Thông Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông hà nội (HTE) luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 39 - 75)

cán bộ quản lý trung gian và cán bộ chủ chốt ổn định. Việc phân công nhiệm vụ, mục tiêu và đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận, đơn vị trong Công ty đã được thực hiện theo từng quý trong năm. Công ty cũng đã chuẩn hóa được 1 số quy trình trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh Công ty nhằm tạo tiền đề cho mục tiêu đạt chứng chỉ ISO trong năm 2010.

Về tổ chức, công ty luôn chủ trương tổ chức gọn nhẹ bộ phận quản lý gián tiếp và tập trung nguồn lực cho bộ phận cán bộ và công nhân viên kỹ thuật triển khai tại hiện trường.

Về công tác quản lý thì Công ty sử dụng hai hình thức: - Quản lý trực tiếp

- Quản lý và báo cáo chuyên môn theo chiều dọc Công ty HTE được tổ chức theo sơ đồ như sau:

33

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty HTE - Năm 2013

(Nguồn: http://htejsc.com/gioi-thieu/so-do-to-chuc)

2.2. Thực trạng công tác Quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

2.2.1. Nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

Mặc dù mới được thành lập vào cuối năm 2007 và chỉ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội đã có những sự chuẩn bị cần thiết về nhân sự, vốn và chiến lược kinh doanh để đón đầu các cơ hội kinh doanh.

Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng của công ty HTE. Trong sự khó khăn và sự cạnh tranh chung trên thị trường Ban Giám Đốc công ty đã có những định hướng đúng trong việc tập trung đầu tư nguồn lực cho dịch vụ quản lý và vận hành mạng, nguồn nhân lực của Công ty HTE tăng trưởng rất lớn cả về chất và lượng.

34

Do sự cạnh tranh khốc liệt về nhân lực trong ngành Viễn thông nên Công ty HTE tập trung tuyển dụng nhân sự với trình độ không cao.

Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty HTE được thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty HTE

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

* Tổng số lao động * Số lượng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp * Trình độ - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/ CNKT * Giới tính - Nam - Nữ 280 230 50 20 63 150 47 225 55 375 300 75 23 65 237 50 326 49 710 620 90 31 102 450 127 655 55 715 625 90 32 110 473 100 660 55 715 630 85 35 120 460 100 665 50

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự – Công ty HTE)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số lao động trong Công ty HTE có sự thay đổi rất lớn, cụ thể là năm 2010 tăng 95 người so với năm 2009, đặc biệt trong năm 2011 tăng 335 người so với năm 2010, từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 15 người, từ năm 2012 đến năm 2013 số nhân sự không tăng, tổng số nhân sự là 715 người . Trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013 số lao động trong công ty đã tăng lên 435 lao động (tăng 155%).

Đi sâu vào phân tích ta thấy: - Xét theo vai trò của lao động:

Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, số lao động trực tiếp có sự gia tăng qua các năm, năm 2010 tăng 70 người,

35

năm 2011 số lao động trực tiếp đặc biệt tăng mạnh tăng 320 người (do công ty mở rộng quy mô, xây lắp vận hành các trạm BTS tại các tỉnh), năm 2012 tăng thêm 10 người và năm 2013 tăng thêm 5 người. Là doanh nghiệp chuyên về xây lắp, vận hành và quản lý mạng, cung cấp các dịch vụ thì số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn là rất hợp lý.

Số lao động gián tiếp của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có sự tăng, giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2010 tăng 25 người, năm 2011 tăng 15 người, năm 2012 số người vẫn giữ nguyên, năm 2013 giảm 5 người.

- Xét theo trình độ nhân sự:

Nói chung trình độ đại học và trung cấp của công ty chiếm tỷ trọng cao. Những nhân sự có trình độ đại học và trên đại học thường làm ở các bộ phận lãnh đạo, từ lãnh đạo cấp cơ sở đến lãnh đạo cấp cao.

Công ty mới thành lập và phát triển việc xây lắp các công trình trên cả nước nên cần nhiều người có trình độ trung cấp và sơ cấp, công nhân có tay nghề cao. Do đó lực lượng lao động này tăng dần theo từng năm, cụ thể trình độ trung cấp năm 2010 tăng 87 người, năm 2011 tăng cao nhất 213 người, năm 2012 tăng 23 người, tuy nhiên đến năm 2013 giảm 13 người. Lao động sơ cấp và công nhân kỹ thuật năm 2010 tăng 3 người, năm 2011 tăng 77 người, năm 2012 giảm 27 người, năm 2013 vẫn giữ nguyên so với năm 2012.

- Xét theo giới tính:

Từ bảng trên ta thấy lao động nam chiếm tỷ trọng lớn 93,01% vào năm 2013. Lao động nữ của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng hành chính nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế toán.

2.2.2. Hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

Để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, Công ty HTE hàng năm tiến hàng tuyển dụng nhân sự.

36

 Hình thức tuyển dụng của Công ty: Thi tuyển trực tiếp  Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng

Đây là công việc của phòng Hành chính Nhân sự của Công ty có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời cho các khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức.

Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, công ty sẽ đề ra các yêu cầu tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về trình độ chuyên môn, về tay nghề người lao động, về kinh nghiệm, về ngoại hình, về sức khỏe…

Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự

Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trên trang Web của công ty.

Bước 3: Nhận hồ sơ xin việc và nghiên cứu hồ sơ

Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng hành chính nhân sự sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó là nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển. Việc nghiên cứu thu nhận hồ sơ được cán bộ phòng hành chính nhân sự thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao vì xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng, giúp công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo.

Bước 4: Tổ chức thi tuyển và phỏng vấn

Công ty tổ chức thi tuyển đối với các ứng viên có hồ sơ đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Bài thi được phòng hành chính nhân sự tổng hợp từ các phòng cần tuyển nhân sự đưa ra.

Sau khi các ứng viên vượt qua bài thi tuyển thì công ty tiến hành phỏng vấn. Đối với các chức danh cần trình độ cao thì Tổng giám đốc sẽ phỏng vấn trực tiếp, còn các vị trí khác sẽ do trưởng các bộ phận phỏng vấn.

37

Bước 5: Khám sức khỏe

Sau khi các ứng viên vượt qua các vòng thi tuyển và phỏng vấn thì sẽ phải đi khám sức khỏe, nếu ai đủ sức khỏe thì sẽ được nhận vào làm việc.

Bước 6: Thử việc

Nhân viên mới được tuyển dụng phải trải qua ít nhất 1 tháng thử việc. Nếu trong quá trình thử việc, nhân viên nào hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng chính thức với công ty. Nếu ai vi phạm kỷ luật hoặc trình độ chuyên môn kém so với yêu cầu thì sẽ bị sa thải.

Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng

Tổng giám đốc của Công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp lao động chính thức sẽ được ký kết giữa Tổng giám đốc Công ty và người lao động.

Tình hình tuyển dụng nhân sự tại Công ty HTE được thống kê từ năm 2009 đến năm 2013:

Bảng 2.2: Tình hình tuyển dụng nhân sự của Công ty HTE

Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số lao động 280 375 710 715 715 Tổng số lao động tuyển dụng 90 95 335 5 0 - Trên đại học 5 3 8 1 0 - Đại học 20 2 37 2 0 - Trung cấp 50 87 213 2 0 - Sơ cấp/CNKT 15 3 77 0 0

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty HTE)

2.2.3. Công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

Mục đích của việc đào tạo nhân sự của Công ty HTE là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ

38

lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.

Dưới đây là bảng tổng hợp về trình độ cán bộ công nhân viên:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp về trình độ CBCNV ở Công ty HTE (Tổng hợp chung năm 2013) Lao động Số lƣợng % Ghi chú Tổng số lao động - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/CNKT 715 35 120 460 100 100,0 4,9 16,8 64,4 13,9 Trong đó: - Nữ: 50 - Nam: 665

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự - Công ty HTE)

Từ bảng tổng hợp về trình độ CBCNV của Công ty HTE ta thấy số người lao động có trình độ Trung cấp và Sơ cấp/CNKT còn nhiều, chiếm tới 78.3% tổng số lao động của Công ty. Do đó hàng năm Công ty HTE tiến hành đào tạo cho CBCNV, các đối tượng được cử đi đào tạo sẽ được lựa chọn tương ứng phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu của các nội dung chương trình đào tạo của Công ty.

Công ty có một số hình thức đào tạo sau:

- Đào tạo tại chỗ: là hình thức đào tạo theo việc, gồm: + Đào tạo tại các phòng nghiệp vụ, các đơn vị cơ sở.

+ Tham gia các hoạt động thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành.

+ Điều động, luân chuyển cán bộ trong ngành.

- Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo do Công ty cử cán bộ công nhân viên tham dự các khoá đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài (trong và ngoài nước) tổ chức, phù hợp với đối tượng chính là cán bộ quản lý cấp cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

39

2.2.4. Tình hình đãi ngộ nhân sự trong Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

Đãi ngộ của Công ty được thể hiện qua tiền lương, tiền thưởng, một số phụ cấp và thu nhập khác. Công ty HTE thường trả lương cho CBCNV theo sự thỏa thuận giữa hai bên khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Ngoài ra Công ty có chính sách hỗ trợ gia đình CBCNV khi người nhà CBCNV có người ốm, việc hiếu, hỷ.

 Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty:

Bảng 2.4: Thu nhập của CBCNV của Công ty HTE

Đơn vị: 1.000 Đồng

Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lương bình quân Thưởng bình quân Thu nhập khác bq Tổng thu nhập bq 3.700 500 800 5.000 4.000 650 1.000 5.650 4.500 800 1.000 6.300 4.600 900 1.000 6.500 4.800 1.000 1.000 6.800

(Nguồn: Phòng Tài chính – Công ty HTE)

Từ bảng số liệu về thu nhập của CBCNV của Công ty HTE ta thấy thu nhập bình quân tăng qua các năm nhưng mức lương của Công ty vẫn còn thiếu cạnh tranh so với thị trường nhân lực trong ngành viễn thông.

Trong cuộc họp tổng kết cuối năm, Phòng Hành chính – Nhân sự đã tiến hành phát bảng hỏi khảo sát về tiền lương và sự hài lòng đối với các cán bộ, công nhân viên trong công ty. Số phiếu hỏi phát ra 500 phiếu và thu được kết quả như sau:

40

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả các phiếu hỏi CBCNV về tiền lƣơng

TT Nội dung phiếu hỏi

Số câu hỏi trả lời đồng ý với câu hỏi

Tổng CBCNV Tỷ lệ (%) Trên đại học Đại học Trung cấp, sơ cấp CNKT Tổng cộng 1 Mục đích đi làm để kiếm tiền 30 110 360 500 500 100 2

Không hài lòng với

mức lương hiện tại 5 50 300 355 500 71

3

Mức lương không tương xứng với khối lượng công việc

5 40 258 303 500 60.6

4

Xét nâng lương thường xuyên không đúng quy định

0 3 20 23 500 4.6

5

Nâng lương trước thời hạn không đúng quy định

0 1 220 221 500 44.2

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự - Công ty HTE)

Từ bảng tổng hợp phiếu hỏi CBCNV về tiền lương ta thấy: 100% CBCNV trả lời mục đích đi làm là để kiếm tiền. Với 71% là mọi người không bằng lòng với mức lương hiện tại. Tỷ lệ nhóm chức danh Trung cấp, sơ cấp và CNKT chiếm tỷ lệ lớn và nhóm chức danh này cũng đồng ý rằng mức lương không tương xứng với khối lượng công việc. Tình hình xét nâng lương cho CBCNV vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và không đáp ứng nhu cầu của CBCNV trong việc tăng lương trước thời hạn. Như vậy ta thấy nhu cầu cơ bản của người lao động không được cải thiện dẫn đến CBCNV không hăng say trong công việc.

41

2.3. Đánh giá công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

2.3.1. Đánh giá chung về quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà Nội

Ƣu điểm:

- Ban lãnh đạo của Công ty HTE có trình độ năng lực cao, có sự phân công công việc cụ thể rõ ràng, có chủ trương, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên: đa số cán bộ kỹ thuật của Công ty HTE có

năng lực, trình độ chuyên môn cao, trực tiếp theo dõi và kiểm ta chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, các nhân viên trong các phòng ban được trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, xây dựng các kế hoạch tác nghiệp sát với thực tế, thực sự là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo.

- Công tác tổ chức lao động được tổ chức linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng lao động phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Công tác đời sống: điều kiện làm việc cho người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân hàng năm tăng lên mặc dù không nhiều nhưng cũng tạo ổn định, sự an tâm, làm cho người lao động tận tâm và có trách nhiệm với công việc.

Nhƣợc điểm:

- Việc phân tích nhu cầu lao động của Phòng Hành chính Nhân sự của Công ty chưa được chính xác.

- Việc tuyển dụng nhân sự có tình trạng thiên vị người trong gia đình nên người được tuyển dụng không đáp ứng được công việc, ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao.

42

- Công ty HTE có các đơn vị chi nhánh tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nên khả năng phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty vẫn còn hạn chế.

- Hàng năm Công ty HTE tuyển dụng thêm nhiều lao động, tuy nhiên số lượng lao động được tuyển có trình độ không cao, tốn nhiều thời gian và tiền cho việc đào tạo nhân sự.

- Công tác quản lý đội ngũ cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết khả năng của họ. Chế độ lương, thưởng cho các cán bộ chủ chốt chưa cao, các chế độ khuyến khích lao động làm việc chỉ mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông hà nội (HTE) luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 39 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)