Về sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong lục vân tiên truyện của nguyễn đình chiểu (Trang 26)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1.2. Về sự nghiệp sáng tác

1.2.1.2. 1.2.1.2.

1.2.1.2. VVVVềềềề ssssựự nghinghinghinghiệệệệpp ssssápp ááángngngng ttttáááácccc

Cuộc đời khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên một sự nghiệp vẻ vang – Sự nghiệp văn chương chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng, sự nghiệp của một chiến sĩ kiên cường không biết mệt mỏi trên mặt trận văn hóa dân tộc, trọn đời hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn” [34; tr.50] Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại một khối lượng thơ văn vô cùng đồ sộ cho kho tàng văn học chúng ta. Ông còn là một trong những nhà thơ mở đường cho nền văn học Nam Bộ phát triển. Mặc dù, sống trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống cũng không mấy gì khấm khá nhưng ông vẫn cố gắng cống hiến hết sức lực của mình vào sự nghiệp văn chương, những sáng tác của ông mang giá trị văn học cao. Sự nghiệp thơ văn của ông có thể chia thành hai thời kì tương ứng với hai giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng của ông.

Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm 50 thế kỷ XIX. Sau khi bị mù, ông mở trường dạy học và làm thuốc, bên cạnh đó ông còn sáng tác hai tập truyện dài là Lục Vân Tiên truyệnDương Từ - Hà Mậu. Đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thành và khẳng định tư tưởng yêu nước, yêu dân, tư tưởng nhân nghĩa coi như một bộ phận triết lý nhân sinh của ông.

Lục Vân Tiên truyệnlà một truyện Nôm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu, phần nào mang tính chất tự truyện của ông, đây cũng là một tác phẩm cuối cùng kết thúc một giai đoạn văn học, kế thừa truyền thống văn học dân gian và truyện Nôm bình dân, thể hiện được tính đạo đức và tinh thần nhân dân sâu sắc. Tác phẩm cũng đáp ứng được tinh thần trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác của nhân dân Nam Bộ và cũng là của người dân Việt Nam. Truyện đề cao đức, hạnh, thủy chung, tiết, nghĩa là một tác phẩm có giá trị về nhiều mặt. Trong Lục Vân Tiên truyện là một nhân vật lý tưởng của nhà thơ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của con người mà nhà thơ mơ ước, là hình tượng tượng về một đại trượng phu toàn bích có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, hiệp. Những con người tốt trong Lục Vân Tiên truyện kế tục những truyền thống cao quý của dân tộc về nhân nghĩa, đó là những con người trong sạch, bình thường, sống tương thân tương ái, làm việc nghĩa như một nhu cầu mà không hề nghĩ đến danh lợi - ơn huệ. Qua nhân vật ông Quán đã toát lên một chân lý cách mạng sâu sắc, tất cả mối căm ghét

của ông đều xuất phát từ lòng yêu thương dân, đứng trên lập trường nhân dân mà lên án, kết tội bọn vua quan hung bạo.

Dương Từ - Hà Mậu, theo kết quả nghiên cứu của nhiều người tác phẩm này có thể được soạn từ năm 1851 và hoàn chỉnh vào những năm trước khi thành Gia Định rơi vào tay thực dân Pháp. Sớm nhận ra được âm mưu xâm chiếm nước ta của Pháp, ông viết Dương Tù – Hà Mậu với một tinh thần chiến đấu, yêu nước thiết tha, sôi nổi, và kêu gọi đồng bào ta phải sớm nhận ra âm mưu của kẻ thù, ông nói rõ trách nhiệm và bổn phận của mọi người dân Việt Nam trước họa xâm lăng. Dương Từ - Hà mậu là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tảng đạo đức cố hữu do ý đồ của quân xâm lược, tác phẩm là lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra sức mạnh chống giặc cứu nguy cho tổ quốc.

Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Giai đoạn này mở đầu từ những ngày giặc Pháp mới tràn vào sông Bến Nghé cho đến khi toàn cõi Lục tỉnh Nam kỳ bị chiếm đóng, tức là trong những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỷ XIX. Trong giai đoạn thứ hai này, ông đã sáng tác một số bài thơ, văn tế như:văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh,12 bài thơ điếu Trương Định, 10 bài thơ điếuPhan Tòng,… cùng một số bài thơ khác ngụ ý yêu nước và căm thù giặc như các bài:Chạy Tây, Ngựa Tiêu Sương, hịch Đánh Chuột,… và một tập truyện dài là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca....

Theo Trương Vĩnh Ký thì Nguyễn Đình Chiểu còn soạn bộ Tứ thư ngũ kinhGia huấn ca, nhưng chưa biết vào lúc nào.

Thơ, văn tế của ông mang tính chất thời sự, tính chiến đấu sôi nổi. Ông vạch trần tội ác của giặc cùng bọn tay sai, nói lên ước mơ nước nhà được giải phóng của nhân dân ta trước cảnh nước mất nhà tan, lòng căm thù vô hạng của nhân dân ta đối với bọn thực dân. Nó làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ trong suốt hai giai đoạn này. Trước thủ đoạn độc ác của bọn thực dân Pháp nhân dân miền Nam đã vùng lên chống giặc, đó là hình ảnh của những người dân lao động nghèo khổ, nhưng tràn đầy lòng yêu nước. Họ là những nhân vật chính, là những người anh hùng dũng cảm và giản dị của dân tộc ta. Bên cạnh những người nông dân còn có những sĩ phu họ sống rất gần gũi với nhân dân, có thể nói là những trí thức nông dân. Đối với tầng lớp này Nguyễn Đình Chiểu xác định rõ

nhiệm vụ của họ là giúp dân giúp nước, đứng hẳn về phía nhân dân mà chống giặc. Giữa hai tầng lớp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì những người trí thức chẳng những trở thành đại biểu cho nhân dân mà còn trở thành lãnh tụ của họ.

Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác từ sau khi ông về Ba Tri (1862), có lẽ là vào năm 1867, khi cả một miền đất đai rộng lớn rơi vào tay giặc Pháp.Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca là tên của một tập sách nhưng đó cũng là một quyển văn vần dạy nghề thuốc chữa bệnh, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn lời của những nhân vật trong truyện để nói lên lòng yêu nước, căm thù giặc, khinh ghét bọn người vô sỉ, cam tâm làm tay sai cho quân xâm lược. Ông cũng mượn câu chuyện này để phản ánh những vấn đề thời sự mà ông hằng quan tâm và đau lòng vì nó. Nhân vật Ngư và Tiều là hai nhân vật biểu dương đạo đức làm người của ông. Với tác phẩm này, ông đã tỏ rõ hết nỗi niềm cay đắng và nêu cao phẩm giá trong sạch của người sĩ phu yêu nước sau những ngày quê hương “Lục tỉnh” đã hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp và đang bị đè nặng bởi những chính sách thống trị hà khắc của quân cướp nước, bán nước. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã đưa ông lên địa vị của một người mở đầu cho dòng văn học yêu nước, một ngôi sao sáng trong nền văn học thời cận đại, những tác phẩm của ông mang giá trị bất hữu góp phần làm giàu đẹp cho nền văn học dân tộc của chúng ta.Với những tác phẩm ưu tú của ông, tên tuổi của ông không còn xa lạ đối với độc giả, người ta yêu mến ông bởi tinh thần yêu nước và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp được ông gói gọn vào thơ văn.

1.2.2. 1.2.2. 1.2.2.

1.2.2. ĐôĐôĐôĐôiiii nnnnéééétttt vvvvềềềềLLLLụụcccc VVVââânnnn TiTiêêêênTiTi nnn truytruytruytruyệệệệnnnn

1.2.2.1. 1.2.2.1. 1.2.2.1.

1.2.2.1. HoHoHoHoàààànnnn ccccảảnhnhnhnh ssssáááángngngng ttttáááácccc

Theo ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu, tập truyện có thể được sáng tác vào những năm1850 trở đi, lúc Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù và đã về Bình – vi (Gia Định) mở trường dạy học (1851)

Tác giả được sinh ra vào thời buổi loạn lạc, tình đời đảo điên, nhân một hôm xem truyện Tây Minh thấy có nhiều chỗ éo le, nên hòa vào cuộc đời gian truân của mình mà viết thành Lục Vân Tiên truyệnđể khuyên người đời đừng theo bọn gian ác, hại kẻ hiền lành mà bị trời trả báo không lâu, hãy lo tu thân, cứu giúp kẻ khốn cùng thì rồi sẽ được sung sướng vẻ vang, danh thơm lưu lại muôn đời.

1.2.2.2.1.2.2.2. 1.2.2.2. 1.2.2.2.

Dựa vào bản Lục Vân Tiên truyện bằng chữ quốc ngữ do Trương Vĩnh Ký phiên âm và chú thích có thể chia truyện ra thành ba phần:

Ph Ph Ph

Phầầầầnnnn 1111: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nhau

Lục Vân Tiên quê ở Đông Thành, là một học trò nết hạnh, tài kim văn võ, đã đính ước với Võ Thể Loan con của Võ Công. Nhân gặp khoa thi Vân Tiên từ giã thầy lên kinh đô ứng thí. Trên đường hồi hương về thăm nhà Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga bị bọn cướp bắt. Nguyệt Nga được Vân Tiên cứu khỏi tay bọn cướp núi, nguyền gá nghĩa trăm năm để tạ lòng chàng, cuộc gặp gỡ ấy đã để lại trong lòng Nguyệt Nga một mối tình thanh nhã, khó phai nhạt.

Ph Ph Ph

Phầầầầnnnn 2222: Những tai nạn xảy đến với Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

Vừa đến trường thi, Vân Tiên được tin mẹ mất, chàng vội vã quay về chịu tang mẹ. Giữa đường về vì quá thương khóc mẹ thêm bệnh nặng trong người nên bị mù hai mắt, lại bị bọn thầy thuốc, thầy Pháp lừa đảo, tiền mất tật còn. Những tưởng gặp lại bạn xưa được cứu giúp, nào ngờ Trịnh Hâm lập mưu hãm hại. Nhờ giao long và vợ chồng ông Tiều cứu sống, Vân Tiên tìm đến nhà nhạc gia, bị cha con Võ Công bội ước, đem bỏ vào hang Thương-tòng. Lần này Vân Tiên được du thần và ông Tiều cứu giúp, rồi gặp lại người bạn hiền là Hớn Minh đem về một ngôi chùa chữa bệnh và nương náo.

Còn về phần Nguyệt Nga nàng cũng gặp không ít kiếp nạn. Thái sư một tên nịnh thần luôn giữ mối hận trong lòng vì bị Nguyệt Nga từ chối hôn lễ, nay có giặc xâm chiếm hắn bèn sàm tấu với vua bắt Nguyệt Nga cống Phiên để tránh việc binh đao. Nguyện giữ chọn tiết hạnh với Vân Tiên, trên đường đi nàng nhảy xuống sông tự trầm được sóng thần đưa đẩy vào bờ sau đó thì được Quan Âm cứu thoát. Tiếp theo nàng lại sa vào tay Bùi Kiệm. Một tên có máu dê, Nguyệt Nga giả vờ ưng thuận rồi tìm cách chốn khỏi và gặp một bà Lão nhận bà làm mẹ nuôi, sau đó sinh sống ở ngôi nhà bà Lão.

Ph Ph Ph

Phầầầầnnnn 3333: Vân Tiên, Nguyệt Nga sum họp và hiển vinh.

Vân Tên nhờ thuốc tiên sáng mắt lại trở về nhà thăm cha mình và Kiều Công (cha Nguyệt Nga). Chờ đến khoa thi, chàng đỗ trạng nguyên. Giặc Phiên lại một phen quấy nhiễu, chàng vâng lệnh vua đi đánh giặc và thắng trận, trên đường về chàng gặp lại Nguyệt Nga. Chàng tâu với vua mọi chuyện rồi xin vua tha tội cho nàng, và hai người cuối cùng được kết duyên sum họp. Còn về bọn gian ác lần lượt điều bị quả báo.

1.2.2.3. 1.2.2.3. 1.2.2.3.

1.2.2.3. VaiVaiVai trVaitrtrtròòòò ccccủủaa ttttáaa ááácccc phphphphẩẩmmmm trongtrongtrongtrong nnnnềềềềnnnn vvvăăănnnn hhhhọọcccc

Văn học trung đại Việt Nam ngày nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu của bạn bè quốc tế, điều đó chứng minh rằng bản lĩnh của con người Việt Nam và bản sắc văn hóa của ta đã thật sự thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mỗi khi nhắc đến dòng văn học chống ngoại xâm và đề cao giá trị nhân bản của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu, một trong những gương mặt xuất sắc đã đóng góp rất lớn cho nền văn học nước nhà. Và mỗi khi nhắc đến ông chúng ta đều nghĩ ngay đến Lục Vân Tiên truyện, một tác phẩm được đông đảo nhân dân cả nước biết đến, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ rất yêu thích.

Kể từ khi xuất hiện Lục Vân Tiên truyện đã làm chao đảo tâm trí người đọc, mọi người đều say mê Vân Tiên, xem đó là một tấm gương, một đạo lý sống để noi theo. Truyện đề cao đức, hạnh, thủy chung, tiết, nghĩa là một tác phẩm có giá trị lớn về nhiều mặt.

Truyện Nôm xuất hiện khá sớm trong nền văn học trung đại, nhưng phát triển rực rỡ và thành công nhất là vào khoảng thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX. Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX do được kế thừa những thành công từ trước, kết hợp với sự sáng tạo Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ra một tác phẩm tên tuổi làLục Vân Tiên truyện một tác phẩm mở đầu cho truyện Nôm ở Nam Bộ phát triển. Ở giai đoạn cuối cùng của truyện Nôm có rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao trong đó có Lục Vân Tiên truyện. Tuy lời thơ không được đặc sắc nhưTruyện Kiều hay Hoa Tiên, nhưng đó cũng là một tác phẩm có giá trị văn học cao và chính bởi vì lời văn giản dị, bình dân nên tác phẩm được phổ cập ở mọi tầng lớp.

Lục Vân Tiên truyện không những có sức ảnh hưởng ở thời đại của nó, mà nó còn có sức ảnh hưởng đến thời đại của chúng ta. Trải dài theo suốt hành trình lịch sử đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khai thác các giá trị của nó. Rất nhiều công trình nghiên cứu được in thành sách và bán rất chạy, có một số quyển sách chỉ tập trung nghiên cứu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu hoặc riêng về tác phẩm, có quyển gộp cả hai phần, dành cả chương hay tập hợp các bài nhận định, cảm nhận của nhiều nhà nghiên cứu. Có lúc tình cờ đọc một quyển sách nào đấy chúng ta cũng hay bắt gặp rãi rác đâu đó trong các công trình nghiên cứu một vài câu, vài đoạn hay vài trang bình luận về tác giả vàLục Vân Tiên truyện. Ngay từ lúc Nguyễn Đình Chiểu còn sống,Lục Vân Tiên truyện đã được đông đảo công chúng đón nhận, yêu thích. Lúc đầu truyện

được truyền bá sâu rộng ở vùng đất Nam Bộ, về sau tác phẩm được công chúng miền Bắc đón nhận, kể từ đó các bảnVân Tiênlần lượt ra đời. Vì thế tác phẩm có rất nhiều dị bản. Đến khi tác giả qua đời, các bảnVân Tiên lại càng được quan tâm, làm thế nào để có được bản Vân Tiên gần với nguyên tác của tác giả là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà nghiên cứu.

Lục Vân Tiên truyện có thể xem là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình chiểu khi ông bước chân vào sự nghiệp sáng tác, Chẳng những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà nó còn có sức ảnh hưởng lớn về mặt chữ viết ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu từng khẳng định “Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Bộ đã dùng chữ Nôm làm phương tiện sáng tác chủ yếu, để lại một khối lượng thơ văn khá lớn và rất quý báu” [20; Tr.392]. Vì thế “Lục Vân Tiên là một đột biến quan trọng. Cùng với Lục Vân Tiên, truyện thơ Nôm chính thức trở thành một thể loại ổn định ở Nam Bộ; và với Nguyễn Đình Chiểu giai đoạn phát triển rực rỡ nhất ở truyện thơ Việt Nam chấm dứt. Những trái chín của vụ mùa truyện thơ Nôm đã thu hoạch ở miền Nam” [34; tr.487] . Một tác phẩm bắt đầu cho truyện Nôm ở Nam Bộ

Một phần của tài liệu chất nam bộ trong lục vân tiên truyện của nguyễn đình chiểu (Trang 26)