân cũng rất cao.

4.4.2.2. Tổng hợp sự hiểu biết về chuyển QSDĐ theo nhóm đối tượng tại xã

Bảng 4.18:Tổng hợp sự hiểu biết của người dân theo 3 nhóm đối tượng:

Nội Dung Tỷ lệ (%)

CBQL SXPNN SXNN

1. Sự hiểu biết cơ bản về chuyển QSDĐ 92,0 70,0 58,0 2. Chuyển đổi QSDĐ 74,0 46,0 32,0 3. Chuyển nhượng QSDĐ 95,0 70,0 65,0 4. Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ 95,0 65,0 57,5

5. Tặng cho QSDĐ 96,0 72,0 72,0

6. Thừa kế QSDĐ 96,0 84,0 78,0

7. Thế chấp QSDĐ 90,0 62,5 62,5

8. Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ 87,5 62,5 52,5 9. Góp vốn bằng giá trị QSDĐ 77,5 50,0 37,5

(Nguồn tổng hợp phiếu điều tra)

9 2 74 9 5 9 5 9 6 9 6 9 0 8 7.5 77.5 70 4 6 70 6 5 72 8 4 6 2 .5 6 2 .5 50 58 3 2 6 5 57.5 72 78 52 .5 3 7.5 6 2 .5 0 20 40 60 80 100 120 Hiểu biết cơ bản Chuyển đổi QSDĐ Chuyển nhượng QSDĐ Cho thuê,cho thuê lai QSDĐ Tặng cho QSDĐ Thừa kế QSDĐ Thế chấp QSDĐ Bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ Góp vốn bằng giá trị QSDĐ CBQL SXPNN SXNN

Hình 4.2: Sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ theo nhóm đối tượng tại xã Minh Hòa

Qua hình 4.4 ta thấy, tỷ lệ hiểu biết đúng về chuyển QSDĐ ở nhóm đối tượng CBQL là cao nhất , thấp hơn là nhóm đối tượng NDSXPNN , thấp nhất là nhóm NDSXNN. Những người thuộc nhóm CBQL là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của nhân dân, vì vậy họ là những người đi trước tìm hiểu những thay đổi, đổi mới về mọi mặt trong lĩnh vực quản lí đất đai,mặt khác họ là những người được đào tạo về chuyên môn có kiến thức sâu rộng về quản lý đất đai, vì thế sự hiểu biết của họ sẽ chính xác hơn so với hai đối tượng còn lại. Tuy nhiên nhóm SXPNN vẫn có sự hiểu biết hơn là do tính chất công việc họ tiếp xúc nhiều hơn với các hình thức truyền thông,các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

4.4.3. Đánh giá nhng thun li, khó khăn trong công tác chuyn quyn s

dng đất và nguyên nhân, gii pháp khc phc.

4.4.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển QSDĐ

* Thuận lợi

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế - xã hội nói chung đã phần nào kéo theo sự thông thoáng trong chính sách của Nhà nước, đồng thời với sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác quản lý Nhà nước đã có sự thay đổi lớn. Các thủ tục rườm rà không cần thiết đã được loại bỏ khiến cho công tác quản lý được dễ dàng hơn không gây phiền hà cho người dân.

Sự ra đời của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1 cửa) phần nào đã góp phần giúp xã trong công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để hạn chế việc cán bộ xã phải trực tiếp tiếp nhận hồ sơ của người dân.

* Khó khăn

- Về cơ sở vật chất: Nơi làm việc của cán bộ địa chính xã còn nhỏ hẹp, chặt chội, trang thiết bị còn thiếu và đã cũ hỏng (máy tính, máy in…).

- Về nguồn nhân lực: Cán bộ làm công tác chuyển QSDĐ còn ít, khối lượng công việc nhiều.

Và một tồn tại, khó khăn lớn nhất trong công tác chuyển QSDĐ trong giai đoạn này chính là vấn đề về thời gian thực hiện các hình thức so với quy định của Pháp luật. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người dân.

4.4.3.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục * Một số nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thời gian trả kết quả chậm như vậy là bởi rất nhiều lý do, một vài lý do cơ bản nhất đó là:

- Do người dân chưa thực sự hiểu về luật pháp, chưa nắm bắt được những thủ tục, giấy tờ cần thiết khi thực hiện một nội dung chuyển quyền nào đó. Trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho hay thừa kế QSDĐ, người dân nộp hồ sơ khiến cho việc thẩm định rất khó khăn, cán bộ thẩm định phải trả lại hồ sơ hoặc phải chờ người dân cung cấp đủ giấy tờ cần thiết mới có thể tiến hành theo các trình tự pháp luật. Ngoài ra còn nguyên nhân khác đó là do người dân còn chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Do tại xã cán bộ địa chính chưa làm chặt chẽ, đầy đủ về các thủ tục. Ví dụ như trong hồ sơ chuyển nhượng đất ở, cán bộ địa chính lại chưa trích lục định vị đất ở. Hoặc có thể việc xác nhận về một nội dung nào đó chưa đúng theo quy định.

* Một số giải pháp khắc phục

- Đối với người dân: Tuyên truyền rộng rãi về pháp luật đất đai cho người dân thông hiểu những quy định của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác chuyển QSDĐ nói riêng. Phổ biến cho người dân về thời gian thực hiện, trình tự thủ tục cần thiết khi tham gia vào các hình thức chuyển QSDĐ. Chỉ cho người dân nơi mà họ cần đến để làm các thủ tục chuyển quyền theo nhu cầu của họ để tránh việc phải đi lại nhiều lần.

- Đối với các cán bộ địa chính xã: nên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cán bộ thường xuyên để nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ trong quá trình thực hiện công việc của mình để giúp cho các cán bộ thực hiện đạt hiệu quả hơn công việc.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thu thập, điều tra phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Kết quả về chuyển QSDĐ tại đại phương theo số liệu thứ cấp cho thấy: Từ khi Luật Đất đai ra đời và được áp dụng, quy định có 8 hình thức chuyển QSDĐ. Công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Minh Hòa giai đoạn 2012 - 2013, trong 8 hình thức chuyển QSDĐ thì có hình thức là chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ là không có trường hợp nào đăng ký, còn lại tất cả các trường hợp đều được đăng ký và thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục đã được quy định.

Trong đó:

- Hình thức chuyển nhượng QSDĐ có 207 trường hợp đăng ký với tổng diện tích 175.807,01m2 và đã giải quyết 100%.

- Hình thức tặng cho QSDĐ có 121 trường hợp đăng ký với tổng diện tích 98.727,23m2.

- Hình thức thừa kế QSDĐ có 57 trường hợp với diện tích 33.996,51m2

. - Hình thức thế chấp QSDĐ có 71 trường hợp với tổng diện tích 14.247,49m2 đã được giải quyết hết.

2. Công tác chuyển QSDĐ tại xã Minh Hòa qua sự hiểu biết của CBQL và người dân cho thấy:

- Sự hiểu biết của CBQL và người dân về những vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ là 92,0%.

- Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về chuyển đổi QSDĐ là 50,66%. - Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về chuyển nhượng QSDĐ là 76,68%.

- Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về cho thuê, cho thuê lại QSDĐ là 72,5%.

- Sự hiểu biết của người dân xã minh Hòa về tặng cho QSDĐ là 79,9%. - Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về thừa kế QSDĐ là 86,0%. - Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về thế chấp QSDĐ là 71,68%. - Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là 67,5%.

- Sự hiểu biết của người dân xã Minh Hòa về góp vốn bằng giá trị QSDĐ là 54,98%.

Trong 3 nhóm đối tượng điều tra thì nhóm đối tượng CBQL có sự hiểu biết đúng về chuyển QSDĐ cao nhất và nhóm SXNN là thấp nhất , nhóm có sự hiểu biết trung bình là nhóm SXPNN.

5.2. Đề nghị

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác chuyển quyền sử dụng đất nói riêng và khắc phục những khó khăn, hạn chế đang tồn tại, thì ban lãnh đạo và ban quản lý cần có những biện pháp cụ thể trong thời gian tới:

- Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng tới người dân hơn nữa nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân và sự quan tâm của người dân tới hệ thống pháp luật.

- Có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ các cán bộ địa chính nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức tập huấn nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trao đổi ý kiến, học hỏi và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý.

Đồng thời các cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh phù hợp và linh động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các hoạt động chuyển QSDĐ nhằm tạo điều kiện cho người dân thực hiện nhanh chóng, giúp cán bộ địa chính giảm thiểu áp lực công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.

2. Bộ Tư pháp & Bộ Tài nguyên & Môi trường (2005), Thông tư liên tịch

số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 “Hướng dẫn việc đăng ký

thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ, tài sản gắn liền với đất”.

3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP/BTNMT ngày 13/06/2006 về việc hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

4. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch

số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của

Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư

pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

5. Chính phủ (2004), Ngh định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.

6. Chính phủ (2004), Ngh định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai 2003.

7. Luật Đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý Nhà nước về đất

đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

11.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/ QĐ- TTg ngày 22/6/2007 V/v Ban hành Quy chế thực hiện một cửa, cơ chế một cửa liên thông tai cơ quan hành chính nhà nước địa phương.

12.UBND xã Minh Hòa, Sổ theo dõi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp QSDĐ năm 2010 – 2013.

PHỤ LỤC Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Khoa Quản lý Tài nguyên

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIU ĐIU TRA

Đánh giá của người dân về công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Minh Hòa – Huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ

Họ và tên: ... Sinh năm: ...

Địa chỉ: ...

Nghề nghiệp: ...

Trình độ văn hóa (CĐ – ĐH): ...

Ngày điều tra: ...

Xin Ông (Bà) cho biết ý kiến của mình về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương mình bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:(đánh dấu vào các câu trả lời mà Ông(Bà) cho là đúng). Câu 1: Theo Ông (Bà) chuyn quyn là quyền của người sử dụng đất? Đúng Sai

Câu 2: Luật đất đai 2003 quy định có 8 hình thức chuyển quyền? Đúng Sai

Câu 3: Ông (Bà) cho biết đất muốn tham gia chuyển quyền SD đất phải có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước? Đúng Sai

Câu 4: Ông (Bà) cho biết Nhà nước có quy định thời điểm thực hiện các quyền chuyển quyền Có Không

Câu 5: Nhà nước có quy định về các đối tượng nhận chuyển QSD đất hay không?

Có Không

Câu 6: Chuyển đổi QSDĐ là hành vi chỉ bao hàm việc " đổi đất lấy đất" giữa

các chủ thể SDĐ?

Đúng Sai

Câu 7: Việc chuyển đổi QSDĐ nhằm mục đích tổ chức lại sản xuất khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai?

Đúng Sai

Câu 8: Theo ông (bà) " Dồn điền đổi thửa" là một hình thức chuyển đổi

QSDĐ? Đúng Sai

Câu 9: Luật Đất đai 2003 quy định việc chuyển đổi với đất nông nghiệp từ

đơn vị hành chính cấp xã?

Đúng Sai

Câu 10: Chuyển nhượng QSDĐ là việc chuyển QSDĐ cho người khác trên

cơ sở có giá trị?

Đúng Sai

Câu 11: Người nhận đất phải trả cho người chuyển nhượng QSDĐ một khoản

chi phí có thể bằng tiền hoặc hiện vật?

Đúng Sai

Câu 12: Tổ chức kinh tế chỉ được nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng

lúa nước của hộ gia đình, cá nhân theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt?

Đúng Sai

Câu 13: Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ gồm: Giấy chứng nhận QSDĐ, hợp

đồng chuyển nhượng QSDĐ và nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho

VP ĐKQSDĐ?

Câu 14: Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ là việc người SDĐ nhường quyền SDĐ

của mình cho người khác?

Đúng Sai

Câu 15: Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật?

Đúng Sai

Câu 16: Luật Đất đai 2003 không cấm việc cho thuê lại đất mà người chủ sử

dụng thuê của Nhà nước?

Đúng Sai

Câu 17: Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ khác nhau ở nguồn gốc cho thuê?

Đúng Sai

Câu 18: Tặng cho QSDĐ là việc chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ

tình cảm?

Đúng Sai

Câu 19: Người tặng cho QSDĐ không thu tiền hoặc hiện vật của người được

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất của xã minh hòa – huyện yên lập tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 – 2013 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)