NN protein: kích thích tạo T qua trung gian tế bào Lưu hành khắp thế giới, tập trung ở vùng nhiệt đớ

Một phần của tài liệu đề cương tóm tắt vi sinh y học phần virus (Trang 28 - 31)

Lưu hành khắp thế giới, tập trung ở vùng nhiệt đới

ổ chứa: động vật máu nóng bị dại: chó, mèo lây truyền ngẫu nhiên qua vết cắn hoặc vết cào

nước ta: thường gặp vào mùa nóng, chó mèo đều có k/n gây bệnh nhưng chó là chủ yếu (96%)

ủ bệnh: 1-3 tháng, có trường hợp 10 ngày, 8 tháng. Dài ngắn phụ thuộc vào vị trí, mức độ vết cắn: càng gần thần kinh trung ương, càng sâu thì càng ngắn. nói chung yên lặng, đôi khi có sốt nhẹ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn hoặc chảy nước mắt, nước mũi. Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất: kiến bò tại vết cắn

toàn phát: bị kích thích trên mọi giác quan dẫn đến sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động, ánh sáng. Các cơ co thắt mạnh => đau đớn, trong đầu có cảm giác đè nén, sợ hãi, lo âu, sau đó hưng phấn và cuối cùng đến giai đoạn liệt. tất cả bệnh nhân dại khi lên cơn đều bị chết trong tình trạng liệt cơ hô hấp và tuần hoàn

virus thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh TW và ngoại biên. Các tế bào tkinh ở hạch giao cảm bị bong ra => tuyến nước bọt bị nhiễm

virus.

Khi bị các đvật dại cắn, virus từ nước bọt qua vết cắn => vào máu => các nơi khác :phổi, gan, thận… , theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy sống => thần kinh trung ương.

Các tế bào ở hạch giao cảm ko bong liên lục => giải thích sự lây lan ko liên tục khi bị chó dại cắn.

Sự nhân lên của virus trong tế bào làm xuất hiện tiểu thể Nergi (ưa acid trong bào tương, bản chất là các nucleocapsid tự do tập trung lại)

Phòng chẩn đoán virus dại phải đảm bảo an toàn sinh học cấp 3 Bệnh phẩm:

- động vật nghi dại: não, tuyến nước bọt,

- người: lấy dịch não tủy phương pháp chẩn đoán:

- tìm thể Negri: lấy não phết lên lam kính, nhuộm Seller hoặc Mann

- phân lập virus: tiêm nước dãi khi mắc bệnh hoặc não tử thi, chó vào não chuột nhắt trắng 2-3 ngày tuổi => 7 ngày: liệt mềm

- chẩn đoán huỳnh quang tìm kháng nguyên

Phòng bệnh: tiêu diệt những động vật bị dại hoặc nghi dại

- hạn chế nuôi chó

- nuôi chó phải xích hoặc nhốt ko cho chạy rông ra đường

- tiêm vacxin phòng dại cho chó mỗi năm một lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại có thể phát triển mạnh

Điều trị dự phòng những người bị chó – mèo dại cắn, cào:

- tiêm kháng huyết thanh chống dại dưới da (SAR) dưới da, phía trên vết cắn trong vòng 72 h với liều lượng 0,2 – 0,5 ml tương đương với 40 đơn vị/1kg cân nặng

- sau 1-2 ngày, tiêm vacxin phòng dại. tùy vacxin mà có cách tiêm và liều lượng khác nhau

việt nam có 2 vacxin được dùng: Fuenzalida và Verolab khi bị chó dại cắn, bình tĩnh thực hiện các bước sau:

- nhốt chó lại, cho ăn uống đầy đủ, theo dõi trong 10 ngày

- xử lý vết cắn: rửa sạch vết thường bằng các dd sát trùng: cồn 70%, cồn iod 5%, hoặc nước xà phòng đặc 20%, hoặc dung dịch Bensal konium clorua 20% hoặc dung dịch β-propiolacton 20%, ít nhất 3 lần, mỗi lần 5-10 phút. ko khâu vết thương, gây tê tại chỗ bằng procain, nếu vết thương nặng: cần cắt lọc, cầm máu sau khi rửa sau đấy khâu và điều trị KS chống nhiễm khuẩn khi cần thiết.

- tiêm vacxin và tiêm huyết thanh kháng dại:

dựa vào kết quả xét nghiệm để chỉ định.

Nếu không:

nếu vết cắn ở chỗ nguy hiểm (gần đầu, sâu): tiêm ngay huyết thanh kháng dại rồi tiếp tục tiêm vacxin phòng dại

nếu vết cắn bình thường (xa đầu, nông): theo dõi chó: nếu sau 10 ngày chó vẫn sống, ăn uống bình thường thì ko cần tiêm vacxin, nếu chó chết thì tiêm huyết thanh và vacxin ngay

chó chạy mất, bị đánh chết, chó con (biểu hiện dại ko rõ ràg) => tiêm huyết thanh và vacxin ngay

Một phần của tài liệu đề cương tóm tắt vi sinh y học phần virus (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w