CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG TIẾNG ANH VÀ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT
Dựa vào 6 bảng ở phần 1 chương II, chúng tôi đưa ra một bảng so sánh tổng quát giữa các từ ngữ chỉ một số bộ phận điển hình trên cơ thể người trong tiếng Anh: body, head, face, eye, tongue, heart và các từ chỉ bộ phận người tương ứng với tiếng Việt: cơ thể (thân, mình), đầu, mặt, mắt, lưỡi, tim dưới đây:
STT Phương thức chuyển nghĩa 1 2 3 4 5 6 Body Cơ thể, mình, thân
Head Đầu Face Mặt Eye Mắt Tongue Lưỡi Heart Tim
1 Hình thức 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 2 Chức năng 2 1 4 1 3 1 2 1 2 0 1 1 3 Vị trí 0 0 5 1 0 0 0 0 0 0 1 1 4 Đặc điểm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Vị trí + Chức năng 0 0 3 1 1 1 0 0 0 0 2 1 6 Vị trí + hình thức 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Hình thức + Chức năng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Các kết hợp khác 0 0 0 0 3 3 0 0 0 1 1 0
1, 2, 3,…: số lượng các nghĩa theo tiêu chí so sánh
Từ bảng so sánh trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận xét chính dưới đây: a. Mỗi bộ phận trên cơ thể người đều có một chức năng và một nhiệm vụ cụ thể đảm bảo cho sự hoạt động của cơ thể không bị ngừng trệ.Trong quá trình hoạt động, đảm bảo duy trì sự sống thì mỗi bộ phận trên cơ thể phải kết hợp với nhau thành hệ thống chặt chẽ.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thấy nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người xuất phát từ sự liên tưởng chức năng chiếm số lượng nhiều nhất.
Qua khảo sát sáu bộ phận chỉ cơ thể người phổ biến trong tiếng Anh có thể thấy, cả sáu từ đều có nghĩa ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng về chức năng và nghĩa ẩn dụ kiểu này được phân bố như sau:
Body có 2/3 nét nghĩa ẩn dụ Head có 4/12 Face có 3/7 Eye có 2/3 Tounge có 2/3 Heart có 1/6
Điển hình là body (thân, mình, cơ thể) và eye (mắt) có 2 nghĩa ẩn dụ liên tưởng đến chức năng trên tổng cộng 3 nét nghĩa ẩn dụ.
b. Hình thức chuyển nghĩa ẩn dụ phổ biến nữa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Anh là dựa trên sự liên tưởng về hình thức. Qua bảng thống kê, có thể thấy trong 6 từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người được khảo sát thì chỉ có từ head và face là không có nghĩa ẩn dụ xuất phát theo quan hệ này. Từ việc khảo sát thực tế, chúng tôi thấy quan điểm coi con người làm trung tâm của vũ trụ càng được thể hiện rõ, bất cứ những gì liên quan đến cơ thể con người đều được lấy làm điểm xuất phát để liên tưởng. Do đó, chúng ta
thấy có rất nhiều vật có tên gọi theo hình dáng các bộ phận cơ thể con người như mắt na, mắt dứa, mắt xích, lưỡi lê, lưỡi giày, lưỡi gươm...
c. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy có rất nhiều ẩn dụ xuất hiện dựa trên sự liên tưởng các kết hợp: vị trí và chức năng, vị trí và hình thức, hình thức với chức năng. Trong số đó, tiêu chí kết hợp vị trí và chức năng lại cho nhiều ẩn dụ nhất (3/6 từ), còn lại các kết hợp khác có số lượng không nhiều, ít phổ biến hơn, đó là nét nghĩa ẩn dụ xuất hiện dựa trên một đặc tính nào đó không trọng yếu của các bộ phận chỉ cơ thể người. Chẳng hạn như tính chất, biểu tượng, vai trò, tác dụng…Cá biệt sự kết hợp của hai tiêu chí điển hình nhất là hình thức và chức năng cho thấy không có một ẩn dụ nào xuất hiện dựa trên sự liên tưởng này. Như vậy có thể thấy những tiêu chí phổ biến tạo ra số lượng ẩn dụ lớn lại không có nhiều ẩn dụ khi kết hợp với các tiêu chí khác để tạo nên sự liên tưởng, và phần nhiều các nét nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh xuất hiện dựa trên sự liên tưởng từng tiêu chí đơn lẻ như chức năng, hình thức…
d. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn thấy xuất hiện một số nét nghĩa ẩn dụ dựa trên sự kết hợp của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người với các từ ngữ khác tạo nên các nghĩa mới, nhiều nhất là hai bộ phận face và eye
(mặt và mắt). Eye có rất nhiều kết hợp với số lượng nghĩa khá đa dạng, người Anh coi đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể người, “đôi mắt” chính là con người, dựa vào đôi mắt có thể nhận biết tính cách con người. Điều này xuất phát từ thực tế người phương Tây nói chung, người Anh nói riêng có cách sống hướng ngoại, cởi mở, không bị rằng buộc quá nhiều vào các phong tục tập quán. Họ có một lối sống tự do, khoáng đạt, cái tôi cá nhân rất lớn. Đôi mắt được người phương Tây đánh giá là bộ phận quan trọng nhất trên mặt, trên cơ thể con người. Do vậy, hình ảnh “đôi mắt” được người Anh
gắn cho một nghĩa biểu trưng để phản ánh con người, được sử dụng khá nhiều với nghĩa ẩn dụ. Chúng ta có thể thấy điều đó thể hiện rõ qua các câu sau đây:
(215) I tried for a moment to see the situation through her eyes.
(Tôi đã thử một lúc cố nhìn nhận tình huống theo cách nhìn của cô ta) (216) In the eyes of the law that is an unforgivable crime.
(Dưới lăng kính pháp luật thì đó là một tội không thể tha thứ được) (217) Members may join in any of these trips which are usually arranged with an eye to purchasing the best possible travel arrangements at the lowest possible cost.
(Các thành viên có thể tham dự bất cứ chuyến đi nào trong những chuyến này thường được thu xếp nhằm mục đích có thể thực hiện được chương trình du lịch tốt nhất với giá thấp nhất)
(218) ...writting with a sense of local colour and an eye for illuminating detail.
(... viết với cảm nhận về mảng màu sắc từng chỗ và khả năng làm sáng lên từng chi tiết).
e. Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt cũng giống với tiếng Anh, xuất hiện khá nhiều nghĩa ẩn dụ. Khác với tiếng Anh, nghĩa ẩn dụ chủ yếu xuất phát từ sự liên tưởng đến chức năng thì người Việt lại chủ yếu liên tưởng dựa vào hình thức. Bảng so sánh cho thấy có 3/6 từ có nghĩa ẩn dụ xuất phát từ sự liên tưởng hình thức như mắt tre, lưỡi cày, lưỡi gà, lưỡi liềm…
Nghĩa ẩn dụ xuất phát từ sự liên tưởng của các kết hợp rất ít. Chỉ có kết hợp xuất phát từ sự liên tưởng về vị trí và chức năng là 3/6 từ (head, heart và
face). Hai tiêu chí quan trọng nhất tạo nên nghĩa ẩn dụ của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người là hình thức và chức năng nhưng nghĩa ẩn dụ từ sự kết hợp này lại không có. Đây là điểm giống với tiếng Anh.
Nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người là nhóm từ vựng cơ bản của ngôn ngữ. Nhóm từ này được sử dụng rất phổ biến trong đời sống, bằng chứng là sự chuyển nghĩa rất linh hoạt và phong phú của nhóm từ này trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Cơ sở chuyển nghĩa chủ yếu của nhóm từ này là dựa vào hình thức, chức năng, vị trí hoặc là sự kết hợp của các tiêu chí này. Điểm khác biệt lớn giữa tiếng Anh và tiếng Việt là thứ tự cơ sở chuyển nghĩa. Trong tiếng Anh, chức năng của các bộ phận chỉ cơ thể người là cơ sở quan trọng nhất tạo nên nét nghĩa ẩn dụ thì tiếng Việt lại là tiêu chí hình thức rồi mới đến các tiêu chí khác. Số lượng các nét nghĩa ẩn dụ trong tiếng Anh lớn hơn tiếng Việt rất nhiều.
Tên gọi của từng bộ phận trên cơ thể người không chỉ mang ý nghĩa định danh mà còn phản ánh đặc trưng tư duy văn hoá của mỗi cộng đồng. Do có sự khác biệt về quan niệm, tín ngưỡng, tư duy, văn hoá của các dân tộc nên ý nghĩa biểu trưng của các đơn vị tên gọi này cũng khác nhau. Điều này được thể hiện rất cụ thể qua những khảo sát các ẩn dụ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh như đã trình bày, phân tích ở trên.
3. TIỂU KẾT
Trong chương này, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu, xem xét nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ của sáu từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh: body, head,
face, eye, tongue, heart. Trên cơ sở đó, chúng tôi so sánh với nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ của các từ tương ứng trong tiếng Việt và rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong hai ngôn ngữ.
Với những điều vừa trình bày ở trên, chúng tôi hy vọng phần nào giúp ích cho những dịch giả và các học viên học tiếng Anh khi gặp trường hợp câu có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
Chương III
CÁC THỦ PHÁP CHUYỂN DỊCH ẨN DỤ