Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG, tái ĐỊNH cư KHU dân cư số 7b PHƯỜNG túc DUYÊN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 40)

Kết quả bồi thường GPMB về đất đai và các tài sản gắn liền với đất.

3.3.3. Đánh giá nh hưởng ca công tác GPMB đến đời sng ca người dân trong khu vc GPMB dân trong khu vc GPMB

Đánh giá kết quả GPMB qua sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân,đánh giá theo phiếu điều tra.

33

- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Đánh giá kết quả điều tra ý kiến của nhà nước về công tác bồi thường, GPMB khu vực thực hiện dự án

3.3.4. Đánh giá nhng thun li,khó khăn trong công tác GPMB và đề

xut phương án gii quyết

- Những thuận lợi, khó khăn.

- Các giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Điu tra s liu th cp t tài liu sn có

- Thu thập tìm hiểu các văn bản chính sách trong và ngoài nước có liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất tại Sở tài nguyên môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên.

- Thu thập các số liệu sẵn có gồm: tổng diện tích các loại đất, diện tích từng loại đất, giá bồi thường từng loại đất, số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án cũng như các tài liệu có liên quan tại UBND phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên, Sở TNMT, phòng TNMT và ban quản lý dự án.

3.4.2. Điu tra s liu sơ cp

Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với 40 hộ gia đình thuộc diện bồi thường thiệt hại về đất, tài sản cây cối và hoa màu cùng những người ảnh hưởng bởi dự án. Đối với các tổ chức tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

(Phiếu điều tra tại phụ lục 1)

3.4.3. Phương pháp tng hp và s lý s liu

- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại đất và mức độ ành hưởng của dự án.

34

- Phương pháp so sánh: từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án so sánh với giá thị trường,khung giá của chính phủ và quyết định bảng giá của tỉnh.

- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu đã được xử lý bằng excel, word… để tổng hợp và phân tích các tài liệu số liệu.

35

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của phường Túc Duyên

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Túc Duyên là phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 2,9 km2, dân số 7892 khẩu, mật độ dân số trung bình là 2.721 người/km2

. Tọa độ địa lý 21o

35’37’’ B 105o51’09”Đ . Địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp: Sông cầu

- Phía Tây giáp: Phường Phan Đình Phùng, phường Gia Sàng - Phía Nam giáp: Sông Cầu

- Phía Bắc giáp: Phường Trưng Vương, Sông Cầu Tọa độ địa lý 21o

35’37’’ B 105o51’09”Đ

4.1.1.2. Địa hình,địa mạo

Phường Túc Duyên có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố khu dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, so với địa hình chung của thành phố Thái Nguyên địa hình dốc theo hướng từ phía Bắc xuống phía Nam, nên đã tạo ra một số khu vực thấp trũng, nhất là khu vực đất canh tác ở phía Nam, có tác động nhiều đến môi trường và sản xuất.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta. Được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm 22,0oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,9oC, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 01 nhiệt độ trung bình là 16,4o

36

+ Lượng mưa: Tương đối phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm cao với 2.007 mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 3.008 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 997 mm. Bình quân có 198 ngày mưa/năm, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa trong năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80 – 85% tổng lượng mưa hàng năm, do vậy vẫn xảy ra tình trạng ngập úng tại một số khu vực trũng. Trong khi đó vào mùa khô lượng mưa ít đã làm ảnh hưởng tới một số khu vực đất nông nghiệp cần tưới tiêu trên địa bàn phường.

+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.690 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 187,4 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

+ Chế độ gió: Trên địa bàn phường xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm. Do nằm xa biển lên trên địa bàn phường ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lụt cũng là điều kiện thuận lợi để ổn định phát triển kinh tế-xã hội.

+ Độ ẩm không khí: Khá cao 84,0%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 từ 84–86% thấp nhất là 79% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 854mm, thấp nhất 65,4mm vào tháng 2 và cao nhất 77mm vào tháng 4.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Thủy văn

Nằm chung trong hệ thống thuỷ văn của thành phố Thái Nguyên nhưng tác động lớn nhất lên hệ thống thủy văn trên địa bàn phường là Sông Cầu,

37

nằm dọc ranh giới phường theo hướng từ Bắc sang Đông và Đông Nam, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của phường. Tuy nhiên ảnh hưởng của hệ thống sông này vào mùa lũ một số diện tích đất nông nghiệp ở bãi ven sông ngập lụt gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Ngoài ra trong hệ thống thuỷ văn của phường còn có ngòi Đầm Ranh, các kênh mương và ao hồ là nguồn nước mặt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều hoà môi trường sinh thái.

* Đất đai, thổ nhưỡng

Với tổng diện tích 290,28 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 116,76 ha, chiếm 40,22 % diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp có diện tích kinh tế của địa phương164,68 ha, chiếm 56,73% tổng diện tích đất tự nhiên và còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 8.84 ha. Diện tích bình quân trên đầu người đạt 412,37 m2/ người. Thuận lợi về diện tích cho các nhu cầu sử dụng đất vào mục đính phi nông nghiệp và đất đai màu mỡ có khả năng canh tác đa dạng hoá các loại cây trồng, do vậy tiềm năng đất rất lớn sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca phường Túc Duyên

4.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế của phường đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao so với toàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ giàu tăng, đồng thời giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới của thành phố.

38

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2005 – 2010), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc. Với phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng uỷ, chính quyền đó đề ra nhiều chương trình hành động, các kế hoạch, đề án, phương án công tác gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng bước lãnh đạo phát triển kinh tế chuyển dịch theo hướng

“Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp – Nông nghiệp”. Trong đó thương mại – dịch vụ đã và đang tạo được thế mạnh trong cơ cấu kinh tế, phát huy được thế mạnh thích ứng với phát triển đô thị; ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường; ngành nông nghiệp tiếp tục giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ngành trồng trọt do diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư. Đến hết năm 2009, tỷ trọng kinh tế địa phương bao gồm: dịch vụ chiếm 30%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 23%, nông nghiệp chiếm 22%, các ngành khác chiếm 25%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hàng năm bị thu hẹp do yêu cầu đô thị hoá, thời tiết, dịch bệnh nhiều năm gần đây diễn biến phức tạp. Đứng trước tình hình đó địa phương đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục mọi khó khăn không để đất trống, không ngừng đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi mô hình sản xuất, cơ cấu cây trồng bằng các loại giống ngắn ngày, có năng suất chất lượng cao, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các mô hình, dự án áp dụng vào thực tế sản xuất để đem lại hiệu quả cao.

39

Sản lượng lương thực năm đều đạt vượt mức kế hoạch. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác đạt trung bình 45 triệu đồng vượt mức chỉ tiêu đề ra, trong đó có nhiều mô hình đạt cao như mô hình rau an toàn đạt giá trị từ 60-65 triệu đồng/ha, mô hình hóa chất lượng cao cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.

Trong chăn nuôi, duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Đầu năm 2010 tổng số đàn lợn đạt 2.500 con, gia cầm đạt 4.700 con, tổng đàn trâu bò có 113 con. Địa phương luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, 5 năm qua mặc dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp song không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn

* Khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Khu vực kinh tế này tuy chưa giữ được thế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay có tổng số 32 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực này với số lượng lao động chỉ chiếm 3,1% tổng số lao động của phường. Tiểu thủ công nghiệp phát triển với một số ngành nghề truyền thống theo mô hình kinh tế hộ, cơ sở sản xuất, các nghề truyền thống như bán bánh, sản xuất mỳ, tương, đậu phụ bên cạnh đó cũn cỏc ngành đồ gỗ, may mặc, gương kính, cơ khí... trong những năm qua giá trị của khu vực này liên tục tăng trưởng. Giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 2005 là 2,3 tỷ đồng đến năm 2009 là 8,9 tỷ đồng, tăng gấp 3,87 lần. Với những định hướng và theo xu thế phát triển trong những năm tới khu vực kinh tế này sẽ phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

4.1.2.3. Khu dịch vụ - thương mại

Các hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn phường hiện nay nhìn chung đang trong giai đoạn phát triển, với khoảng trên 300 hộ hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng hàng đầu trong nền kinh tế của địa phương. Doanh thu các ngành dịch vụ từ 8,2 tỷ đồng năm 2005 đó tăng lên 33 tỷ đồng năm 2009, tăng gấp 3,88 lần.

40

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp, những cơ sở kinh doanh thương mại lớn thì đa phần các hộ kinh doanh theo hình thức hoạt động nhỏ lẻ, chưa tạo được quy mô và các khu vực tập chung, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hiện nay, cùng với việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trong những năm tới tiềm năng phát triển của thương mại – dịch vụ là rất lớn.

Để đáp ứng cho việc phát triển theo hướng đô thị hoá thì việc khuyến khích phát triển đồng thời tạo ra những động lực cho sự phát triển đó là rất cần thiết. Vì vậy, trong những năm tới cần phải có những chiến lược phát triển ngành thương mại dịch vụ phù hợp, đa dạng hóa loại hình hoạt động, nâng cao tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trên địa bàn phường và đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Theo báo cáo thống kê đầu đến cuối năm 2011, dân số của phường có 7.982 người, với 2.246 hộ (quy mô hộ 3,54 người/hộ), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,89%. Là một trong những phường đông dân của thành phố Thái Nguyên, song phân bố không đồng đều. Dân số tập trung đông chủ yếu ở khu vực phía Bắc, khu vực đô thị hóa mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó dân số của phường có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ các nơi khác về. Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn phường được thực hiện khá tốt.

* Lao động, việc làm và thu nhập

Lực lượng lao động trên địa bàn phường tương đối lớn, với 4252 lao động chiếm 53,88% dân số toàn phường, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ 48%, thương mại dịch vụ là 16,1 %, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,1% còn lại là một số ngành khác.

41

Trong những năm qua cùng với những chính sách, những định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, những nỗ lực của chính quyền địa phương, khuyến khích đầu tư, phát triển dịch vụ thương mại và phát triển các ngành nghề sản xuất, đặc biệt là sự nhạy bén trong một bộ phận nhân dân đã giải quyết và chuyển đổi nghề cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động thất nghiệp do hết đất sản xuất, do thiếu trình độ là vấn đề rất quan trọng và cần được giải quyết.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cư có nhiều thay đổi. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội trong các khu dân cư đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Trong 5 năm vừa qua nhiều công trình được đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời theo định hướng phát triển đô thị chung của thành phố và tiếp tục được phát triển và hoàn thiện.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Những năm qua, do sự quan tâm đầu tư của Thành phố, cũng như sự

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG, tái ĐỊNH cư KHU dân cư số 7b PHƯỜNG túc DUYÊN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)