§16.6 VẬT LIỆU TỪ CỨNG VÀ TỪ MỀM

Một phần của tài liệu chuong 15 - vat lieu tu (Trang 26 - 27)

- Ferit lục giác:

§16.6 VẬT LIỆU TỪ CỨNG VÀ TỪ MỀM

Trong lĩnh vực ứng dụng thực tế người ta phân biệt vật liệu từ ra thành vật liệu từ cứng và vật liệu từ mềm. Đó chủ yếu là các chất sắt từ và ferit mà chúng khác biệt nhau ở khả năng tồn giữ từ tính sau khi được từ hóa. Để đặc

trưng tính chất của hai loại vật liệu này ngừơi ta thường dùng đường cong từ trễ (hình 15.25).

Vật liệu từ cứng có độ từ dư Bd khá cao và hầu như còn nguyên vẹn sau khi ngắt từ trường từ hóa, muốn làm triệt tiêu nó người ta phải từ hóa vật theo chiều

ngược lại với một từ trường khử Hk khá lớn, thậm chí rất lớn (tới hàng trăm

kA/m). Do đó còn gọi vật liệu này là nam châm vĩnh cửu. Đồng thời vật liệu từ

cứng còn được đặc trưng bằng tích số năng lượng cực đại (BH)max cao (biểu thị

năng lực làm việc của nam châm), dị hướng từ lớn... Trái lại để từ hóa vật liệu từ mềm chỉ cần một từ trường ngoài nhỏ và sau khi ngằt từ trường từ hóa thì độ từ dư của chúng hầu như biến mất hoặc chỉ

còn rất nhỏ, rất dễ dàng khử mất nó bằng một trường khử từ rất bé (cỡ vài trăm A/m). Bù lại vật liệu từ mềm có độ từ thẩm ban đầu rất cao (có thể tới vài trăm nghìn đơn vị) nên chúng được sử dụng phổ biến làm lõi các cuộn dây cảm ứng. Ngoài ra hai loại vật liệu này còn những tính chất riêng biệt khác. Dưới đây điểm qua một số vật liệu từ cứng, từ mềm thông dụng nhất cùng với đặc tính và phạm vi ứng dụng chúng.

Một phần của tài liệu chuong 15 - vat lieu tu (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w