CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tiếp xúc ô nhiễm do bụi và CO của người dân làm nghề lái xe ôm và bán hàng bên đường tại đường giảng võ, láng hạ thành phố hà nội đánh giá rủi ro sức khỏe (Trang 26 - 35)

II.1. Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu : 10 người làm nghề lái xe ôm và 10 người bán hàng rong bên đường.

 Phạm vi nghiên cứu : khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu 2 chất gây ô nhiễm là bụi và CO lên sức khỏe của người lái xe ôm và bán hàng rong. Đánh giá rủi ro sức khỏe của họ.

 Không gian : trên đường Giảng Võ, Láng Hạ của thành phố Hà Nội.

 Thời gian : 2 đợt :

Đợt 1 : Ngày 15 tháng 11 năm 2013 Đợt 2 : Ngày 26 tháng 2 năm 2014

II.2. Phương pháp nghiên cứu :

II.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu

Thu thập tài liệu có liên quan đến con đường Giảng Võ, Láng Hạ thành phố Hà Nội như điều kiện tự nhiên thông qua các nghiên cứu trước đó, các quy định nhà nước về giao thông đường bộ ; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng không khí để so sánh đối chiếu, bản đồ và các đường tin phụ trợ trên internet và các tạp chí. Tài liệu có giá trị và quan trọng nhất là các số liệu quan trắc về chất lượng môi trường không khí của khu vực nghiên cứu.

Từ những tài liệu thu được tiến hành phân tích, đánh giá và nhận xét về khu vực nghiên cứu rồi thực hiện các bước quan trọng tiếp theo.

Phương pháp này giúp kiểm chứng lại các số liệu, thông tin thu thâp và tính toán được, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề cần ưu tiên trong nghiên cứu từ đó bổ sung hoặc có những nhận xét mới. Qua đợt khảo sát tác giả có những cái nhìn tổng quan về khu vực mình nghiên cứu đồng thời tháo gỡ những vấn đề còn thắc mắc mà không thể giải quyết chỉ qua những nghiên cứu tài liệu.

II.3. Mô hình thực nghiệm

II.3.1. Khảo sát thực tế

Chọn 20 người ở đường Giảng Võ, Láng Hạ của thành phố Hà Nội. 10 người làm nghề lái xe ôm

10 người làm nghề bán hàn rong bên đường

Sơ đồ 4 : Vị trí các đối tượng được phỏng vấn

Dấu ‘X’ trên bản đồ biểu thị 20 đối tượng được phỏng vấn và địa điểm làm việc của họ trên đường Giảng Võ, Láng Hạ

Bảng 5: Vị trí của các đối tượng được phỏng vấn

STT Vị trí STT Vị Trí

1 Số 518 – Láng Hạ (gần ngã tư Láng Hạ - Láng)

11 Số 325 – Giảng Võ( gần ngã tư Đê La Thành - Giảng Võ)

2 Số 416 –Láng Hạ 12 Số 307 – Giảng Võ

3 Số 48 – Láng Hạ 13 Cổng trường đại học Y tế Công Cộng, 138 - Giảng Võ

4 Ngã 3 ( Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ)

14 Số 142 – Giảng Võ

5 Số 87 - Láng Hạ gần ngã tư Láng Hạ giao với Huỳnh Thúc Kháng

15 Ngã 4 (Giảng Võ – Trần Huy Liệu)

6 Số 34 - Láng Hạ( tòa nhà Vinaconex) 16 Ngã 3 (Giảng Võ – Núi Trúc) 7 Số 22 - Láng Hạ 17 Số 101 – Giảng Võ 8 Số 105 - Láng Hạ (Thăng Long Ford) 18 Số 89 – Giảng Võ (gần Ngã tư Giảng Võ - Cát Linh) 9 Số 10 – Láng Hạ 19 Số 69 – Giảng Võ

10 Số 2 - Láng Hạ (đối diện công trường đang xây dựng, gần ngã tư Đê La Thành - Giảng Võ )

20 Số 3 – Giảng Võ ( gần ngã ba Nguyễn Thái Học – Giảng Võ)

II.3.2. Phỏng vấn, thu thập tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát câu hỏi phỏng vấn : Nội dung câu hỏi : 1. Họ và tên:

2. Giới tính: nam/nữ 3. Năm sinh:

4. Thuê nhà hay ở nhà riêng: 5. Nguyên liệu nấu ăn là gì ?

6. Thời gian làm việc ? 7. Tuổi nghề ?

8. Có hút thuốc lá không ?

9. Có hay bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp không ? tần suất ? hay bị vào mùa nào ?

10.Có sử dụng khẩu trang hay các biện pháp bảo vệ khi làm việc không ?

II.3.3. Lấy mẫu và phân tích bụi và CO trong không khí

Sơ đồ 5: Vị trí 8 địa điểm lấy mẫu bụi và CO trên đường Giảng Võ, Láng Hạ. Bảng6: Vị trí lấy mẫu bụi và CO

Kí hiệu mẫu

Địa điểm lấy mẫu Kí hiệu mẫu

Địa điểm đo

tư Láng Hạ - Láng) Giảng Võ - Cát Linh) GL2 Số 87- Láng Hạ gần ngã tư

Láng Hạ giao với Huỳnh Thúc Kháng

GL6 Cổng trường đại học Y tế Công Cộng, 138 - Giảng Võ GL3 Số 325 – Giảng Võ( gần ngã

tư La Thành - Giảng Võ)

GL7 Số 2 - Láng Hạ (đối diện công trường đang xây dựng, gần ngã tư Đê La Thành - Giảng Võ) GL4 Số 3 – Giảng Võ ( gần ngã

ba Nguyễn Thái Học – GV)

GL8 Số 48 – Láng Hạ

II.3.3.1. Lấy mẫu bụi PM10

Nguyên tắc: Phương pháp xác định trọng lượng bụi bằng giấy lọc.

Các giấy lọc(filter paper) và màng lọc(filter membrane) được chế tạo bằng các chất khác nhau, đều có khả năng giữ lại các hạt bụi khi không khí có bụi đi qua nó. Đem cân giấy lọc trước và sau khi lấy mẫu bụi, ta có thể tính ra kết quả số trọng lượng bụi(mg) trong 1 m3 không khí.

Chuẩn bị dụng cụ:

• Bầu lọc rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng, lau khô bằng gạc, sau đó để vào bình thủy tinh kín để hút ẩm trong bình.

• Giấy lọc cho vào các bao đánh số thứ tự, đặt vào mặt kính ( mặt kính đã được rửa sạch và tráng bằng nước cất) . Sau đó đem sấy ở nhiệt độ 500C ( đuổi hơi ẩm) trong 5 giờ, rồi lấy ra để ở bình thủy tinh để hút ẩm. Cân chính xác giấy lọc bụi PM10, ghi trọng lượng.

Nhiệt độ phòng cân : 250 C

Chú ý : các giấy lọc luôn luôn để trong bình kín và chỉ được lấy ra lúc cân và đi lấy mẫu ( để tránh hút ẩm và ô nhiễm ).

• Tay trái cầm nửa sau bầu lọc, quay phần bầu lọc có lỗ dẫn không khí ra xuống phía dưới.

• Tay phải cầm panh kẹp chặt lưới kim loại thưa đặt vào vành lõm cảu bầu lọc. Kẹp giấy lọc rút từ trong bao giấy ra và đặt nhẹ nhàng lên lưới thưa.

• Dùng panh kẹp đặt lưới lọc bụi lên trên giấy lọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Đặt tiếp phần nắp bầu lọc có gioãng cao su lên trên rồi xoay nhẹ, từ từ vòng đai nhôm cho đến khi vừa chặt tay là được.

Chú ý: không đặt giấy lọc quá mạnh hoặc xoay đai nhôm nhanh và mạnh quá sẽ làm rách hoặc tan 1 phần giấy lọc gây sai số kết quả của mẫu bụi.

Tiến hành lấy mẫu :

Khi đến địa điểm lấy mẫu :

• Đặt bộ ba giá đỡ loại có 3 chân xuống nền và điều chỉnh thăng bằng

• Lắp bầu lọc lên giá đỡ ở ngang tầm hô hấp và quay đầu lỗ hút bụi về phía có nguồn bụi và đặt vuông góc với hướng phát bụi.

• Lắp 1 đầu ống cao su ( dài 2-3m) vào đầu lỗ không khí của bầu lọc còn 1 đầu ống cao su lắp vào máy hút. Kiểm tra lần cuối cùng toàn bộ hệ thống thiết bị lấy mẫu bụi.

Thao tác lấy mẫu:

• Cắm điện , bật công tắc cho máy lấy mẫu chạy

• Ghi địa điểm lấy mẫu, ký hiệu bầu lọc, số thứ tự giấy lọc, thời gian mở máy, lưu lượng không khí ( lít/ phút), vì khí hậu và tình trạng sản xuất ở khu vực lấy mẫu.

• Trong quá trình lấy mẫu bụi phải luôn luôn theo dõi lưu lượng không khí hút qua bầu lọc

• Thời gian lấy mẫu: 8 giờ/lần Sau khi lấy mẫu xong :

• Tắt máy.

• Tháo dây cao su khỏi bầu lọc và máy hút

• Tháo bầu lọc khỏi giá đỡ và lau sạch bầu lọc

• Xếp bộ giá đỡ

• Đậy máy hút không khí và dụng cụ, đóng gói Thao tác lấy giấy lọc có bụi ra:

• Đem bầu lọc đến nơi có không khí sạch ( ít bụi ) lặng gió

• Rửa sạch tay trước khi tháo bầu lọc

• Tay trái cầm bầu lọc và quay đầu lỗ hút không khí vào lên phía trên

• Tay phải nhẹ nhàng đai nhôm để nhấc phần nắp ra

• Dùng panh kẹp lấy lưới lọc bụi ra. Không để cho bụi trên lưới rơi vào giấy lọc

• Dùng panh kẹp nhẹ giấy lọc cho vào trong bao theo số thứ tự đã ghi và cho vào hộp bảo quản

• Cho các hộp mẫu vào túi silicagel đã sấy khô để hút ẩm Tiến hành cân mẫu:

Để các bao giấy đựng mẫu ở điều kiện và thời gian giống như trước khi đi lấy mẫu. Các bao trong đựng giấy lọc được đặt vào các giá hay khay rồi đem sấy ở nhiệt độ 500C trong 5 giờ. Cân giấy lọc sau khi lấy mẫu bụi, ghi kết quả.

Nồng độ bụi trong không khí ( Cp) được tính theo công thức: Cp (mg/m3) = (p’- P).1000 (4) V

P trọng lượng giấy lọc trước khi lấy mẫu bụi (mg) 1000 : hệ số qui đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3

V thể tích không khí đã lấy ( lít) .

V= lưu lượng ( lít/phút) X thời gian lấy mẫu ( phút)

II.3.3.2. Lấy mẫu và phân tích CO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc: Xác định nồng độ khối lượng của CO bằng thuốc thử Folinciocalteur. Khí cacbon oxyt tác dụng với Paladi clorua tạo thành Paladi kim loại.

CO + PdCl2+H2O  CO2 + 2HCl + Pd

Sau đó cho thuốc thử Folin ciocalteur vào thì Paladi sẽ khử thuốc thử từ màu vàng thành xanh.

H3PO4.10MoO3 + 4HCl +2Pd  2PdCl2 + 2H2O + [(MoO3)4(MoO2)]2.H3PO4 Phản ứng này được thực hiện trong môi trường kiềm ( Na2CO3). Phân tích CO bằng phương pháp trắc quang.

Phương pháp xác đinh mức thấp nhất 0,005 mg CO, sai số cho phép ± 5%. Chuẩn bị dung dịch :

• Dung dịch PdCl2 1% :

• Dung dịch Na2CO3 20%

• Thuốc thử Folin Ciocalteur ( photpho Molipdic) cho vào bình cầu dung tích 1500ml

Cho vào lần lượt 3 ống hấp thụ impinge như sau:

• Ống 1: cho vào 10ml dung dịch hấp thu PdCl2

• Ống 2 : cho vào 10 ml nước cất

• Ống 3: Để trống

Lắp các ống dẫn không khí,bật công tắc, điều chỉnh lưu lượng 1 lít/phút , để tiếp xúc trong 4 giờ. Không khí có chứa CO được bơm lấy mẫu không khí hút qua dung dịch hấp thu PdCl2 chứa trong ống hấp thụ. Khí CO trong không khí sẽ được giữ lại trong dung dịch hấp thu khi nó dung dịch này.

Sau khi tắt máy,ghi số liệu, rót mẫu vào lọ thủy tinh có nút. Đánh ký hiệu lấy mẫu. Tiến hành:

Cho vào mỗi chai lưu mẫu 1,5ml dung dịch Folin Ciocalteur lắc đều và đun cách thủy 30 phút, trên mỗi chai đặt 1 phễu con để tránh khô cạn. Thỉnh thoảng lắc cho tan kết tủa. Để nguội và trút vào bình định mức. Sau đó cho 10 ml dung dịch Na2CO3 20%. Cuối cùng thêm nước cất vừa đủ 50 ml trộn đều, lọc.

Sau 10- 15 phút, đem đo độ hấp thụ quang học ( mật độ quang ) bằng máy trắc quang ở bước sóng λ = 650- 680 µm.

Ghi giá trị mật độ quang. Sau đó dựng đường chuẩn trục tung ghi mật độ quang, trục hoành ghi hàm lượng khí CO.

Tính kết quả:

[CO]= (a/V0). 1000 (5) Trong đó: a là hàm lượng CO tra ở đường chuẩn (mg) V0( lít) là thể tích khí đã lấy (lít) ở đktc (250C , 1)(atm).

Một phần của tài liệu Khảo sát tiếp xúc ô nhiễm do bụi và CO của người dân làm nghề lái xe ôm và bán hàng bên đường tại đường giảng võ, láng hạ thành phố hà nội đánh giá rủi ro sức khỏe (Trang 26 - 35)