Nhìn vào biểu đồ 2.5 có thể nhận thấy, trong 3 phương pháp được sử dụng thì phương pháp kinh tế là hiệu quả hơn cả. Có tới 53% số người được điều tra cho rằng phương pháp hành chính là hiệu quả nhất, tiếp đó là phương pháp kinh tế chiếm 34%. Được đánh giá thấp nhất trong 3 phương pháp là phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Trong thực thế, phương pháp này đang được sử dụng nhiều.
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và việc xử lý vi phạm đối với vệ sinh an toàn thực phẩm
Tại huyện Thái Thụy, cơ quan chức năng thường xuyên lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra VSATTP, kiểm tra các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Một năm đều có sự ra quân đồng loạt vào “Tháng hành động VSATTP” và các dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu. Theo số liệu thu thập thì mức độ sai phạm VSATTP chủ yếu: 1. Chất lượng về VSATTP không đảm bảo; 2. Thực
phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác không ghi đầy đủ thông tin; 3. Không có giấy chứng nhận VSATTP; 4. Các sai phạm khác. Cụ thể mức độ sai
phạm ở biểu đồ sau:
Nguồn:Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy
Qua biểu đồ 2.6 ta thấy, mức độ sai phạm nhiều nhất vẫn là về chất lượng VSATTP không đảm bảo, cụ thể chiếm 55%. Tiếp đến là sai phạm trong quy định về nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác không ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm, không có giấy chứng nhận VSATTP.
Qua việc thu thập thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy cũng như việc tìm hiểu thống kê của Phòng Quản lý thị trường, xin đưa ra một số bảng số liệu về số lần công tác thanh tra, kiểm tra, mức độ xử phạt vi phạm; Công tác tuyên truyền giáo dục và các vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn Huyện Thái Thụy trong thời gian từ 2012 đến năm 2013 so sánh để thấy rõ thực trạng về công tác quản lý nhà nước về VSATTP.
Bảng 2.2: Số lần đi tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP trên địa huyện Thái Thụy.
Năm Công tác tuyên truyền giáo dục
Số lần Hiệu quả Không hiệu quả
2012 5 3 2
2013 7 4 3
Nguồn: Trung tâm Y tế Huyện Qua bảng 2.2 có thể thấy, công tác tuyên truyền về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng từ năm 2012 đến năm 2013. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy số lần công tác tuyên truyền về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn ít, các cuộc tuyên truyền chủ yếu chỉ diễn ra ở các tháng hành động về VSATTP và trong những dịp lễ tết. Trong số đó, số lần tuyên truyền không hiệu quả vẫn còn tương đối cao.
Bảng 2.3: Kết quả điều tra và xử lý vi phạm VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy
Năm Số lượt cơ sở được điều tra
Số vụ vi phạm Mức độ xử lý Cảnh cáo Phạt tiền (Triệu đồng) Số vụ Mức phạt (Triệu đồng) 2012 2533 160 115 45 125 2013 3642 195 142 53 160
Nguồn: Khoa An toàn thực phẩm – Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy
Qua bảng 2.3 có thể thấy công tác điều tra về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy tăng lên từ 2533 lượt cơ sở được điều tra năm 2012 lên 3642 lượt cơ sở được điều tra năm 2013 (tăng bao nhiêu %), nhưng qua bảng số liệu ta cũng thấy, càng điều tra thì mức độ vi phạm về VSATTP lại càng tăng lên từ 115 vụ vi phạm 2012 lên 142 vụ năm 2013 (tăng bao nhiêu %) và hình thức xử phạt vẫn mang tính cảnh cáo là chủ yếu, mức độ xử phạt bằng tiền ít và ở mức độ nhẹ.
Bảng 2.4: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP Loại hình cơ sở TP Năm Sản xuất, chế biến thực phẩm Kinh doanh thực phẩm Dịch vụ ăn uống 2012 25 256 180 2013 27 263 190
Nguồn: Khoa An toàn thực phẩm – Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy
Bảng 2.4 đã thể hiện số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP năm 2013 đã tăng, số cơ sở sản xuất chế biến được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít, trong năm 2013 chỉ tăng 2 cơ sở so với năm 2012. Trong khi đó, số cơ sở kinh doanh thực phẩm được cấp chứng nhận tăng 7 cơ sở và nhiều nhất về mức tăng là cơ sở dịch vụ ăn uống tăng 10 cơ sở.
Trước khi cơ quan QLNN về VSATTP đến thanh tra, kiểm tra sẽ thông báo trước cho đơn vị bằng hình thức nào ? (1. Bằng văn bản; 2. Qua điện thoại; 3. Qua mạng Internet; 4. Không được thông báo; 5. Chưa bao giờ được kiểm tra) kết quả
thu được từ 108 phiếu phát ra gồm có: 80 phiếu có câu trả lời là được thông báo trước bằng văn bản chiếm 74.07%, 7 phiếu trả lời được thông báo qua điện thoại, 12 phiếu có câu trả lời là không được thông báo chiếm 11.11%, 9 phiếu chiếm 8.33% trả lời rằng chưa bao giờ được kiểm tra. Và đặc biệt chưa có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nào được thông báo trước qua internet.
Biểu đồ 2.7: Hình thức thông báo trước khi đến kiểm tra tại cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Như vậy, vấn đề việc quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn, các vụ vi phạm về VSATTP vẫn thường xuyên xảy ra, số các cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP có tăng nhưng vẫn còn ít so với tổng các cơ sở trên địa bàn Huyện quản lý. Cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các ban ngành để thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn Huyện, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn Huyện nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là việc xử lý vi phạm về VSATTP vẫn là quá nhẹ, mang tính hình thức, chưa có tác động mạnh vào tình hình sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Hiện nay, chưa có một quy định rõ nào về xử phạt vi phạm hành chính hay hình sự đối với nhữnh hành vi vi phạm VSATTP
mà chỉ có một số các quy định về xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ kiểm dịch thực vật, thuỷ sản. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý về VSATTP.
Trên địa bàn huyện Thái Thụy, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP tại các chợ cũng chưa đạt hiệu quả, do lực lượng thanh tra mỏng, thiếu những trang thiết bị hiện đại để phát hiện ra các loại hàng hoá chứa độc tố, các cơ sở chế biến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức gian lận trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hơn nữa, hình thức xử lý vi phạm nhẹ, chỉ mang tính răn đe, mức xử phạt về tài chính còn thấp, khiến cho những người bán hàng tại các chợ vẫn tái diễn vi phạm VSATTP do lợi nhuận thu được từ hành vi vẫn cao hơn mức xử phạt.
2.2.4. Thực trạng phối hợp liên ngành giữa các bộ phận có liên quan
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về VSATTP của các cơ quan chức năng đều đã được quy định rất rõ trong Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Nghị định 38/2012/NĐ – CP; Nghị định 132/2008/NĐ – CP; Nghị định 188/2007/NĐ – CP và Nghị định 79/2008/NĐ – CP. Các cấp chịu tránh nhiệm quản lý nhà nước về VSATTP bao gồm các bộ, cục, chi cục, sở công thương, phòng y tế xã phường, thị trấn,..(Sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1: Hệ thống QLNN về VSATTP theo chiều dọc
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Sơ đồ trên cho thấy các cấp quản lý về VSATTP theo chiều dọc từ cấp Trung ương đến cấp Địa phương. Cụ thể như sau:
Cấp Trung ương: có 3 Bộ ngành quản lý nhà nước về VSATTP đó là Bộ Y tế, Bộ Công thương, bộ Nông nghiệp. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính gồm có Cục An toàn thực phẩm, chi cục ATVSTP, quận, huyện, xã. Bộ Nông nghiệp gồm có Bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, chi cục quản lý nông lâm thủy sản. Bộ Công thương gồm có bộ công thương
và sở công thương. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ ngành chuyên trách khác nhau.
Cấp thành phố/tỉnh: Sở Công thương, Sở Y tế, Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, là những cơ quan nắm vai trò quản lý ở cấp độ này.
Cấp quận/huyện: bộ phận có trách nhiệm quản lý kinh doanh thực phẩm nói chung ở cấp độ này là các phòng chức năng của Quận/huyện như phòng Kinh tế, phòng Y tế.
Cấp phường/xã: vai trò quản lý ở cấp độ này được giao cho trạm y tế, cán bộ phường/xã phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng việc phân công quản lý nhà nước về VSATTP diễn ra từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy nhiên càng về cuối thì sự quản lý càng giảm và thiếu sự chặt chẽ, chỉ chịu sự quản lý của một bộ phận nhỏ các cơ quan chuyên trách.
Tại điều 43 – chương IV – Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003: Quản lý nhà nước về VSATTP đã ghi rõ các nội dung và cơ cấu bộ máy nhà nước về vấn đề này. Tuy đã được ghi rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành đối với công tác quản lý VSATTP nhưng việc quản lý, phối hợp giữa các bộ ngành còn chậm chạp, thiếu hợp lý.
Hiện có tới 3 bộ quản lý lĩnh vực VSATTP, nhưng chất lượng VSATTP vẫn luôn trong tình trạng báo động, mất kiểm soát. Báo cáo của Chính phủ (10/2012) cho rằng: Việc quản lý VSATTP mỗi cơ quan chỉ nhận trách nhiệm về phạm vi quản lý được giao mà chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tất cả các khâu từ sản xuất chế biến đến tay người tiêu dùng. Do đó khi xảy ra tình trạng mất VSATTP thì không có cơ quan nhà nước nào đứng ra chịu trách nhiệm đến tận cùng của vấn đề. Đại biểu Dương Kim Anh phân tích: "Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP ở trung ương thì có 3 bộ chịu trách nhiệm chính. Trong đó, Bộ Y Tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP. Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP được thành lập
để chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành. Còn kiểm tra nhà nước về chất lượng VSATTP nhập khẩu thì được giao cho 12 cơ quan nhà nước mà do Bộ Y Tế quy định”.
Tại huyện Thái Thụy các cơ quan giúp UBND huyện quản lý nhà nước về VSATTP gồm có: Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài nguyên và môi trường. Dưới tuyến xã gồm có ủy ban nhân dân xã, các trạm y tế cấp xã.
Theo kết quả điều tra khi phỏng vấn cán bộ trong BCĐ về VSATTP khi được hỏi: “ Anh/ chị đánh giá như thế nào về việc phối hợp giữa các cơ quan chức
năng trong việc thanh tra, kiểm tra công tác VSATT trên địa bàn huyện”. Đại đa số
câu trả lời tại huyện hiện nay đã thành lập được 1 đội kiểm tra liên ngành gồm có phòng quản lý thị trường, phòng an toàn thực phẩm. Đây là một đội kiểm tra liên ngành có tổ chức và tiến hành kiểm tra các cơ sở một cách đồng bộ tránh sự chồng chéo. Tuy nhiên, về nhiên, khi đi hỏi trực tiếp tại các cơ sở, vẫn có những câu trả lời thi thoảng vẫn có những đợt kiểm tra riêng biệt của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy
2.3.1. Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện văn bản, chính sách quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy.
Qua phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện văn bản chính sách QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Thái thụy trong giai đoạn năm 2012-2014 có thể rút ra một số đánh giá như sau:
Một, số lượng văn bản pháp luật quy định về VSATTP nhiều, và khá đầy đủ. Chỉ có một số ít câu trả lời nói rằng không đầy đủ (5%). Tuy nhiên, các văn bản cũng chưa rõ ràng và có sự chồng chéo. Qua kết quả tổng hợp trên ta có thể nhận thấy rằng người sản xuất, tiêu dùng và người bán hàng hầu hết đều không biết các văn bản pháp luật liên quan đến VSATTP, việc tiếp nhận các thông tin
về VSATTP là rất ít và không mấy thiết thực. Việc xử lý vi phạm VSATTP nhẹ, mang tính nhắc nhở và răn đe. Qua đây ta có thể thấy công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy còn nhiều bất cập.
Hai, việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về VSATTP không mấy hiệu quả do các văn bản về VSATTP nhiều nhưng chồng chéo, nhiều văn bản lạc hậu không phù hợp với tình hình hiện nay. Các văn bản khó hiểu nên việc phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc tiếp thu kiến thức của người dân còn nhiều hạn chế do hầu hết những người tiêu dùng, kinh doanh tại các chợ xuất thân từ nông dân. Đẫn đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP chưa cao. Tại huyện Thái Thụy, cuộc phát động về VSATTP được diễn ra vào ngày 16/04/2013 (Tháng hành động vì chất lượng VSATTP) với sự tham gia huyện Thái Thụy và các huyện khác. Thực hiện công văn 07/QĐ-TTYT ngày 10/4/2013 của Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP Trung ương về việc triển khai "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP" từ ngày 15/4/2013 đến ngày 15/5/2013 với chủ đề "Sản xuất - Kinh doanh - Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm". Công tác tuyên truyền được diễn ra ở các chợ, quán ăn đường phố, các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khi đi tìm hiểu về công tác tuyên truyền tại chợ Diêm Điền, chợ Gú, người tiêu dùng cho biết, công tác tuyên truyền hàng năm tại các chợ rất ít, chủ yếu thực hiện vào những tháng hành động vì chất lượng VSATTP, và công tác tuyên truyền mang tính hời hợt, không đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy.
Qua những phân tích về thực trạng tổ chức, thực hiện QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện Thái Thụy ở chương 2, có thể thấy công tác tổ chức, thực hiện QLNN về VSATTP trên địa bàn huyện như sau:
Nhận thức của người trực tiếp sản xuât, chế biến kinh doanh thực phẩm về VSATTP còn thấp. Đối với những người làm trực tiếp trong cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm bao gồm những người chủ các cơ sở chế biến, hay các công nhân trong các cơ sở này câu hỏi về tầm quan trọng của việc vệ sinh trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm hầu hết đều thống nhất với quan điểm VSATTP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Điều này cho thấy đa số họ đều ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, khi được hỏi “Anh/ Chị có biết cách nào để thực phẩm được an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản hay không”, thì chỉ có 60% trong số đó trả lời là “có”, 40% còn lại vẫn còn nghi ngờ về câu trả lời của mình do không biết chính xác như thế nào mới đảm bảo đúng VSATTP.
Công tác QLNN về VSATTP, các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề