Hoạt động huy động vốn luôn được Maritime Bank Đống Đa chú trọng quan tâm. Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Có được kết quả đó là do ngân hàng đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiêu quả bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: Tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 03 đến 05 năm và đặc biệt là phát hành thành công trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2… mặt khác, kể từ năm 2007 đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng Tổng nguồn vồn huy động 6,062,536 - 6,574,146 8.44% 7,214,242 9.74%
Phân theo loại tiền
VND 4,323,715 - 4,642,605 7.38% 5,120,794 10.3% Ngoại tệ (quy về VND) 1,738,821 - 1,931,541 11.08% 2,093,448 8.38%
Phân theo TP kinh tế
Tiền gửi từ dân cư 2,825,218 - 3,296,392 27.3% 4,047,689 22.79% Tiền gửi từ tổ chức KT 2,015,802 - 2,217,308 10% 2,306,213 4.01% Tiền gửi của các TCTD 1,221,516 - 1,060,446 -13.19% 860,340 18.87%
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Hàng Hải Đống Đa năm 2011 cao hơn so với năm 2010 là 511,610 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8.44%. Sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn huy động tăng 640,096 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9.74%
Năm 2011, nền kinh tế thế giới khép lại với nhiều bất ổn, đà tăng trưởng lỡ nhịp, tỷ lệ thất nhiệp cao, khủng hoảng nợ công lan rộng, nguy cơ bất ổn tiền tệ và áp lực lạm phát vẫn tiếp tục là những mối de dọa chính cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu.Trong bối cảnh chung đó thì tình hình huy động của chi nhánh cũng không dễ dàng như trước,mặt khác sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt làm việc huy động vốn là khá khó khăn.Vốn huy động bằng ngoại tệ trong năm 2011đạt 1,931,541 triệu đồng tăng 11.08% so với năm 2010 chỉ đạt 1,738,821
triệu đồng, vốn huy động bằng nội tệ cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đạt (7.38%).
Sang năm 2012, vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng vốn huy động bằng ngoại tệ chậm hơn so với năm 2011, chỉ đạt 8.38%
Về nguồn vốn phân theo loại hình kinh tế ta thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010, từ 2,825,218 triệu đồng năm 2010 tăng lên 3,296,392 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 27.3% và đây cũng là hình thức huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (50.14% ). Sang năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhanh so với năm 2011, từ 3,296,392 triệu đồng năm 2011 lên 4,047,689 năm 2012, tăng 751,297 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 22.79%, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng, chiếm 56.11% tổng nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2011là 2,217,308 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2010 tương đương với mức tăng 201,506 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33.73% tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, nguồn vốn huy động từ thành phần kinh tế này tiếp tục tăng nhẹ từ 2,217,308 triệu đồng năm 2011 lên 2,306,213 triệu đồng năm 2012, tăng 88,905 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 4.01%, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn huy động này trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm, chỉ còn chiếm 31.97% tổng nuồn vốn.
Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác năm 2011 là 1,060,446 triệu đồng,giảm 161,070 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ giảm khá nhanh: 13.19% , hình thức huy động vốn thông qua các TCTD này chiếm tỷ trọng 16.13% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2012, nguồn vốn này tiếp tục giảm từ 1,060,446 triệu đồng năm 2011 xuống còn 860,340 năm 2012, giảm 200,106 triệu đồng, tốc độ giảm: 18.87%.
Mặc dù giai đoạn 2010-2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn liên tục tăng trong nhưng năm qua cho thấy chiến lược kinh doanh của ngân hàng được triển khai một cách có hiệu quả, tuy 1 số chỉ tiêu có xu hướng giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tác động chung của nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh phát huy những kinh nghiệm năm trước và không ngường tìm tòi học hỏi, đa dạng những phương thức huy động vốn mới thì trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn chưa từng có trong lịch sử - một năm vừa phải đối mặt với lạm phát tăng cao lại không được để suy giảm nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng,ngân hàng Hàng Hải Đống Đa năm 2012 vẫn duy trì được nguồn vốn huy động tương đối cao 7,214,242 triệu đồng cho thấy những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ chi nhánh ngân hàng. Sang năm 2013, nền kinh tế được dự báo còn tiềm ẩn nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi chi nhánh ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong năm qua.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng vốn huy động 6,062,536 6,574,146 7,214,242
Dư nợ 4,048,228 4,436,343 4,232,746
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 66.77 67.48 58.67
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng còn chưa cao, đặc biệt trong năm 2012 còn có xu hướng giảm từ 67.48% năm 2011 xuống
còn 58.67% năm 2012 có thể thấy vấn đề này xuất phát từ lý do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhưng dư nợ tín dụng lại không tăng tương ứng, nghĩa là ngân hàng huy động được vốn nhưng không thể cho vay. Mặc dù năm 2012 là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn gia tăng được nguồn vốn huy động với tốc độ khá nhanh 9.77% điều này cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế tuy nhiên để nguồn vốn này phát huy được hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hiện nay – việc tiếp cận vốn vay đối với các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thì ngân hàng cần có các biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở rộng dịch vụ trung gian tài chính để vừa có nguồn thu bù đắp chi phí lãi tiền gửi phải trả, vừa phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh
Về kết quả kinh doanh, ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi Nhánh Đống Đa luôn dẫn đầu toàn hệ thống với dư nợ tín dụng, lợi nhuận luôn tăng trong thời gian qua. Trong tổng thu nhập thuần, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức > 80% (năm 2010 là 86.87% và năm 2011 là 86.09%, năm 2012 là 90.25%). Như vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho chi nhánh.
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank Việt Nam – Chi Nhánh Đống Đa giai đoạn 2010-2012
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I. Tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh 552,326 598,441 457,933
1.Thu nhập từ lãi thuần 479,813 515,125 413,203
2.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ 65,204 70,308 40,496 3.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối 7,309 13,008 4,234
II. Chi phí hoạt động 421,733 467,238 402,145
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 130,593 131,203 55,788 2. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8,308 24,098 8,696
III. Tổng lợi nhuận trước thuế 122,285 107,105 47,092
IV. ROA 1.46% 1.56% 1.27%
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
Dù đối mặt với nhiều khó khăn lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn chưa có tiền lệ trong lịch sử,ngân hàng Hàng Hải Việt Nam nói chung và ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Đống Đa nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm chi nhánh đều kinh doanh có lãi. Song trong năm 2012, do tác động mạnh của các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, thu nhập của ngân hàng giảm khá mạnh, từ 598,441 triệu đồng năm 2011 xuống còn 457,933 triệu đồng năm 2012, tốc độ giảm 23.48%, nhưng ngân hàng cũng đã thực hiện được các biện pháp giảm thiểu chi phí phát sinh để đảm bảo chi nhánh vẫn kinh doanh có lãi. Mặc dù vậy, lợi nhuận giảm mạnh từ 131,203triệu đồng năm 2011 xuống còn 55,788 triệu đồng năm 2012, tốc độ giảm 57.46% là vấn đề đang lưu ý, nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động vẫn liên tục tăng song dư nợ tín dụng lại có xu hướng giảm, làm nguồn vốn phải trả lãi
không được đầu tư hoặc đầu tư với tỷ suất sinh lời thấp làm lợi nhuận ròng của chi nhánh giảm. Trước thực trạng này đòi hỏi ngân hàng phải có các biện pháp gia tăng dư nợ tín dụng thông qua việc giảm lãi suất cho vay ở mức có thể chấp nhận được, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng để có được nguồn thu bù đắp những chi phí phát sinh, bên cạnh đó cũng nên đa dang hóa danh mục đầu tư để vừa tìm kiếm được lợi nhuận cũng như hạn chế được rủi ro từ hoạt động tín dụng.
2.1.3.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian tài chính
Bảng 2.4. Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
số tiền +/- (%) số tiền +/-(%) số tiền +/-(%) Thu nhập từ HĐKD dịch vụ 65,204 - 70,30 8 7.82 40,496 - 43.39
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với ngân hàng TMCP Hàng Hải Đống Đa, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm qua, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, năm 2012 mức thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 40,496 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2011 - giảm 43.39%. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, năm 2012 là một năm vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, thu hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh cũng theo đó giảm xuống. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến chất lượng dịch
vụ của ngân hàng, phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao để thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ, làm cho thu dịch vụ trở thành một trong những nguồn thu quan trọng và bền vững của ngân hàng.
Thu dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống như thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế , ngân quỹ, dịch vụ đại lý, thu dịch vụ khác.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam – Chi Nhánh Đống Đa
2.2.1. Tình hình dư nợ
Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng Hải Đống Đa luôn đứng đầu trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đã khẳng định vị thế của ngân hàng TMCP Hàng Hải Đống Đa trong việc thực hiện các chỉ tiêu về dư nợ, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.
Chi nhánh đã nhận được sự đánh giá cao của Ban điều hành trong quá trình phát triển của Maritime Bank. Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt công tác tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, trọng điểm của đất nước trên địa bàn Hà Nội và đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển như thủy điện, công nghiệp tàu thủy và khai khoáng… Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các Tổng công ty lớn thông qua các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững.
Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
4,048,22
8 - 4,436,343 9.59 4,232,746 - 4.59
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
Năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế quốc gia đều phải đối mặt với sự gia tăng chóng mặt của lạm phát.Vì vậy chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm quy mô và cơ cấu của hoạt động tín dụng có nhiều biến động: Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế,chính sách tín dụng khắt khe hơn do phải theo mục tiêu quốc gia,mặt khác chi phí huy động vốn tăng cao do gặp khó khăn làm ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng hướng tới mục tiêu an toàn và thanh khoản đồng thời điều chỉnh danh mục cho vay theo hướng tập trung cho các lĩnh vực có mức ổn định cao như sản xuất,cho vay xuất khẩu,giảm bớt lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán,bất động sản,tiêu dùng. Điều đó được thấy khá rõ khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Đống Đa của năm 2011 tăng so với năm 2010 là 9.59% từ 4,048,228 triệu đồng năm 2010 lên 4,436,343 triệu đồng năm 2011 nhưng sang năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 4.59%, dư nợ tín dụng năm 2012 chỉ còn 4,232,746 triệu đồng.
Bảng 2.6. Kết cấu tín dụng theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 2,917,317 72.06 2,526,705 56.96 3,250,213 76.79 Trung hạn 753,873 18.62 1,273,127 28.70 588,307 13.90 Dài hạn 377,038 9.32 636,511 14.34 394,226 9.31 Tổng dư nợ tín dụng 4,048,228 100 4,436,343 100 4,232,746 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
Nguồn: Báo cáo tài chính của MSB Đống Đa năm 2010-2012
biểu đồ 2.1. Kết cấu tín dụng theo kì hạn tại MSB Đống Đa
Nhìn chung tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, năm 2010 tín dụng ngắn hạn là 2,917,317 triệu đồng chiếm 72.06% tổng dư nợ tín dụng, sang năm 2011, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ, xuống còn 2,526,705 triệu đồng, mặc dù tổng dư nợ tăng, điều này cho thấy kết cấu dư nợ của ngân hàng đang có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, nó phần
nào thể hiện chiến lược và cam kết của chi nhánh với ban điều hành là tăng dần tỷ trọng cho vay các dự án trung và dài hạn.
Sang năm 2012, cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ trong 3 năm trở lại đây, tăng từ 2,526,705 triệu đồng năm 2011 lên 3,250,213 triệu đồng năm 2012, chiếm 76.79%