Một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ Tân An

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 53 - 56)

Dựa vào thực trạng các nguồn phát sinh rác thải tại chợ, kết hợp với thực trạng quản lý rác thải và điều kiện thực tế của chợ chúng ta cần có một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải như sau:

- Tiến hành phân loại rác tại nguồn (tại các sạp bán hàng) thành 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ, mỗi sạp phải có 2 dụng cụ chứa rác để phân loại góp phần thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại chợ.

- Tăng cường lắp đặt thùng rác ở nhiều nơi để người dân thuận tiện bỏ rác vào thùng, thường xuyên đi thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua đài phát thanh của phường, mở các lớp tập huấn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và giữ gìn vệ sinh môi trường, chỉ rõ cho người dân trong cộng đồng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường đặc biệt là những hộ dân, tổ chức đang hoạt động tại chợ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

- Áp dụng phương thức 3R trong xử lý rác thải sinh hoạt tại sạp của các thương buôn là nên giảm thiểu số lượng rác thải bằng cách tái chế và tái sử dụng lại rác thải để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Giáo dục ý thức biết bảo vệ môi trường cho học sinh ở mọi cấp học để nâng cao ý thức vệ sinh môi trường.

- Các cơ quan chức năng, Ban quản lý chợ cần phải quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu chợ, hay tổ chức các buổi họp các hộ buôn bán trong chợ để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại khu chợ….

- Vận động quần chúng bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cùng nhau xây dựng một khu chợ văn minh và giàu mạnh bằng cách lập các tổ trực vệ sinh, thường xuyên thực hiện dọn dẹp vệ sinh và nhắc nhở các thương buôn về ý thức giữ vệ sinh chung.

- Treo các băng rôn sử dụng những câu nói vui có tác động tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của quần chúng

- Tăng cường nhân lực và phương tiện cho đội vệ sinh môi trường ở những nơi cần thiết.

- Lập ra ngày “Môi Trường”, trong ngày đó tất cả mọi người đều cùng chung tay dọn dẹp vệ sinh khu sạp của mình và dọn vệ sinh chung.

- Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường trong chợ và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.

- Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Ban quản lý có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở chợ, để giải quyết vấn đề rác ở chợ mình cho môi trường xanh sạch hơn.

- Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa người dân, ban quản lý, chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 53 - 56)