NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 2.1. Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện lực Hưng Yên (tiền thân là Điện lực Hưng Yên) được thành lập ngày 14/3/1997, trên cơ sở tách ra từ Điện lực Hải Hưng và là một trong 27 Điện lực thành viên của Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc). Lúc mới được thành lập, chỉ có 14 đơn vị trực thuộc, với tổng số 239 CBCNV.
Đến tháng 6 năm 2010, thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Điện lực Hưng Yên được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - con, và được đổi tên là Công ty Điện lực Hưng Yên.
Trước những thuận lợi và cơ hội mới, Công ty đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và tỉnh Hưng Yên, với lợi thế về vị trí địa lý và nền công nghiệp trong tỉnh đang phát triển mạnh. Công ty đã tham mưu với các cấp thực hiện kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chủ động đề xuất xây dựng thêm đường dây và các trạm biến áp 220kV; 110 kV, củng cố, mở rộng lưới điện trung, hạ thế, các trạm biến áp phân phối, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 2 trạm biến áp 220kV, 8 trạm biến áp 110 kV với 17 MBA tổng dung lượng là 873 MW, 2475 trạm biến áp phân phối với tổng công suất là 1.166.589kVA với 1484,7km đường dây trung thế và 3912,6 km đường dây hạ thế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PCHY hiện tại bao gồm Ban Giám đốc, 12 phòng chức năng, 09 Điện lực và 01 Phân xưởng, cụ thể:
* Khối văn phòng:
TT Tên đơn vị Từ viết tắt Ký hiệu
1. Văn phòng VP P1 2. Phòng Kế hoạch, vật tư KHVT P2 3. Phòng Tổ chức lao động TCLĐ P3 4. Phòng Kỹ thuật KT P4 5. Phòng Tài chính kế toán TCKT P5
6. Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế TTBV&PC P6
7. Phòng Điều độ ĐĐ P7
8. Phòng Quản lý xây dựng QLXD P8
9. Phòng Kinh doanh điện năng KDĐN P9
10. Phòng Công nghệ thông tin CNTT P10
11. Phòng An toàn TTAT P11
12. Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện KTGSMBĐ P12
*Khối các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty:
TT Tên đơn vị Từ viết tắt Ký hiệu
13. Điện lực Ân Thi ĐLÂT ĐAT
14. Điện lực Khoái Châu ĐLKC ĐKC
15. Điện lực Kim Động ĐLKĐ ĐKĐ
16. Điện lực Mỹ Hào ĐLMH ĐMH
17. Điện lực Thành phố Hưng Yên ĐLTP ĐTP
18. Điện lực Phù Tiên ĐLPT ĐPT
19. Điện lực Văn Giang ĐLVG ĐVG
20. Điện lực Văn Lâm ĐLVL ĐVL
21. Điện lực Yên Mỹ ĐLYM ĐYM
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Điện lực Hưng Yên
Bảng 2.1: Tình hình phân bổ lao động tại PCHYgiai đoạn 2010-2014.
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 506 574 613 667 699 Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học 181 35.77 210
36.5
9 219 35.73 258
38.6
8 292 41.77 Cao đẳng và trung học 113 22.33 130 22.65 144 23.49 155 23.24 160 22.89
Công nhân kỹ thuật 212
41.9
0 234 40.77 250 40.78 254
38.0
8 247 35.34
Phân theo giới tính 506 574 613 667 699
Nam 383 75.69 438
76.3
1 473 77.16 520
77.9
Nữ 123
24.3
1 136
23.6
9 140 22.84 147 22.04 157 22.46
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Chức năng:
Là đơn vị quản lí vận hành các thiết bị điện, kinh doanh bán điện và các hoạt động Điện lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
b. Nhiệm vụ:
- Công tác quản lý vận hành: cung cấp điện năng an toàn, liên tục, thoả mãn mọi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các đối tượng khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội góp phần đảm bảo an ninh chính trị trong phạm vi địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Từng bước thực hiện chương trình thay đổi công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiềt bị công nghệ mới, hiện đại phù hợp theo từng giai đoạn phát triển; tăng cường các thiết bị đo lường từ xa, kiểm soát bằng các thiềt bị công nghệ thông tin và viễn thông; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhân lực và sản xuầt kinh doanh.
- Công tác kinh doanh điện năng: Giảm chỉ tiêu tổn thất điện năng; tăng giá bán bình quân; đảm bảo thu nộp tiền điện 100%; đảm bảo độ tin cậy, chất lượng và sự ổn định của quá trình cung cấp điện năng. Quản lý chính xác điện năng mua bán với các Điện lực. Nghiêm cấm việc bán điện cho các khách hàng không qua công tơ, việc ghi chép chỉ số công tơ phải đúng lịch, đúng quy trình. Quản lý công tơ mua bán điện, ghi chữ, thay thế, theo dõi đúng quy trình kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
- Các công tác khác:
+ Đầu tư, xây dựng, cải tạo lưới điện, tư vấn thiết kế công trình điện đến cấp điện áp 35kV;
+ Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;
+ Lập dự án đầu tư, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; + Gia công, chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện;
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, vật liệu điện, thiết bị viễn thông, truyền hình cáp và internet; Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong các cửa hàng chuyên doanh;
+ Kinh doanh các dịch vụ internet, viễn thông công cộng, truyền thông và quảng cáo; Xây lắp các công trình viễn thông, truyền hình cáp và internet;
+ Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi;
+ Sản xuất bê tông và các sản phẩm xi măng và thạch cao; + Đại lý bảo hiểm.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động SXKD, thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%-15% nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của PCHYphù hợp với tiến trình phát triển chung của tỉnh Hưng Yên.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2014
Trong nhiều năm qua, PCHY đã có nhiều cố gắng trong công tác cải tạo và nâng cấp lưới điện, nhất là từ năm 2010 trở lại đây Công ty đã tập trung làm tốt công tác chống quá tải và phát triển lưới điện, đầu tư cải tạo lưới điện tại các xã tiếp nhận lưới điện hạ áp, phát triển khách hàng mới, đặc biệt ưu tiên phát triển các khách hàng lớn, khả năng kinh doanh có lãi như: các khu công nghiệp, các khu vực dân cư tập trung, khu vực các làng nghề truyền thống…
Sản lượng điện thương phẩm năm 2014 đạt 2.306 triệu kw.h tăng gấp 23 lần so với năm 1997 đứng thứ 4 trong Tổng Công ty Điện lực Miền bắc. Tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,14%. Doanh thu năm 2014 đạt trên 3,3 nghìn tỷ đồng tăng hơn 70 lần so với năm 1997; Tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 1997 đến năm 2014 đã giảm 8,55%; Đây là mức giảm khá lớn trong các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, mặc dù đã tiếp nhận và bán điện trực tiếp đến 149/161 xã, phường, thị trấn với 387022 khách hàng.
Việc tiếp nhận và bán điện trực tiếp tới từng hộ dân nông thôn đã giúp nhân dân trong tỉnh được sử dụng điện an toàn, ổn định và hưởng giá bán điện theo quy
định của Chính phủ. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an ninh khu vực nông thôn; nâng cao chất lượng điện và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Đặc biệt, Công ty đã chú trọng đầu tư, nâng cấp tối thiểu toàn bộ hệ thống lưới điện nông thôn sau tiếp nhận, đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Bảng 2.2: Kết quả SXKD PCHYgiai đoạn 2010 - 2014.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trung bình (đ/kWh) 961,92 1154,64 1288,63 1406,55 1449,9 Điện thương phẩm (106 kWh) 1147,69 1290,04 1512,04 1975,97 2305,67 Doanh thu (109 đ) 1103,99 1489,54 1948,47 2779,3 3342,98
Hình 2.2: Biểu đồ kết quả SXKD giai đoạn 2010-2014 PCHY Bảng 2.3: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2010 - 2014.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 2.3: Biểu đồ tổn thất điện năng giai đoạn 2010-2014 Công ty Điện lực Hưng Yên
Bảng 2.4: Số khách hàng mua điện trực tiếp giai đoạn 2010 - 2014.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Khách hàng 247301 257739 268729 332331 387022
Hình 2.4: Biểu đồ số lượng khách hàng giai đoạn 2010-2014 PCHY
Thu nhập bình quân của người lao động hàng năm cũng đã được tăng lên rõ rệt: năm 2010 là 5,56 triệu đ/người/tháng; năm 2014 đã tăng lên đến 8,512 triệu đ/người/tháng. Điều này đã thể hiện chủ trương đầu tư cải tạo và mở rộng phát triển lưới điện, phát triển khách hàng là đúng mục tiêu và công tác tổ chức, quản lý sản xuất-kinh doanh của Công ty đã thực sự đạt hiệu quả cao.
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Hưng Yên
2.2.1. Công tác phân tích công việc
Bố trí người lao động là việc quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. Việc bố trí sắp xếp này quyết định đến kết quả làm việc của người lao động và đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì người lao động chỉ hoàn thành tốt công việc phù hợp với khả năng của mình. Còn đối với những công việc vượt quá khả năng của họ, họ sẽ không hoàn thành được mà còn gây ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục làm việc nữa. Ngược lại, nếu bố trí người lao động với công việc có yêu cầu thấp hơn khả năng của họ, họ sẽ mất đi cơ hội phát huy khả năng, sự sáng tạo của mình để đóng gớp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc này gây ra thiệt thòi rất lớn cho cả người lao động và cho cả doanh nghiệp. Do vậy nhà quản lý giỏi phải nắm bắt và phát hiện được trình độ của người lao động, bố trí họ vào công việc thích hợp nhất để vừa mang lại lợi ích cho người lao động, vừa mang lại lợi ích cho toàn Doanh nghiệp. Trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của các chức danh, các đơn vị trực thuộc PCHY.
* Giám đốc Công ty: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm.
+ Trách nhiệm:
- Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của PCHY.
+ Quyền hạn:
- Được quyền quyết định tất cả các vấn đề về tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc phân cấp, ủy quyền.
- Giám đốc Công ty là người quyết định cuối cùng các vấn đề về chủ trương, chiến lược phát triển cũng như kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đầu tư xây dựng, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề đối ngoại của PCHY.
- Quản lý, điều hành chung, lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các hoạt động của PCHY, trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau đây:
+ Quy hoạch phát triển PCHY theo từng giai đoạn + Kế hoạch sản xuất quý, năm, 5 năm, gồm các lĩnh vực:
• Kế hoạch Tài chính
• Kế hoạch Sản xuất kinh doanh điện năng • Kế hoạch Sản xuất kinh doanh dịch vụ khác
• Kế hoạch Đầu tư và xây dựng, Phê duyệt kết quả đấu thầu theo phân cấp + Tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty.
+ Công tác cán bộ, đào tạo, quy hoạch phát triển NNL
+ Công tác lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng và kỷ luật. + Công tác pháp chế, thanh tra kiểm tra, bảo vệ nội bộ.
+ Quan hệ đối ngoại.
+ Trưởng ban quản lý các dự án ĐTXD (kiêm nhiệm)
+ Trực tiếp chỉ đạo và điều hành các phòng: P1, P2, P3, P5, P6.
* Các Phó Giám đốc Công ty: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm.
+ Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Tổng Công ty, pháp luật Nhà nước về phần công việc đã được Giám đốc Công ty phân giao.
+ Quyền hạn:
- Thay mặt Giám đốc Công ty chủ động chỉ đạo, điều hành hành lĩnh vực công tác đã được phân công.
- Được quyền thay mặt Giám đốc Công ty điều hành toàn bộ công việc của Công ty khi được Giám đốc Công ty uỷ quyền và điều hành từng phần việc của Phó giám đốc khác do Giám đốc Công ty phân công khi Phó Giám đốc đó đi vắng.
* Kế toán trưởng: Do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc quyết định bổ nhiệm. + Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, trước Tổng Công ty, trước pháp luật Nhà nước về thực hiện các quy định của Pháp luật về Kế toán, tài chính, thống kê trong Công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty.
- Giúp Giám đốc Công ty giám sát tài chính, phân tích hoạt động kinh tế trong toàn Công ty từ đó tham mưu giúp Giám đốc đưa ra các quyết định về quản lý tài chính trong Công ty.
+ Quyền hạn:
- Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
- Báo cáo bằng văn bản với Giám đốc Công ty khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong Công ty, trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
- Được yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ công tác kế toán và giám sát tài chính.
* Các phòng chức năng: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty và thực hiện các công việc thuộc chức năng quản lý của mình.
- Văn phòng (P1): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; vận tải, bảo vệ; thi đua và tuyên truyền; văn hoá Doanh nghiệp, đổi mới Doanh nghiệp; quảng bá thương hiệu của Công ty và quan hệ cộng đồng.
- Phòng Kế hoạch, vật tư (P2): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và vật tư toàn Công ty; Công tác phát triển kinh doanh đa ngành nghề; công tác quy hoạch và chiến lược phát triển toàn Công ty.
- Phòng Tổ chức Lao động (P3): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; công tác đào tạo phát triển NNL;
công tác lao động tiền lương, chế độ bảo hộ lao động; các chế độ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn Công ty.
- Phòng Kỹ thuật (P4): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa hệ thống điện; công tác khoa học và công nghệ; công tác thí nghiệm vật tư, thiết bị điện toàn Công ty.
- Phòng Tài chính kế toán (P5): Chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám