Và làm chủ được hành vỉ của mình là chưa hợp lý

Một phần của tài liệu Đề tài hợp đồng kinh doanh thương mại ở việt nam (Trang 27 - 28)

Điều 133 Bộ luật Dân sự quy định “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập

giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Lưu ý là việc “không nhận

thức và làm chủ được hành vi” này không rơi vào các tình huồng bị lừa dối vì trường hợp lừa

dối đã được quy định ở Điều 133 và cũng không rơi vào trường hợp nghiện ma túy hay trường hợp chưa thành niên (đã được quy định là người bị hạn chế năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ), vì vậy việc không nhận thức và làm chủ được hành vi ở đây

chỉ có thể là các tình huống như say rượu, bị bệnh dẫn đến mất khả năng tự chủ trong một

khoảng thời gian ngắn... Như vậy, việc không nhận thức và không làm chủ được hành vi có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và phía bên kia của giao dịch có thể biết hoặc không biết về tình trạng này. Quy định như Điều 133 hiện nay mới chỉ chú ý bảo vệ một chiều đối với người rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình,

trong khi nếu bản thân người đó có lỗi khi để mình rơi vào tình trạng đó, bên kia trong giao

dịch không biết về tình trạng này và việc hủy bỏ giao dịch gây thiệt hại cho phía bên kia thì sự hủy bỏ đó rõ ràng là không hợp lý và không đảm bảo lợi ích hợp pháp cho một đối tác ngay tình trong giao dịch.

Cần sửa đổi quy định này theo hướng người xác lập giao dịch khi không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình chỉ được yêu cầu tuyên giao dịch đó vô hiệu khi đáp ứng được các

yêu cầu sau:

> Người đó không có lỗi khi để bản thân mình rơi vào tình trạng không nhận thức và làm

chủ được hành vi của mình và bên kia biết hoặc buộc phải biết người xác lập giao dịch với mình đang ở tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; hoặc

> Việc người đó rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là

do lỗi của bên kia trong giao dịch; hoặc

>_ Việc tuyên giao dịch vô hiệu không gây thiệt hại cho bên kia trong giao dịch.

3.3. Các quy định hợp đồng vô hiệu vì vỉ phạm điều kiện về năng lực hành vi của người xác lập hợp đồng dân sự thiếu thống nhất và thiếu quy định để bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao kết hợp đồng với người mắt hoặc không có năng lực hành vi

Theo Điều 122 khoản 1 Bộ luật Dân sự, người xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự có thể

là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Trong trường hợp cá nhân là người xác lập hợp đồng thì cá nhân đó phải là người có năng lực hành vi. Vì thể những hợp đồng dân sự do người mắt năng lực hành vi, người không

có năng lực hành vi xác lập, những hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người bị hạn

chế năng lực hành vi xác lập vượt quá khả năng của mình thì vô. Để đáp ứng các lợi ích của

những người này trong các trường hợp nêu trên, pháp luật qui định hợp đồng dân sự của họ

phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Việc Điều 122 khoản 1 chỉ đề cập

đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng dường như mâu thuẫn với các qui định được ghi

Một phần của tài liệu Đề tài hợp đồng kinh doanh thương mại ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)