Có cơ chế khuyến khích việc chuẩn hóa và đồng bộ hệ thống giáo trình giảng dạy âm nhạc nói chung và Violon nói riêng phù hợp với thực tiễn giảng dạy hiện nay, theo hướng quốc tế hóa.
Tăng cường sự liên kết các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, từ sử dụng những tài liệu đã được chuẩn hóa đến việc điều chuyển giảng viên nhằm kiện toàn công tác đào tạo âm nhạc, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh âm nhạc để có những điều chỉnh kịp thời trong công tác đào tạo, biểu diễn theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, trong hợp tác giáo dục với những quốc gia có nền âm nhạc phát triển thì cần chú ý dành chỉ tiêu thỏa đáng cho lĩnh vực đào tạo giảng viên âm nhạc nói chung và Violon nói riêng để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực này.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Minh (2003), “Vài suy nghĩ về xã hội hóa đào tạo nghệ thuật”, Tạp chí Âm nhạc và Thời đại, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, số quý 1/2003, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Minh (2003), “Âm nhạc và vấn đề xây dựng lực lượng cán bộ văn hóa - văn nghệ ở nước ta”, Tạp chí Âm nhạc và Thời đại, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, số quý 3/2003, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Minh (2003), “Cây đàn Violon với âm điệu và nhịp điệu Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ VHTT & DL, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Minh (2016), “Âm chuẩn, tiết tấu trong trình diễn tác phẩm Violon”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (389), Bộ VHTT & DL, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Minh (2016), “Nhịp điệu, tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, (18), Hà Nội.