CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XE MÁY VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ĐỂ KHẮC PHỤC PHÁT

Một phần của tài liệu luận văn phân tích những yếu tồ của môi trường marketing vĩ mô tác động đến thị trường xe máy việt nam (Trang 26 - 32)

TRIỂN THỊ TRƯỜNG XE MÁY Ở VIỆT NAM

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành xe máy, nhà nước ta đã sử dụng các chính sách và giải pháp đối với ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường để hỗ trợ cho doanh nghiệp, cụ thể là:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có dự án đáp ứng đầy đủ các quy định của Quyết định số 24/2002/QĐ-BCN ngày 07 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy được phép đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp xe máy trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư;

- Xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước phải được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng theo quy định của pháp luật.Các sản phẩm xe máy sản xuất tại Việt Nam không có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng theo quy định của pháp luật thì không được phép đăng ký lưu hành.

- Các loại phụ tùng để lắp ráp xe máy bao gồm phụ tùng nhập khẩu và sản xuất trong nước phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và đăng ký chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.

- Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy và động cơ xe máy phải có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 (phiên bản 2000) cho hệ thống sản xuất, lắp ráp xe máy và động cơ xe máy.

Về tổ chức sản xuất:

- Đẩy mạnh phối hợp liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế có năng lực về tài chính và công nghệ tham gia sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy nhằm xây dựng được hệ thống các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng, từng bước kết hợp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô.

- Khuyến khích liên doanh, liên kết hình thành tập đoàn sản xuất xe máy lớn có khả năng cạnh tranh cao.

- Tham gia hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm trong khu vực.

• Về thị trường

- Xây dựng các thể chế ngăn chặn có hiệu quả hàng nhập lậu và gian lận thương mại và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong ngành công nghiệp xe máy.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao thị phần trong nước, thâm nhập thị trường thế giới.

- Thúc đẩy phát triển dịch vụ bán hàng và sau bán hàng.

- Có chính sách kích cầu đối với thị trường khu vực nông thôn, miền núi như: cải tạo, nâng cấp hệ thống đường xá; tuyên truyền giáo dục luật lệ giao thông, phát triển mạng lưới đào tạo, sát hạch và cấp bằng lái xe.

- Hỗ trợ quảng bá linh kiện, phụ tùng và xe máy Việt Nam như: tổ chức hội chợ thương mại, triển lãm giới thiệu sản phẩm.

Về khoa học công nghệ

- Tập trung đầu tư công nghệ nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới từ nguồn vốn khoa học công nghệ đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Đầu tư công nghệ kiểm tra hiện đại, đảm bảo năng lực đánh giá chất lượng sản phẩm nhanh, chính xác và toàn diện.

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất hiện có, ứng dụng nhanh công nghệ mới cho phát triển ngành.

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn xe máy, linh kiện, phụ tùng xe máy; quy định đăng kiểm xe máy phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng sản phẩm xe máy.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp vệ tinh.

- Sử dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp ưu tiên như cơ khí, điện,điện tử để hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp phù trợ, từ đó sẽ gián tiếp hỗtrợ được các doanh nghiệp kinh doanh xe máy do họ mua được các linh kiện giá thấp. - Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu lợi nhuận được để lại đầu tư cho phát triển công nghệ và đầu tư phát triển kinh doanh xe máy.

- Cho phép các dự án phát triển sản xuất và xuất khẩu xe máy, sản xuất các linh kiện thuộc ngành công nghiệp phù trợ được vay vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng phát triển Việt Nam.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường chứng khoán như giảm bớt các điều kiện bắt buộc phải thực hiện để phát hành cổ phiếu ra công chúng và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký niêm yết cổ phiếu.

-Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế đối với đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn công nghệ hiện đại cần ưu tiên phát triển, ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao và công nghệ thân thiện với môi trường.

Qua tìm hiểu về thị trường xe máy và các yếu tố marketing vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường xe máy, nhóm chúng em cũng có một số đề xuất về việc khắc phục những thiếu sót và góp phần phát triển thị trường xe máy Việt Nam như sau:

Về phía nhà nước:

• Cần tăng cường tài trợ cho các hoạt động khoa học công nghệ để nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất xe máy, nhất là các loại xe máy sử dụng nhiên liệu sinh học thông qua quỹ phát triển khoa học và từ ngân sách của Nhà nước.

• Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong công tác nghiên cứu thiết kế kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm theo Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu. Đây là các biện pháp hỗ trợ phù hợp với các nguyên tắc hỗ trợ của WTO, nhưng phải đảm bảo các hỗ trợ này là hỗ trợ chung và có thời hạn.

• Bên cạnh việc bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000/2001 cần sớm nghiên cứu ban hành các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tất cả những phụ tùng và linh kiện quan trọng của xe

máy. Chỉ cho phép những loại phụ tùng và linh kiện đáp ứng được các yêu cầu quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được phép nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

• Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường ngành hàng xe máy.Tổ chức lại hệ thống quản lý thị trường theo hướng thống nhất chức năng thanh tra sở hữu công nghiệp, kiểm tra chất lượng hàng hóa với lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công thương. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát quá trình định giá và giá bán lẻ mặt hàng xe máy ở các doanh nghiệp và hệ thống cửa hàng kinh doanh xe máy.

• Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới và hoạt động nghiên cứu và phát triển phù hợp với cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế.

• Có chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, như: hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ, tổ chức hội chợ thương mại và triển lãm sản phẩm.

• Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để sản xuất xe máy và linh kiện phụ tùng xe máy.

• Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất xe máy:

- Tăng cường quản trị chiến lược marketing trong kinh doanh:Các nhà doanh nghiệp cần nắm bắt nhạy bén kịp thời về tình hình thay đổi của thị trường xe máy Việt Nam để có thể đưa ra những chiến lược về việc sản xuất và tung ra mắt thị trường các dòng xe máy phù hợp với dòng xu hướng hiện nay trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị rộng rãi: để các dòng xe máy Việt Nam được ngượi tiêu dùng biết đến công ty này nên có chiến lược marketing rộng rãi.

- Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp: Các doanh nghiệp xe máy Việt Nam cần mở nhiều cuộc triển lãm các dòng xe máy Việt Nam với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhằm gắn kết giữa các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam và nước ngoài, là nơi giao dịch quan trọng giữa các nhà đầu tư với các công ty, góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường cũng như các khách hàng mục tiêu. Đây sẽ là địa chỉ cung cấp những thông tin tham khảo hữu hiệu trước khi quyết định đường hướng và chính sách phát triển cho mỗi doanh nghiệp; sẽ mở ra cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt

Nam cơ hội giao lưu, trao đổi những sản phẩm công nghệ mới nhất, tiếp cận cơ hội bán và mua hàng.Cần lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Chiến lược gía cả: trước sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, các hãng xe máy nên đưa ra chiến lược giảm giá. Việc giảm giá như vậy sẽ có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng, đảm bảo cho họ có đủ khả năng mua được những sản phẩm.

- Chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở mạng lưới bán hàng với các đại lý lớn, có dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe ở khắp mọi nơi trên toàn quốc nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình.

- Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm của xe máy Việt Nam trên thị trường vẫn chưa đa dạng, nên nghiên cứu chế tạo sản phẩm xe máy sao cho phù hợp với thu nhập của người dân lao động và giới bình dân.

- Phải có chiến lược sản phẩm xương sống mũi nhọn: Chiến lược dị biệt hóa sản phẩm: hiện nay sản phẩm xe máy có mặt trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như kiểu dáng. Một khi đời sống người dân ở mức cao hơn thì nhu cầu của họ không phải đơn giản là phương tiện đẻ đi mà còn là đi phương tiện gì?Chính vì vậy thị trường xe máy Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở việc sản xuất loại xe máy có giá bán phù hợp với người dân lao động mà công ty nên có một chiến lược dị biệt hóa sản phẩm, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu cách, tính năng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của những tầng lớp có thu nhập cao. Có như vậy sản phẩm xe máy mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định vị trí số một của sản phẩm của xe máy trong suy nghĩ của người Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nhìn chung , thị trường xe máy của Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến sâu sắc. Như chúng ta điều biết, một doanh nghiệp không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường. Những sự thay đổi từ các yếu tố môi trường marketing vĩ mô có thể tạo ra những cơ hội , hoặc là nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển cho thị trường xe máy Việt Nam.Trong thời đại ngày nay ảnh hưởng của các yếu tố môi trường marketing vĩ mô đến hoạt động sản xuất xe máy của các doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp cả về qui mô, tốc độ, cả về bề rộng và chiều sâu. Chính vì vậy, đứng trên lập trường đã không ngừng tìm kiếm những giải pháp để đối phó sự biến đổi của môi trường cũng như xây dựng những chiến lược marketing phù hợp với tình hình là những việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi các nhà nghiên cứu marketing cần thận trong hơn để đưa ra những chiến lược phù hợp. Do đó các nhà nghiên cứu marketing cần dành nhiều thời gian để khảo sát và dự đoán những yếu tố biến đổi của môi trường và coi đó như là một công việc đầu tiên trong công tác của mình. Kết quả việc xây dựng chiến lược kinh doanh kết hợp với nghiên cứu môi trường sẽ cung cấp cho các nhà doanh nghiệp những dữ liệu và kiến thức quan trọng, làm cơ sở cho việc ra quyết định và thực hiện các quyết định.

Một phần của tài liệu luận văn phân tích những yếu tồ của môi trường marketing vĩ mô tác động đến thị trường xe máy việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w