Đánh giá chiến lược giá của Vinamilk

Một phần của tài liệu Đề tài: Vinamilk và chiến lược thâm nhập thị trường pptx (Trang 30 - 31)

• Hiệu quả

Vinamilk là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 35% thị phần chung. Vinamilk đã duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004-2008.

Lợi nhuận biên của Vinamilk đã tăng đáng kể từ mức 24,3% năm 2006 lên mức 31,7% năm 2008. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh trong năm 2007 và ở mức cao trong năm 2008, tuy nhiên Vinamilk vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như điều tiết giá bán của Vinamilk là rất tốt. Nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, Vinamilk có chủ trương tập trung vào các nhóm sản phẩm có lợi nhuận biên cao như sữa nước, sữa bột và sữa chua.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2008 cho thấy tăng trưởng lợi nhuận vượt bậc 48% so với cùng kỳ trong khi kinh doanh chỉ tăng 22%. Sau đợt tăng giá bán từ 10% - 20% các mặt hàng sữa từ đầu năm thì giá nguyên liệu sữa giảm mạnh từ 30% dẫn đến sự gia tăng đột biến trong lợi nhuận. Trong năm 2009 Vinamilk vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuận ở mức khá cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mức giá sữa bột nguyên liệu hiện nay đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008 và quay về mức giá bình quân của giai đoạn 1996 – 2006.

• Hạn chế

Sản phẩm sữa đặc có đường nhãn trắng có nắp giật của Vinamilk mặc dù có giá bán rất cao ( 17.000) nhưng chất lượng tốt (đặc, thơm ngon) nên vẫn được tiêu thụ với số lượng lớn. Trong vụ hè 2009, tuy nhu cầu vẫn còn cao nhưng sản phẩm không thấy xuất hiện tại các đại lý cũng như cửa hàng bán lẻ. Nguyên nhân không đưa ra rõ ràng, chủ những tiệm bán lẻ cũng không thể giải thích được cho khách hàng của mình. Có người cho rằng giá quá cao khiến cho công ty ngưng sản xuất. Việc này có lẽ làm cho công ty bị tổn thất một phần doanh thu lớn. Tuy nhiên, tính tới thời điểm tháng 11/2009 sản phẩm này lại có mặt trên thị trường và tiếp tục được người tiêu dùng sử dụng.

Vinamilk chưa có một cơ quan độc lập để kiểm tra chất lượng sản phẩm và công bố tới người tiêu dùng.

VI. Một số đề xuất xây dựng chiến lược giá cho Vinamilk

Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên và xoay quanh hai khía cạnh: Giá cả và giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán). Giá trị là sự chấp nhận từ người mua và rất khó đánh giá vì mức độ thỏa mãn tiêu dùng thay đổi theo thời gian và mang tính cá biệt. Thách thức lớn nhất của chiến lược định giá là giá cả và giá trị phải gặp nhau và có tính bền vững. Có như thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có cơ hội tương tác lâu dài. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược giá phù hợp là việc cần thiết nhất hiện nay.

• Vinamilk cần có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sữa và công bố chất lượng đó đến người tiêu dùng. Nếu có cơ quan như vậy, người tiêu dùng sẽ biết sữa nào tốt để mua. Khi chất lượng sữa được công khai thì mặt bằng giá sẽ bình ổn được.

• Đối với từng kênh bán lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng được thỏa mãn nhất.

• Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Công ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng.sản phẩm.

• Chính sách giá đối với sản phẩm mới

Trong chính sách đối với sản phẩm mới, Vinamilk có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây: để tối đa hoá lợi nhuận, để tăng thị phần, để dẫn đầu về chất lượng, các mục tiêu khác. Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường hay giá thâm nhập thị trường.

• Các chính sách về chiết khấu và hoa hồng  Chiết khấu:

- Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá.

- Chiết khấu thương mại - Chiết khấu thanh toán  Các khoản hoa hồng:

Đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý đã thực hiện. Vinamilk đã sử dụng các kênh phân phối đại lí, bán lẻ rất tốt, theo đó các vấn đề về hoa hồng, chiết khấu cũng được quan tâm đầy đủ.

VII. Kết luận:

Vinamilk có thể nói là doanh nghiệp sữa nội đứng đầu của Việt Nam, nhất cử nhất động về giá sữa này đều ảnh hưởng lớn tới thị trường, người tiêu dùng và đối thủ cạnh trạnh. Vì vậy, công ty luôn giữ được thế chủ động trong mỗi chính sách giá của mình vào mọi thời điểm. Nếu như từ trước 2008 đến cuối 2009, Vinamilk cùng Nutifood để mặc các đối thủ tăng giá và lặng lẽ theo sau để gia tăng thị phần thì bắt đầu từ tháng 12/ 2009 đến nay, Vinamilk luôn dẫn đầu trong các chiến dịch tăng giá. Điều đó có nhiều nguyên nhân nhưng theo 1 số chuyên gia, Vinamilk không nên lạm dụng quá mức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự tiêu thụ sản phẩm, thậm chí có thể bị tẩy chay. Tuy nhiên thương hiệu mạnh có thể phần nào hạn chế được điều này.

Một phần của tài liệu Đề tài: Vinamilk và chiến lược thâm nhập thị trường pptx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w