Những thay đổi trong ý thức đổ rác của người dân

Một phần của tài liệu Tim hiểu mức độ triển khai dự án 3r HN (Trang 35 - 44)

Trước đây người dân thường không có ý thức đổ rác đúng nơi quy định. Họ thường xả rác bừa bãi ra vỉa hè, ngõ xóm gây mất vệ sinh và mỹ quan đường phố. Họ thường trộn lẫn mọi loại rác với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số hộ có hoạt động phân loại rác ngay tại nhà. Nhưng những hình thức phân loại này chỉ là với mục đích phục vụ cho việc chăn nuôi, hay đơn giản là giữ vệ sinh. Khi được hỏi: Trước khi dự án 3R chính thức triển khai, quý vị có để riêng rác thành các loại khác nhau không? Thì kết quả thu được như sau:

Có 21.2% số người được hỏi trả lời rằng họ có để riêng rác thành các loại khác nhau. Đó là một con số tuy không lớn nhưng cũng đã cho thấy người dân cũng đã có thói quen phân loại rác tại nhà từ trước khi dự án 3R diễn ra, tuy rằng họ không hề nghĩ đó là phân loại rác thành rác hữu cơ hay vô cơ.

Để tìm hiểu sâu hơn về những thay đổi trong hành vi đổ rác của người dân, chúng tôi đã hỏi người dân về thời gian và lý do đổ rác vào thời gian đó tại thời điểm trước và sau sự án 3R.

Trước tiên là về thời gian đổ rác.

Đa số người dân trả lời rằng họ đổ rác vào khoảng thời gian từ 18h-21h. Với trước dự án 3R chiếm 72.4%, sau dự án 3R chiếm 87.2%. Có thể thấy thói quen về thời gian đổ rác của người dân thay đổi không đáng kể. Theo như quy định của dự án thì thời gian đổ rác là 18h00-20h30. Trước 18h00 hằng ngày, thùng rác thu gom tập kết loại 240 lít sẵn sàng tại các điểm tập kết để thu gom rác. Như vậy người dân đã đổ rác khá là đúng quy định từ khi dự án 3R được triển khai. Con số đổ không cố định rất ít. Chỉ có 5.2% trả lời như vậy sau dự án 3R. Tuy nhiên cần phải nâng cao ý thức đổ rác đúng giờ của người dan.Vậy lý do người dân đổ rác vào những khoảng thời gian đó là gì?

Trước dự án 3R

Trước dự án 3R, thì thời gian đổ rác do quy định chiếm điểm số cao nhất với 0.59 điểm. Con số này cũng nói lên rằng ý thức đổ rác đúng quy định của người dân trước dự án là không tốt. Có nhiều phiếu trả lời rằng họ đổ rác theo

quy định và đó cũng trở thành thói quen của họ. Tuy nhiên cũng có những phiếu trả lời nói rằng thói quen đó của họ không gắn với quy định của tổ chức môi trường. Qua bảng phân tích chéo giữa lý do đổ rác do thói quen và do quy định dưới đây sẽ cung cấp những con số cụ thể:

Có 50.5% số người trả lời rằng đổ rác do thói quen nhưng không phải quy định, chiếm 20% trong tổng số những người được hỏi, 49.5% số người đổ rác do thói quen thì cũng đổ rác do quy định chiếm 19.6% số người được hỏi.

Đầu dự án 3R thời gian đổ rác do quy định tăng lên chiếm điểm số là 0.77 điểm. Trong khi đó thì lý do thói quen và tiện cho bản thân giảm xuống. Nếu như trước dự án 3R, lý do tiện cho bản thân chiếm 0.22 điểm thì sau dự án 3R nó đã giảm xuống còn 0.18 điểm. Và liệu lý do quy định có gắn liền với lý do thói quen hay không?

26.9% số người trả lời đổ rác do thói quen nhưng không phải quy định, chiếm 7.2% tổng số người được hỏi. 73.1% số người đổ rác do thói quen và cũng là quy định, chiếm 19.6% tổng số người được hỏi. Như vậy trong tổng số những người được hỏi thì con số gắn thói quen với quy định trước và sau dự án 3R là như nhau, đều chiếm 19.6%. Đặc biệt khi so sánh những người trước 3R nói rằng đổ rác tiện cho bản thân và những người sau 3R nói rằng quy định thì chúng tôi đa có một kết quả đáng chú ý :

60% cho rằng trước đây họ đổ rác tiện cho bản thân thì bây giờ là do quy định, chiếm 13.2%. Qua đây cho chúng ta thấy người dân đã thay đổi nhận thức của mình trong việc phân loại rác.

Chương III. Kiến nghị và giải pháp :

Từ những phân tích ở trên, ta thấy việc phân loại vẫn chưa ăn sâu, bén rễ vào ý thức của ngươiì dân hai phường. Việc phân loại rác vẫn chưa được thực hiện đồng đều, ổn định và đi vào nề nếp. Đấy là còn chưa kể đến một số ít người công nhận rằng dân vẫn còn có thái độ tiêu cực, không ủng hộ dự án. Việc thay đổi thói quen trong đổ rác sinh hoạt bao đời nay của người dân không phải là dễ dàng. Để có thể thực hiện triệt để dự án này, thì bản thân mỗi hộ gia đình phải có ý thức chấp hành tốt quy định. Đây cũng là mấu chốt quan trọng để các chương trình hoạt động của ban dự án được người dân ủng hộ và tham gía tích cực.

Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân về PLR nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Sự thay đổi trong hành vi phân loại rác, trong ý thức bảo vệ môi trường của người dân hai phường thí điểm sau khi dự án 3R triển khai đạt được ở mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả truyền thông. Thực tế ban quản lí dự án 3R – Hà Nội đã thực hiện rất nhiều các chương trình hoạt động mang tính chất giới thiệu, tuyên truyền. Từ khi triển khai thí điểm đến nay, không những người dân ở hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du mà các phường khác thường xuyên nhận đựoc các tở rơi mời tham dự triển lãm, hội trợ của 3R giới thiệu. Ngoài ra các sự kiện như ngày chủ nhật xanh, tuần lễ xanh, đạp xe đường phố….cũng được tổ chức liên tục. Thậm chí các chuyên gia Nhật Bản của Jaica còn về trực tiếp tiép xúc trao đổi với người dân phường….Sau rất nhiều nỗ lực, không thể phủ nhận những kết quả đáng mừng của dự án trong việc đưa 3R vào đời sống. Hầu hết người dân đều biết đến 3R, đa số đều ủng hộ họ. Nhiều điểm thu gom đã thực hiện phân loại rất tốt.

Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu, chúng em thấy rằng sự hiểu biết của người dân về 3R vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được sâu săc. Đa số chỉ dừng lại ở việc biết đến 3R, biết đến cách phân loại. Dường như họ chưa hiểu biết về tầm quan trọng, những tác dụng của việc phân loại rác đặc biệt đối với nhiều hộ gia đình, những người không đi đổ rác hay đi làm cả ngày đêu không biết mấy về 3R, cách phân loại rác…. Ví dụ như khi được hỏi về đường đi của mỗi loại rác, nhiều người trả lời rằng đó là việc của công ty môi trường, họ không biết và cũng không quan tâm. Hay khi nói về sản phẩm phân hữu cơ(được sản xuất từ rác hữu cơ) nhiều người cũng không biết. Đặc biệt, là một ssó người còn thực hiện phân loại rác một cách máy móc. Họ không nắm rõ được cách phân loại nên khi đem rác đi đổ ở nới tập kết, họ thấy thùng nào có rác giống của mình thì đổ vào thùng đấy. Tệ hơn là những trường hợp không thực hiện đúng quy định, biết mà không phân loại. Dù chỉ là số ít nhưng “ một con sâu làm ràu nổi canh”. Tình trạng rác bị đổ lẫn và vứt rác bừa bãi tuy đã giảm nhưng vẫn tồn tại, vừa làm giảm hiệu quả thực hiện dự án, vừa làm mất mĩ quan đường phố.

Vấn đề đặt ra là cần phải đẩy mạnh tuyên truyền liên tục theo cả chiều ngang( quy mô) và chiều sâu( mức độ biết đến), làm sao để trước hết là những kiến thức về 3R đến được với mỗi người dân rõ nét hơn,cụ thể hơn, chứ không phải chỉ là những hiểu biết hời hợt, đại khái. Đây là cơ sở quan trọng để thay đổi thái độ và hành vi của họ. Vì chỉ khi hiểu rõ về 3R và những tác dụng mà nó đem lại thì người dân mơi thực hiện phân loại đúng một cách tự nguyện và tự giác.

Đây là một quá trình lâu dài, theo phương châm “ mưa dầm thấm lâu”. Thực hiện quá trình này cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía như Uỷ ban nhân dân, tổ chức đoàn thể khác trong phường ( hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc….). Trong đó vai trò của mạng lưới cộng tác viên là không thể thiếu. Phân loại rác là một hoạt động mang tính chất xã hội nên cần càng nhiều cộng tác viên càng tốt. Mỗi cộng tác viên sẽ là một “ phương tiện tuyên truyền sống” hiệu quả cho dự án. Đặc biệt dự án nên chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên là những người sống ngay trong hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du. Hành vi của mỗi người chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi những ngưòi xung quanh. Nên chính những cộng

tác viên này sẽ tạo ảnh hưởng nhom, góp phần làm thay đổi hành vi của gia đình họ, những người hàng xóm của họ…Một cách khác là có thể nhờ những người có uy tín trong phường đến tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình. Chúng em vẫn muốn nhấn mạnh là phải duy trì phối hợp hoạt động giữa các bên, tác động đến người dân một cách thường xuyên, liên tục. Thực tế thời gian đầu đã thực hiện rất tốt nhưng càng về sau càng thiếu chặt chẽ.

Trong quá trình tìm hiểu, chúng em nhận được một số ý kiến người dân về tình trạng chính tổ trưởng tổ, tổ phó hay nhân viên thu gom không thực hiện đúng quy định, tỏ ra thiếu thiện chí. Có ý kiến cho rằng nhân viên thu gom thiếu nhiệt tình, chưa có ý thức bảo vệ thùng, làm hỏng thùng, hay tổ trưởng tổ dân phố chưa gương mẫu trong việc phân loai….Do vậy, ban quản lí dự án cần họp, quán triệt lại tinh thần cho những bên liên quan, nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, tránh gây mất lòng tin trong dân chúng, 3R cần phải đựoc thực hiện triệt để từ trên xuống dưới.

Ban quản lí cũng cần tác động đến ý thức và hành vi của người bán hàng rong hay hàng ăn. Họ chính là người tham gia vào việc thải rác bừa bãi. Các bác tổ trưởng phản ánh dù đã nhiều lần nhắc nhở nhưng họ vẫn vi phạm. Đối với những trường hợp này ngay cả với những người dân hay hộ gia đình không thực hiện đúng quy định chúng em nghĩ cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và có hình thức khen thưởng, xử phạt rõ ràng. Khi mà phân loai, vứt rác đúng quy định, chưa trở thành thói quen của người dân, chưa đi vào nề nếp, khuôn khổ thì điều này là cần thiết. Thời gian đầu thực hiện, có người giám sát đứng ở mỗi điểm thu gom, cho kết quả cao hơn nhiều so với hiện nay không có ai giám sát. Ở các nước như Nhật, Thái Lan ….đã có những chế tài như vậy.

Một cách khác nữa là ở những điểm thu gom chưa đạt yêu cầu, ban dự án sẽ tổ chức cử người đứng hướng dẫn, tuyên truyền, thuyết phục cho đến khi việc phân loại rác được cải thiện.

Để cho việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện ngày càng hoàn thiện, ban quản lí dự án cần phải đi sâu vào trong thực tiến nhiều hơn. Ban quản lí có thể định kì tiến hành những cuộc khảo sát, thu hồi ý kiến của người dân. Những cuộc trao đổi, những lần tiếp xúc trực tiếp với người dân sẽ đem lại rất nhiều

thông tin quý báu về tình hình thực hiện, về những hạn chế đang tồn tại của việc phân loại rác tại nguồn.

Một phần của tài liệu Tim hiểu mức độ triển khai dự án 3r HN (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w