quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN
a. Đối với hoạt động huy động vốn cho NSNN
Bổ sung một số tiêu chí sau:
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động của từng đơn vị KBNN (theo từng đợt huy động)
- Tiêu chí về hiệu suất hoạt động của từng đơn vị KBNN Tiêu chí này có thể cụ thể hóa thành bốn tiêu chí như đã trình bày trong luận án. Ví dụ: Số món huy động trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN; Số tiền huy động trên một cán bộ công chức, viên chức KBNN...
- Tiêu chí về tỷ lệ chi phí huy động
- Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong huy động vốn cho NSNN.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong huy động vốn cho NSNN có thể có hai phương án:
- Sử dụng các tiêu chí như đối với đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực thu NSNN (như đã đề cập ở tiểu mục 3.3.1.c).
- Hoạt động huy động vốn cho NSNN cũng có thể xem là khá tương đồng với hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì vậy, có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ như đối với chất lượng dịch vụ huy động tiền gửi của các NHTM.
b. Đối với hoạt động tạm ứng vốn cho NSNN
Đối với hoạt động này những tiêu chí hiện có cũng đã tương đối đủ vì vậy không cần thiết phải bổ sung.
c. Đối với hoạt động nghiệp vụ quản lý ngân quỹ KBNN
Ngân quỹ nhà nước cần được quản lý an toàn và có hiệu quả. Vì vậy, đối với KBNN cần phải bổ sung các tiêu chí sau:
(i) Tồn ngân quỹ KBNN bao gồm:
- Tồn ngân bằng tiền Việt Nam: Được xác định bằng dư nợ tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
- Tồn ngân bằng ngoại tệ: Được xác định bằng dư nợ tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Được xác định bằng dư nợ các tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ.
- Tạm ứng vốn KBNN: Nguyên tắc xác định trong luận án. - Vốn đang cho vay từ ngân sách: Được xác định bằng dư nợ tài khoản đầu tư tài chính dài hạn.
- Vốn phát sinh trong quá trình thanh toán giữa KBNN với các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống KBNN. Nguyên tắc xác định trong luận án.
(ii) Nguồn hình thành ngân quỹ
- Tồn quỹ NSNN: Được xác định bằng chênh lệch thu chi NSNN của các năm được hạch toán thu, chi trong kỳ kế hoạch.
- Tồn quỹ dự trữ tài chính:
- Tồn Quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng và các quỹ tài chính nhà nước khác
- Tiền gửi của các đơn vị
- Nguồn vốn trong thanh toán giữa KBNN với các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống KBNN
Do hiện nay KBNN đang thực hiện quản lý tồn ngân quỹ tập trung nên KBNN có thể tính toán hệ số thanh khoản trên cơ sở so sánh tồn ngân quỹ với dự toán chi tiêu của các cấp chính quyền trong toàn hệ thống KBNN.
(iv) Ngoài ra, cũng cần bổ sung các tiêu chí đánh giá về tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong thu – chi NSNN qua các tiêu chí: