IV. NỘI DUNG TÁC PHẨM 1.HOÀNG MAI ĐẠT
4. PHẠM THỊ NGỌC Florence
Florence
Tác phẩm nói lên tâm trạng hoang mang của một đứa trẻ khi rời xa đất nước năm 12 tuổi đến xứ người chưa hội nhập, đêm đêm nằm trong căn phòng giá lạnh “nhìn qua cửa sổ, qua màn ny lông trong suốt, nhìn
ngọn đèn ga-ra nhà bên cạnh, nguồn ánh sáng duy nhất của căn nhà, nhìn và đoán xem nước Mỹ còn gì cho chúng tôi nữa không?”. Với giọng văn miên man giàu cảm xúc, người đọc rơi vào nỗi lo lắng, băn khoăn của người Việt đến định cư miền đất lạ không biết tương lai sẽ ra sao với những rào cản văn hóa dị biệt.
Những người Việt tị nạn sang Mĩ gặp rất nhiều khó khăn, cô đơn và lạc lõng.
Họ nói lên những nỗi mất mát sau chiến tranh:
… Sau 75 tôi không có cha, và lại mất đi người anh khi anh tôi đổ xuống như một loài cổ thụ hoang bị đốn ngã, mở ra một mảnh trời, hé ra một chút mặt trời cho các loài sâu bọ cây dại khác từ trước tới giờ vẫn sống dưới bóng cây. Ngày ấy, chàng không thích cách giải thích của tôi…”
Gia đình của họ sang định cư ở Mĩ gặp rất nhiều khó khăn trong đất người lạc lõng:
…Căn nhà bên cạnh, căn nhà gỗ sơn vàng với rất nhiều cửa sổ, là nơi đã đòi hỏi ở chúng tôi tất cả sức chịu đựng của con người. Đó là nơi đã chất chứa tất cả những tiếng thở dài não nề nhất khi một gia đình liên tiếp trải qua những tang thương, phân ly, lỡ làng…
Những con người như thế, đêm đêm họ lại nhìn ra cửa sổ để nghĩ về tương lai sau này của họ thế nào, có lúc họ đã thể hiện sự hoài nghi trong cách nghĩ đó:
…Và những buổi tối khi đã tắt đèn, tôi nằm nhìn qua cửa sổ, qua màn ny-lông trong suốt, nhìn ngọn đèn ga-ra nhà bên cạnh, nguồn ánh sáng duy nhất của căn nhà, nhìn và đoán xem nước Mỹ còn gì cho chúng tôi nữa không...
…Tôi đã nằm nín thở, không dám thở, nhìn bóng đêm không hiểu tôi còn muốn gì nữa, còn có thể muốn gì nữa. Tôi nhìn bóng đêm nước
Mỹ nơi chúng tôi ở, không biết nước Mỹ còn gì cho chúng tôi, còn có thể còn gì nữa cho chúng tôi…
…Nơi căn nhà có cả thảy mười sáu khung cửa sổ, những khung cửa sổ như những ngõ thoát của hạnh phúc, là nơi tôi được trải qua những kinh nghiệm rất khiêm nhượng nhưng rất căn bản của cuộc sống…
Cuộc sống của họ cũng phần nào được an ủi khi có những người hang xóm tốt bụng như bà Florence. Chính những người hang xóm như vậy đã phần nào giúp họ bớt lạc lõng hơn ở nơi khác biệt về văn hóa, con người như nước Mĩ.
Tất cả câu truyện nói lên cái tâm lí chung của những người Việt những năm mới tị nạn sang Mĩ, cái tâm lí bơ vơ, cô đơn lạc lõng nơi xứ người. Những tâm trạng đó cộng với những khó khăn nơi xứ người đã làm nên cái nét tâm lí chung của những người Việt nơi đất khách.
V. KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu bộ phận văn học Việt Nam ở hải ngoại, chúng ta thấy thấy đây là một bộ phận văn học viết bằng tiếng Việt ở bên ngoai lãnh thổ Việt Nam, tuy mới hình thành nhưng đã có những thành tựu nhất định. Nền văn học này có được những thành tựu như vậy là do thế hệ các nhà văn tị nạn sau 1975, và thế hệ các nhà văn trưởng thành ở hải ngoại như Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Hoàng Nam…
Thế hệ các nhà văn này đã kế thừa và sáng tạo trong quá trình sang tác nghệ thuật, để từ đó góp phần làm lớn và đa dạng thêm một bộ phận văn học của người Việt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Từ đó góp phần làm cho nền văn học chung Việt Nam trở nên giàu có và đa dạng. Vì sao một bộ phận văn học ở ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn được xem là văn học Việt Nam. Là bởi vì nó được sang tác bằng thứ ngôn ngữ dân tộc- đó là tiếng Việt