Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 35 - 54)

* Phương pháp mổ khám, thu thập sán dây ở chó

Để tìm sán dây ký sinh ở đường tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin (1928), thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó.

Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau khi làm sạch bằng nước cất, bảo quản trong cồn 700. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [17], Nguyễn Thị

Kỳ (2003) [5]. Việc xác định chính xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

* Định loại sán dây: Định loại sán dây theo hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev (1970) trên tiêu bản nhuộm Carmin (Phan Thế Việt và cs, 1977 [17]; Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [5]).

- Làm tiêu bản tạm thời (làm tiêu bản trong): Sử dụng hỗn hợp dung dịch gồm: glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1. Phương pháp này có thể quan sát cấu tạo sơ bộ của đầu, giúp cho việc định loại sán dây được nhanh chóng.

- Làm tiêu bản cốđịnh:

Quy trình nhuộm như sau:

+ Tách mẫu: tách những sán cơ thể có đầy đủ các bộ phận (đầu, cổ, thân). + Chọn những mẫu đẹp nhất có cấu tạo đầy đủ (đầu, cổ, thân, đốt già) + Rửa mẫu trong nước cất với thời gian 10 – 15 phút.

+ Ép mẫu: đặt mẫu vào giữa hai lam kính để ép cho mẫu thẳng, các mẫu khác làm tương tự, sau đó đặt các mẫu chồng lên nhau, ngâm trong nước với thời gian 15 phút, sau đó mở ra từ từ.

Trường hợp mẫu tươi: thu mẫu, rửa nhẹ nhàng cho sạch, gắp từng con đặt cẩn thận lên lam kính cho thẳng rồi đặt lam kính khác lên; tiếp tục với những mẫu khác như vậy. Sau đó đặt chồng lên nhau trong một chậu nhựa có nắp đậy, cho cồn 70o vào ngập mẫu, để trong 10 ngày nhấc ra cho vào chậu nước 5 – 10 phút để sán tự

+ Mẫu sán lấy ra từ cồn 700 được ngâm trong thuốc nhuộm Carmin từ 10 – 15 phút, rồi chuyển lần lượt sang cồn 700, 800, 960, 1000 với thời gian 15 – 30 phút (tùy kích thước từng mẫu); rồi làm trong bằng xylen.

+ Chuẩn bị lamen và lam kính, nhỏ 1 – 2 giọt Baume-Canada lên lam kính, sau đó lấy que gắp, gắp sán đặt lên giọt Baume-Canada, đậy lamen lên. Sau một ngày lấy ra soi kính hiển vi.

+ Sau khi làm xong mẫu, điền đầy đủ thông tin về mẫu lên một đầu lam kính.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây Teania hydatigena

Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó (mổ khám, thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó).

3.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn với tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó

Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn và tỷ lệ nhiễm

sán dây Taenia hydatigena ở chó tại từng xã; sau đó nhập số liệu vào phần mềm Minitab 15.0 để xác định hệ số tương quan và vẽđồ thị.

3.5.3. Phương pháp nghiên cu bnh hc bnh u trùng Cysticercus tenuicollis

- Phương pháp nghiên cứu vị trí ký sinh, hình thái, khối lượng của ấu trùng

Cysticercus tenuicollis trong lợn nhiễm bệnh: Sau khi mổ khám lợn, xác định vị trí của ấu trùng Cysticercus tenuicollis, đếm số lượng ấu trùng tại các vị trí khác nhau, thu thập ấu trùng, xác định khối lượng bằng cân điện tử, quan sát và mô tảđặc điểm hình thái của ấu trùng.

- Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể ở các cơ

quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên lợn.

+ Triệu chứng lâm sàng được thống kê qua quan sát những biểu hiện sinh lý của lợn.

+ Bệnh tích đại thể được xác định bằng cách quan sát những tổn thương ở

3.5.4. Phương pháp đề xut bin pháp phòng chng bnh do u trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ln ti các xã thuc huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm sán dây Teania hydatigena và

u trùng Cysticercus tenuicollis xây dựng biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng

Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.5.5. Phương pháp x lý s liu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và trên phần mềm Minitab 15.0.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus

tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Tình hình nhim u trùng Cysticercus tenuicollis ln ti huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương

Đề cập đến tác hại do sán dây gây ra, Phạm Sỹ Lăng (2002) [10], Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) [1 ] cho biết: Sán dây là một bệnh phổ biến ở chó, thể cấp tính nếu như không được chăm sóc điều trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên tới 60 – 70%.

Tuy nhiên tác hại do sán dây gây ra ở chó không chỉ dừng lại ở giai đoạn sán trưởng thành. Về vai trò gây bệnh ấu trùng sán dây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy tác hại nguy hiểm của ấu trùng sán dây chó.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6]: ấu trùng sán dây Taenia hydatigena

ký sinh ở lợn, trâu, bò, dê, kể cảở người, gây bệnh ấu sán cổ nhỏ, hiện vẫn chưa có thuốc

điều trị.

Để xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis tại 3 xã, phường của huyện Phú Lương chúng tôi đã mổ khám 365 con lợn. Kết quảđược trình bày ở

bảng 4.1 và hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ở lợn tại các địa phương Địa phương (xã) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Yên Lạc 60 7 11,66 1 - 7 Yên Ninh 122 23 18,85 2 - 9 Yên Trạch 183 37 20,22 1 - 14 Tính chung 365 67 18,36 1 - 14

Tỷ lệ (%)

0 10 20 30

Yên Lc Yên Ninh Yên Trch

11.66

18.85 20.22

địa phương

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

tại các địa phương

Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy: - Về tỷ lệ nhiễm:

Trong tổng số 365 lợn mổ khám ở 3 xã, phường: Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Trạch có 67 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 18,36%; biến

động từ 11,66 – 20,22%. Xã Yên Trạch mổ khám 183 lợn có 37 lợn nhiễm, xã Yên Ninh mổ khám 122 lợn có 23 lợn nhiễm và xã Yên Lạc mổ khám 60 lợn có 7 lợn nhiễm, tỷ lệ lần lượt là 20,22%; 18,85%; 11,66%.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [15], sự phân bố theo vùng của các loài giun, sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm bệnh giun, sán ở gia súc.

Đặc điểm kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ở lợn. Ở xã Yên Ninh và xã Yên Trạch hầu hết người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chăn nuôi với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn với thời gian dài, vệ sinh chăm sóc chưa được chú trọng. Còn xã Yên Lạc chăn nuôi lợn phần lớn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, người dân đã có ý thức tốt trong về vấn đề vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh ký sinh trùng nên làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh ở gia súc.

Trong vòng đời của sán dây Taenia hydatigena có giai đoạn ấu trùng

Cysticercus tenuicollis. Lợn bị bệnh do nuốt phải trứng sán dây Taenia hydatigena.

Điều này liên quan tới số lượng chó nuôi ở các địa phương. Qua khảo sát, chúng tôi thấy bà con ở xã Yên Trạch nuôi nhiều chó hơn ở Yên Ninh và Yên Lạc, đó là lí do giải thích tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại xã Yên Trạch cao hơn so với xã Yên Ninh và xã Yên Lạc.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các loài giun, sán, trong đó có sán dây Taenia hydatigena và ấu trùng của nó.

- Về cường độ nhiễm:

Tính chung, lợn nhiễm từ 1 – 14 ấu trùng/con, trong đó lợn ở xã Yên Trạch nhiễm ấu trùng Cystiecrcus tenuicollis với cường độ cao nhất (1 – 14 ấu trùng/ con), sau đó đến xã Yên Ninh (2 – 9 ấu trùng/con), thấp nhất là xã Yên Lạc (1 – 7

ấu trùng/con).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [9]. Qua điều tra tại Phú Thọ, tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây biến động từ 10,28 - 37,66%, cường độ từ 1 – 56 ấu trùng/con. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do khác nhau về điều kiện tự nhiên và xã hội, đặc biệt là số lượng chó nuôi ở các địa phương.

Công tác vệ sinh thú y có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán mầm bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh ấu trùng sán dây gây hại cho lợn nói riêng. Để làm tốt công tác vệ sinh thú y, người chăn nuôi cần quét dọn chuồng trại và khu vực xung quanh hàng ngày, phân và chất độn chuồng cần phải

được tập trung ủ...để diệt trứng giun sán. Đặc biệt, phải xử lý phân chó để diệt trứng sán dây. Đó là phương pháp có hiệu quả tốt nhất trong phòng bệnh ấu trùng sán dây cho lợn.

4.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [15], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụđối với bệnh giun sán. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis nói

riêng là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào dễ nhiễm bệnh nhất, từ đó có kế

hoạch phòng trừ thích hợp.

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tuổi lợn

được trình bày ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ở lợn theo tuổi Tuổi lợn (tháng tuổi) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) ≤ 6 134 14 10,44 1 - 7 > 6 – 12 136 25 18,38 2 - 9 > 12 95 28 29,47 1 - 14 Tính chung 365 67 18,36 1-14 Tỷ lệ nhiễm % 0 5 10 15 20 25 30 < 6 > 6 - 12 > 12 10.44 18.38 29.47 Tui ( tháng )

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Qua mổ khám lợn ở các lứa tuổi, đã xác định có 67 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 18,36%; biến động từ 10,44% - 29,47%.

Lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng Cysicercus tenuicollis, tuy nhiên các

giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Lợn nhiễm ấu trùng từ sớm nhưng với số lượng ít (lợn ≤ 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 10,44%). Giai đoạn lợn > 6 - 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn (18,38%). Cao nhất là giai đoạn lợn từ > 12 tháng tuổi (29,47%).

Lợn dưới 6 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc với môi trường sống chưa nhiều nên tỷ lệ

nhiễm thấp, và cường độ nhiễm nhẹ hơn. Lợn > 12 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bị ô nhiễm trứng sán dây nên tỷ lệ nhiễm tăng cao.

Biểu đồ hình 4.2 cho thấy rõ hơn kết quảở bảng 4.2: các biểu đồ hình cột cao dần theo tuổi lợn, cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn trên > 12 tháng tuổi là cao nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3] biến động nhiễm ấu trùng sán dây tăng dần theo tuổi lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt

Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 152 lợn đực và 213 lợn cái. Kết quả

thu được được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ở lợn theo tính biệt Tính biệt Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Đực 152 26 17,11 1 - 12 Cái 213 41 19,25 1 - 14 Tính chung 365 67 18,36 1 - 14

Tỷ lệ (%) 16 17 18 19 20 Đc Cái 17.11 19.25 Tính biệt

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tính biệt

Bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

ở lợn cái là 19,25% cao hơn so với lợn đực (17,11%). Cường độ nhiễm ấu trùng sán dây ở lợn đực là 1 – 12 ấu trùng/con, ở lợn cái là 1 – 14 ấu trùng/con. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do lợn cái có thời gian nuôi lâu hơn, nhiều lợn nuôi theo phương thức thả rông, ăn thức ăn sống (rau, bèo...), uống nước có nhiễm trứng sán

dây Taenia hydatigena nên khả năng nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis cao

hơn so với lợn đực.

Ngoài ra, lợn cái trong thời kỳ sinh dục, mang thai và nuôi con thường giảm sức đề kháng và dễ cảm nhiễm bệnh. Đó là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn cái cao hơn lợn đực

4.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tháng điều tra

Kết quả mổ khám lợn ở các tháng được trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tháng điều tra Tháng điều tra Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) 12 72 14 19,44 1 - 14 01 95 18 18,95 2 - 14 02 75 16 21,33 1 - 11 03 69 11 15,44 1 - 12 04 54 8 14,81 3 - 14 Tính chung 365 67 18,36 1 - 14 Tỷ lệ (%) 0 5 10 15 20 25 12 1 2 3 4 19.44 18.95 21.33 15.44 14.81 Tháng Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis

Kết quả bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.4 cho thấy:

Mổ khám 365 lợn có 67 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, chiếm 18,36%, cường độ nhiễm từ 1 - 14 ấu trùng/con. Cụ thể như sau:

- Tháng 12, mổ khám 72 lợn có 14 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, chiếm 19,44 %, cường độ 1 - 14 ấu trùng/con.

- Tháng 1, mổ khám 95 lợn có 18 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis,

chiếm 18,95%, cường độ 2 - 14 ấu trùng/con.

- Tháng 2, mổ khám 75 lợn có 16 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis,

chiếm 21,33%, cường độ 1 - 11 ấu trùng/con.

- Tháng 3, mổ khám 69 lợn có 11 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis,

chiếm 15,44%, cường độ 1 – 12 ấu trùng/con.

- Tháng 4, mổ khám 54 lợn có 8 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis,

chiếm 14,81%, cường độ 3 - 14 ấu trùng/con.

Từ bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.4 chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ nhiễm ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ở lợn trong hai tháng 12 và 2 cao hơn các tháng khác, tiếp theo là tháng 1, 3 và thấp nhất là tháng 4. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm giữa các tháng không chênh lệch nhiều.

4.1.2. Nghiên cu tương quan gia t l nhim u trùng Cysticercus tenuicollis (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ln vi t l nhim sán dây Taenia hydatigena chó ti các xã thuc huyn Phú Lương, tnh Thái Nguyên

4.1.2.1. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chó thường được nuôi theo phương thức thả rông, nếu chó bị nhiễm sán dây thì rất dễ phát tán mầm bệnh, làm cho người và các vật nuôi khác dễ nhiễm và mắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do ấu trùng cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống (Trang 35 - 54)