Giảipháp 2: Hoàn thiện công tác bán hàng, tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại đức minh (Trang 41 - 58)

Vốn KD BQ Vốn chủ sở hữu

Trường Đại học Thương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

ST TL ST TL ST TL ST TL

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(2) (7)=(6)/(2) (8)=(3)-(2) (9)=(8)/(2) (10)=(4)-(3) (11)=(10)/(3) (12)=(5)-(4) 12)/(4)(13)=(

Công

ty(*) 0.410 0.407 0.386 0.389 (0.021) (5.1) (0.003) (0.7) (0.022) (5.4) 0.004 1.0

Từ những số liệu đã phân tích ở trên ta thấy rằng:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2013 so với năm 2012 giảm 0.021, tỷ lệ giảm 5.1%, do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Số vòng quay của vốn năm 2013 giảm làm cho ROE giảm 0.003 hay tỷ lệ giảm 0.7%.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần làm cho ROE giảm 0.022 hay tỷ lệ giảm 5.4%.

- Tỷ lệ vốn kinh doanh bình quân trên vốn CSH tăng làm cho ROE tăng 0.004 hay tỷ lệ tăng 1%.

 Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH giảm chủ yếu là do tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm cho thấy doanh nghiệp cần phát triển đồng bộ doanh nghiệp cho lợi nhuận doanh nghiệp đạt được tương xứng với tiềm năng.

CHƯƠNG III. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

THƯƠNG MẠI ĐỨC MINH

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP Sản Xuất và Dịch Vụ thương mại Đức Minh

3.1.1. Các kết quả đạt được

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực trạng sử dụng vốn nói riêng ta thấy công ty đã đạt được những kết quả sau:

- Qua 2 năm 2012, 2013 doanh thu thuần của công ty đã tăng liên tục (từ 11,957,154 VND đến 14,229,014,408 VND) tổng LNST tăng 12.68%, số lượng đơn hàng cũng như khách hàng tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Công ty

đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty luôn tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài mà công ty có thể huy động được nhằm tăng vốn. Trong tổng vốn, nguồn vốn huy động từ bên ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao (đặc biệt năm 2013 nợ phải trả chiếm 52,78%) còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu được bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận để lại qua các năm.

- Vốn chủ sở hữu tăng nhanh năm 2013 tăng 488,868,374 VND so với năm 2012 điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và nỗ lực chủ động trong kinh doanh.

- Mạnh dạn huy mọi nguồn lực để đầu tư, đổi mới trang thiết bị, đa dạng hóa hình thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Trong năm 2013, tuy có sựu giảm sút thể hiện ởchỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh của công ty nhưng doanh nhiệp đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý vốn của mình và đã duy trì được hiệu quả sử dụng vốn.

- Ngoài ra công ty còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, có trình độgóp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty đạt được.

3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 3.1.2.1 Những hạn chế cần khắc phục

Tuy công ty đã có những cố gắng trong việc đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình và đặc điểm của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn còn một vài hạn chế:

 Hạn chế đối với vốn lưu động

- Như đã phân tích ở trên, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ lượng vốn công ty bị chiếm dụng lớn, làm giảm lượng vốn kinh doanh của công ty, lượng vốn này không những không sinh lãi mà còn làm gia tăng rủi ro cho công ty.

Trường Đại học Thương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Mặc dù công ty đã cố gắng để thu hồi các công nợ nhưng do chính sách chưa linh hoạt nên chưa khuyến khích được khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.

- Như đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn giảm chủ yếu do ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm như vậy mặc dù lợi nhuận và doanh thu đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, công ty cần cơ cấu lại công tác bán hàng cũng như quy trình quản lý doanh nghiệp.

Hạn chế đối với vốn cố định

- Công ty sử dụng VCĐ chưa hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng của VCĐ. Tài sản cố định không được sử dụng hết công suất, sử dụng không hợp lý gây tình trạng lãng phí vốn.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí chưa hợp lý.

3.1.2.2 Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cần khắc phục trong việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty song nguyên nhân chủ yếu là do:

- Bộ máy công ty chưa thực sự tinh gọn, nên chưa tạo được hiệu quả trong hoạt động quản lý kinh doanh.

- Để giữ chân các khách hàng hiện tại và tìm kiếm đối tác mới, công ty đã nới lỏng chính sách công nợ, khiến cho các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên một khoản rất lớn, công ty bị các cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng vốn.

- Áp lực cạnh tranh: Trong thời buổi kinh tế thị trường mặc dù công ty có nhiều lợi thế nhưng cũng không tránh khỏi những cạnh tranh từ những doanh nghiệp cùng nghành. Mặt khác cũng chính yếu tố cạnh tranh đã tạo ra nhiều áp lực về thị trường khách hàng, về chất lượng cung ứng. Chính vì vậy công ty cần phải cố gắng trong công tác mở rộng thị trường và dịch vụ sau bán.

- Công ty chưa có những chính sách chiết khấu giảm giá nhằm tăng tốc độ thu hồi công nợ.

- Hiện tại, công ty chưa có một bộ phận chuyên trách để xây dựng những kế hoạch cụ thể và chi tiết về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích các chỉ

tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên công ty chưa có những phương án sử dụng vốn tối ưu.

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP Sản Xuất và Dịch Vụ thương mại Đức Minh

3.2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 3.2.1.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Giảipháp 1: Đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ

Cơ sở của giải pháp

Quabảng 2.4ta nhận thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối, khiến cho cơ cấu vốn lưu động bất hợp lý, công ty không khai thác được tối đa nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, để tăng vòng quay của vốn lưu động cũng như để hợp lý cơ cấu vốn lưu động, công ty cần có biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, từ đó làm giảm các khoản vay ngắn hạn, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của công ty.

Nội dung của giải pháp

- Áp dụng “chiết khấu thanh toán” Công ty nên tổ chức cuộc họp nhằm triệu tập khách hàng và đưa ra chính sách chiết khấu để thu hồi nợ với tỷ trọng chiết khấu cao cho những khách hàng thanh toán trước hợp đồng và khách hàng truyền thống, tuynhiên công ty cần nghiên cứu để có mức chiết khấu phù hợp, vừa đảm bảo khả năng thu hồi nợ, vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty.

- Mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, thường xuyên kiểm tra đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

- Trong hợp đồng cần qui định rõ ràng, chặt chẽ về thời hạn và phương thức thanh toán, và cả hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng

- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của những khoản nợ đó để có biện pháp xử lý thích hợp như: gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ

Trường Đại học Thương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

cho khách hàng…đối với những khách hành cố tình chậm trễ hoặc trốn tránh có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, và phải lập dự phòng các khoản phải thu theo quy định của pháp luật.

Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác bán hàng, tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Cơ sở của giải pháp

Qua phân tích ở bảng 2.10 và 2.11 phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm chủ yếu là do tỷ số Lợi nhuận trên doanh thu giảm, nên có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty chưa tương xứng với tiềm lực nên cần hoàn thiện công tác bán hàng nhằm phần nào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nội dung của giải pháp

- Chú trọng tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thị sản phẩm:

+ Đầu tư thêm cho việc nghiên cứu thị trường, đây là công tác có ý nghĩa quan trọng, nó giúp công ty có thể nắm được nhu cầu thị trường, sức mua của thị trường cũng như tình hình cạnh tranh trên thị trường đó. Căn cứ vào đó công ty mới có thể tổ chức hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của mình ngày càng chủ động và có hiệu quả hơn.

+ Thiết lập hệ thống bán hàng, giới thiệu sản phẩm, xây dựng củng cố mối quan hệ với khách hàng cũng như với nhà cung cấp, tạo mối quan hệ tốt đẹp, bạn hàng, đối tác lâu dài.

- Thường xuyên tìm kiếm, khai thác trên thị trường các nhà cung ứng có uy tín và cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh để đảm bảo cho chi phí ở mức thấp nhất mà chất lượng vẫn đạt yêu cầu.

- Công ty cần phải xây dựng một định mức sử dụng hợp lý đối với các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác quản lý bằng cách xác định rõ nội dung, phạm vi sử dụng từng loại chi phí.

- Công ty nên tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm làm cho cán bộ công nhân viên tự nhận thấy rằng tiết kiệm chi phí cũng chính là đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.

- Ngoài ra, chi phí tiền lương nhân viên quản lý cũng là yếu tố khiến chi phí quản lý tăng lên. Do đó ban lãnh đạo công ty cần thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ để nắm bắt năng lực của nhân viên để phân công phân nhiệm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời có chế độ thưởng phạt rõ ràng và hợp lý.

Giải pháp 3: Quản lý tốt hàng tồn kho

Cơ sở của giải pháp

Quan phân tích thấy tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động và tăng qua 2 năm. Hiện tại do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc nhập thêm hàng nên kết thúc năm 2013 lượng hàng tồn kho tăng lên là hợp lý nhưng trong tương lai nếu hàng tồn kho vẫn tăng sẽ là vấn đề cho doanh nghiệp.

Nội dung của giải pháp

- Đưa ra những mức dự trữ cho phù hợp trên cơ sở khảo sát thị trường và con số thống kê các khách hàng quen.

- Với những mặt hàng đã lỗi thời công ty đưa ra những biện pháp giảm giá, khuyến mãi để thu hồi lại tối đa nguồn vốn kinh doanh.

- Hiện công ty mới đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, công ty cần mở thêm các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng đồng thời giúp công ty nắm bắt thị trường để có kế hoạch kinh doanh cụ thể.

3.2.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Giải pháp: Quản lý tốt vốn cố định

Cơ sở của giải pháp

Quan phân tích thấy tỷ trọng vốn cố định tăng qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định lại giảm.

Trường Đại học Thương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Mục đích của giải pháp

Trang thiết bị là một trong các yếu tố gây ấn tượng đối với khách hàng, có thể đưa họ đi đến quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hay không, hơn nữa cơ sở vật chất còn tạo tinh thần thoải mái, an tâm làm việc cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Quản lý tốt tài sản cố định và sử dụng nó một cách hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Nội dung của giải pháp

Để quản lý tốt vốn cố định công ty cần chú trọng các vấn đề sau:

- Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua, không mua ồ ạ, có kế hoạch đầu tư, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.

- Công ty phải phân cấp TSCĐ cho từng bộ phận trong công ty để có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên với tài sản được giao sử dụng. Quy định rõ hình thức xử lý với các trường hợp sai phạm và quy rõ trách nhiệm cho từng đối tượng.

- Xây dựng các định mức kỹ thuật hợp lý để có thể sử dụng tối đa công suất máy móc, thiêt bị. Xử lý dứt điểm những tài sản hư hỏng, chờ thanh lý nhằm giải phóng ứ đọng vốn cố định, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty.

-Có bộ phận kiểm tra giám sát, xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và phổ biến các nguyên tắc sử dụng tài sản cố định để nâng cao tuổi thọ của tài sản tránh tình trạng hỏng hóc do sử dụng sai quy tắc.

- Lựa chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý

- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty CP Sản Xuất và Dịch Vụ thương mại Đức Minh

Kiến nghị với công ty

Từ tìm hiểu thực tế trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty, thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến

đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP Sản Xuất và Dịch Vụ thương mại Đức Minh:

Một là: Đầu tư phát triển chiều sâu hợp lý và có trọng điểm.

Việc đầu tư phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu dự đoán nắm bắt thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn tạo ra độ tăng trưởng, đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

Việc đầu tư phát triển chiều sâu phải dựa trên khả năng thực tế của công ty, là một công ty hoạt động trong lĩnh sản xuất đồ gia dụng,thiết bị văn phòng… nhưng hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Trong kinh doanh, sự cần thiết là phải quan tâm khách hàng trọng điểm, chiến lược của công ty đem lại doanh thu lớn cũng như lợi nhuận cao, tạo uy tín với khách hàng và sự tin cậy của các nhà cung cấp.

Hai là :Tăng cường công tác phân công, phân cấp quản lý

Trong thực tế ở những năm gần đây công tác quản lý vốn kinh doanh của công ty nhìn chung chưa tốt. Khi các bộ phận và cá nhân được giao kế hoạch theo từng tháng, quý, năm, từng bộ phận cá nhân đó sẽ có nhận thức, phương hướng phấn đấu để đạt được kế hoạch được giao.

Về tài sản cố định của công ty cần giao quyền sử dụng tài sản cố định đối với từng cá nhân cụ thể cũng có thuận lợi là người lao động được giao nhiệm vụ quản lý chính tài sản cố định mà mình sử dụng. Vì họ nắm vững về đặc điểm cũng như hiện trạng của tài sản đó. Nhờ vậy mà việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại đức minh (Trang 41 - 58)