Giải pháp đẩy mạnh giao dịch trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 44)

Để việc thu hút nhà đầu tư tham gia giao dịch trái phiếu chính phủ đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, điều quan trọng là phải nâng cao được tính thanh khoản của loại hàng hóa này trên thị trường. Để làm được điều đó cần phải tiến hành những giải pháp trên một diện rộng như sau:

3.4.3.1. Về mặt chính sách

Cần tiếp tục hoàn thiện các phương thức và cơ chế phát hành trái phiếu chính phủ nhằm thu hút rộng rãi hơn nữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đối với phương thức bảo lãnh phát hành, cần phải xem xét lại tỷ lệ nắm giữ trong danh mục đầu tư của tổ chức bảo lãnh phát hành và thời gian nắm giữ được phép yêu cầu bán lại số lượng vượt quá tỷ lệ cho phép, số lượng khách hàng tối thiểu tham gia mua trái phiếu chính phủ. Có như vậy thì trái phiếu chính phủ mới được phân phối đến nhiều nhà đầu tư, tránh tình trạng tập trung vào một số ít các tổ chức tài chính – tín dụng lớn như hiện nay, và mục tiêu của hoạt động bảo lãnh phát hành mới đạt được hiệu quả.

3.4.3.2. Về mặt lãi suất

Do trái phiếu chính phủ có lãi suất cố định trong thời gian khá dài nên rủi ro lãi suất khá cao, nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Do vậy, cần nghiên cứu phát hành trái phiếu chính phủ có lãi suất điều chỉnh theo lãi suất thị trường để tăng tính hấp dẫn cho trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, do thực tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay chưa cao, ngân sách Nhà nước không mấy cấp thiết và các ngân hàng thương mại tồn đọng vốn lớn thì khả năng nâng lãi suất trái phiếu chính phủ khó thực hiện được. Chính vì vậy, chúng ta cần tính tới việc phát hành thêm các loại trái phiếu đầu tư công trình. Trái phiếu công trình được phát hành để cấp phát vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả đã được xây dựng và lựa chọn sẽ làm đa dạng hóa các loại trái phiếu chính phủ phát hành bằng hình thức đấu thầu qua TTGDCK.

39

3.4.3.3. Lập chương trình kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ

Để tạo thêm một đường cong lãi suất, cần lập chương trình kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ có thời hạn khác nhau như 2, 3, 4, 6, 7 và 10 năm xen kẽ nhau trong tháng. Nhờ đó, các nhà đầu tư luôn có hàng hóa trên thị trường để đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư riêng của mình, và thị trường cũng luôn tồn tại nức lãi suất chuẩn để các công cụ đầu tư khác sử dụng tham chiếu.

Ngoài ra, cũng cần đưa ra thời điểm hợp lý hơn khi phát hành trái phiếu chính phủ thông qua hình thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, sao cho hai hình thức phát hành trên được tổ chức không quá gần nhau, tránh tình trạng thu hút vốn giữa hai hình thức.

Tóm lại, với thực trạng giao dịch trái phiếu chính phủ như hiện nay, việc thực hiện những biện pháp trên đây hay những biện pháp khác nữa nhằm tạo ra sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ đối với thị trường là không thể chậm trễ. Trên cơ sở đó, trái phiếu chính phủ sẽ trở thành một trong những hàng hóa chủ đạo trên TTGDCK, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam khi bước sang thiên niên kỷ mới.

40

Kết luận chương 3

Trong chương này, tác giả đã đưa ra được những giải pháp cụ thể để phát triển thị trường cổ phiếu cũng như thị trường trái phiếu, là những giải pháp cơ bản để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Ngoài ra trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về các giải pháp vĩ mô cần tiến hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển.

Mở rộng đối tượng đầu tư cổ phiếu bằng nhiều hình thức để kích cầu thị trường. Công chúng hóa việc mua cổ phiếu bằng nhiều phương pháp chào bán khác nhau, tùy điều kiện của từng thời kỳ phát triển thị trường, cũng như cho phép một số chứng khoán thượng hạng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán có ý nghĩa quyết định đối với sự ổn định và phát triển của thị trường.

Thị trường trái phiếu chính phủ có mức thu nhập ổn định, sự biến động lãi suất không lớn, thích nghi cho các thị trường mới hình thành, nhất là các thị trường có số lượng đông đảo công chúng đầu tư chưa quen với việc kinh doanh cổ phiếu.

Thị trường trái phiếu cũng là công cụ quan trọng cho Chính phủ huy động vốn để chi tiêu ngân sách và đầu tư vào các công trình quốc gia cần vốn lớn, đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tạo lòng tin cho công chúng thông qua việc xây dựng các quy định đối với các định chế trung gian, lập các quỹ bảo vệ đầu tư, xây dựng các hạ tầng cơ sở cơ bản như trung tâm thanh toán bù trừ, lưu ký và đăng ký chứng khoán đủ điều kiện hoạt động, đảm bảo an toàn cho người đầu tư. Thông tin được công bố rõ ràng, minh bạch của các công ty phát hành là yếu tố để nâng cao lòng tin của người đầu tư đối với thị trường cổ phiếu và trái phiếu nói riêng, thị trường chứng khoán nói chung.

41

Kết luận

Thị trường chứng khoán là một kênh thu hút vốn hiệu quả cho nền kinh tế, nó có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế. Việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu và sự ra đời của nó là một cột mốc quan trọng đánh giá sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Việc xây dựng thị trường chứng khoán là một đòi hỏi khách quan, đánh dấu một bước tiến quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là một công việc có ý nghĩa chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khan hiếm về vốn, năng lực huy động vốn và phân phối của các tổ chức tài chính, ngân hàng hiện còn hạn chế và cần không ít thời gian để nâng cao năng lực đó thì sự ra đời của thị trường chứng khoán càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Việt Nam với tất cả hoàn cảnh đặc thù của mình, với sự thúc bách của yêu cầu phát triển, đòi hỏi không được phép chậm trễ trong việc hình thành, hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán. Mặt khác, điều kiện và các quy luật phát triển lại quy định rằng mọi sự nóng vội ở đây chứa đựng những hậu quả khó lường. Bài học mới nhất là từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cùng với hiệu ứng lan truyền của chúng cho thấy rằng tất cả sự chần chờ hoặc nôn nóng không bắt kịp thời cơ đều có khả năng xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thị trường chứng khoán của mình. Trong quá trình này, rõ ràng cần phải tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức thị trường chứng khoán trên thế giới, trong khu vực để áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Điều cần phải đặc biệt chú ý là việc xây dựng thị trường chứng khoán đối với Việt Nam là điều rất mới mẻ. Do đó cần phải có bước đi, cách làm thận trọng từ thấp đến cao, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật của đất nước trong từng thời kỳ.

Với đường lối phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò là sức mạnh to lớn đã được lịch sử khẳng định, chắc chắn rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cất cánh và góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Minh Đức – Thị trường chứng khoán, tổ chức và hoạt động – Nhà xuất bản Trẻ, 1996.

2. GS. Nguyễn Thanh Tuyền – Lý thuyết về thị trường chứng khoán – Nhà xuất bản Thống kê, 1997.

3. PGS. Lê Văn Tư – Thị trường chứng khoán – Nhà xuất bản Thống kê, 1997. 4. Hệ thống giao dịch và thanh toán Hàn Quốc – Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam, 1997.

5. Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ Việt Nam về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

6. Quy chế 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán của Chủ tịch UBCKNN.

7. Quy chế 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ của Chủ tịch UBCKNN.

8. Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ ở Đông Nam Á và chính sách công cộng – Ngân hàng Thế giới, 1995.

9. Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng của Chủ tịch UBCKNN.

10.Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII. 11.Annual report 1996 – Luala Lumpur Stock Exchange – Malaysia, 1997.

12.In Kie Hong – Capital Market Openning and Korean Economy – Choong Ang University, 1997.

43

14.Các Tạp chí Chứng khoán hàng tháng năm 2000, 2001. 15.Các Tạp chí Ngân hàng hàng tháng năm 2000, 2001. 16.Các Tạp chí Tài chính hàng tháng năm 2000, 2001.

Một phần của tài liệu Các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)